Trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cha mẹ cần biết
Nội Dung Bài Viết
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan tương đối nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời nguy cơ cao dẫn đến viêm cơ tim, viêm cầu thận,…Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết lạnh, hệ hô hấp của trẻ còn yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm amidan
Viêm amidan là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trường hợp trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này tương đối nguy hiểm. Do hệ hô hấp lúc này của trẻ còn rất yếu, có thể bị các dị nguyên bên ngoài tác động gây suy giảm miễn dịch. Nếu không phát hiện kịp thời nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm amidan có thể do những yếu tố dưới đây:
1. Tác động của virus
Amidan của trẻ bị viêm có thể do virus tấn công, một số dạng phổ biến như:
- Virus cảm lạnh: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm amidan ở trẻ sơ sinh. Virus cúm, rhinovirus, adenovirus, coronavirus,…là một số bộ virus phổ biến, kết hợp tạo gây nên viêm amidan.
- Vi khuẩn streptococcus nhóm A: Trẻ sơ sinh bị viêm amidan do nhiễm vi khuẩn chiếm đến 30%. Đặc biệt là vi khuẩn streptococcus nhóm A là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này.
- Các loại vi khuẩn khác: Những loại phổ biến như mycoplasma pneumoniae, chlamydia, streptococcus,… Ngoài ra còn có vi khuẩn ho gà, giang mai, fusobacterium, vi khuẩn lậu cũng là tác nhân khiến amidan của trẻ sơ sinh bị viêm.
Amidan vốn là một “cánh cửa” bảo vệ vòm họng trẻ khỏi các tác nhân gây hại xâm nhập. Tuy nhiên, khi phải hứng chịu và đối phó với nhiều loại vi khuẩn, amidan dễ bị viêm nhiễm khiến trẻ vô cùng khó chịu. Tình trạng này ở trẻ sơ sinh không nên xem thường và cần được phát hiện, điều trị sớm.
2. Thay đổi thời tiết
Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi chuyển lạnh, trời hanh khô là điều kiện thuận lợi cho những dị nguyên có cơ hội gây hại cho trẻ sơ sinh. Vào thời gian này, trẻ rất hay nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
3. Vệ sinh kém
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm amidan còn do thói quen hay ngậm tay, ngậm đồ vật của trẻ. Bên cạnh đó, nếu mẹ không chú ý đến vệ sinh răng mẹ cho bé thường xuyên cũng khiến vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể trẻ bất cứ lúc nào.
Amidan bị sưng tấy do một lượng lớn vi khuẩn tấn công, làm cho nó “trở tay không kịp”, không phản kháng lại được hết dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.
4. Một số yếu tố liên quan
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan còn có thể do:
- Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức, không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời dễ bị các tác nhân bên ngoài gây hại, do hệ miễn dịch yếu kém. Đặc biệt, chỉ cần virus, vi khuẩn tấn công là trẻ sẽ bị nhiễm bệnh hơn so với những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
- Amidan của trẻ sơ sinh có nhiều ngóc ngách, đây là nơi mà vi khuẩn có thể sinh sôi nếu mẹ không thường xuyên giúp con vệ sinh.
- Vô tình để trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh như viêm xoang, cảm cúm,…cũng làm nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm amidan cao hơn.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm amidan
Mẹ nên quan sát những thay đổi ở trẻ, khi thấy một trong số những dấu hiệu sau tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để được điều trị sớm:
- Đau họng
Trong giai đoạn đầu khi trẻ khởi phát bệnh viêm amidan sẽ có những biểu hiện như: đau họng, khó khăn trong việc bú, uống nước hoặc nước nước bọt. Điều này khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
- Bất thường trong tiếng khóc
Có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi trọng tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Khi bị viêm, tiếng khóc của trẻ thường khan hơn so với lúc bình thường, thậm chí có trường hợp khóc không ra tiếng, như có gì đó cản ở cổ họng trẻ.
- Cổ họng sưng đỏ
Nếu quan sát thấy cổ họng trẻ vị trí amidan có vết đỏ, hay đôi khi trắng hoặc vàng là trẻ đang gặp vấn đề. Trường hợp trẻ bị viêm amidan do virus còn xuất hiện những nốt phỏng quanh khu vực vòm họng, mẹ có thể kiểm tra khi bé mở miệng ra.
Lúc này mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện để được điều trị, bởi những nốt phỏng có thể vỡ ra gây lở loét, đau đớn khiến trẻ quấy khóc, khó chịu.
- Ho nhiều
Do bị kích thích ở cổ họng, trẻ sẽ ho nhiều hơn, điều này lại khiến trẻ bị đau. Bên cạnh đó, hơi thở của trẻ lúc này cũng hôi hơn bình thường dù mẹ đã vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Thường xuyên chảy nước dãi
Trẻ khó khăn trong việc nuốt khi amidan gặp vấn đề khiến cho nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nước bọt tích tụ trong miệng nhưng trẻ không nuốt được dẫn đến tình trạng chảy nước dãi thường xuyên.
- Đau tai
Viêm amidan ở trẻ sơ sinh có thể lay lan sang vùng sau tai bất cứ lúc nào. Khi trẻ ho và nuốt, vị trí này sẽ bị đau nhức, đặc biệt khi mẹ tác động vào qua việc ngoáy tai, chạm nhẹ trẻ cũng có thể òa khóc.
- Sốt
Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao trước sự tác động của mầm bệnh. Viêm amidan ở trẻ sơ sinh có thể khiến bé sốt cao trên 39 độ C, đây là cơ chế mà cơ thể tự điều chỉnh để chống lại tình trạng nhiễm trùng.
- Hạch bạch huyết bị sưng
Nhiễm trùng amidan có thể dẫn đến tình trạng sưng hạch bạch huyết, do amidan được xem là một phần của hệ này. Trẻ sơ sinh sẽ bị sưng ở khu vực cổ và hàm.
- Phát ban
Đây là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi bị viêm amidan. Khi bị vi khuẩn streptococcus nhóm A xâm nhập, độc tố trong cơ thể trẻ bị kích thích dẫn đến tình trạng hình thành ban đỏ ở mặt, cổ, vùng lưng, bụng,…đôi khi còn gây nên những vết loét khiến trẻ đau đớn.
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan tương đối nguy hiểm. Khi trẻ mắc căn bệnh này cần được điều trị sớm tránh biến chứng sang các bộ phận khác nghiêm trọng hơn.
Khi amidan bị viêm có mủ, dịch bất thường, vi khuẩn sẽ có có hội lây lan sang khu vực tai, mũi, họng khiến trẻ rơi vào trạng thái áp xe, viêm xoang, mũi, thanh quản,…cực kỳ nguy hiểm. Hệ hô hấp, tim, khớp, thận,…cũng dễ bị ảnh hưởng nếu biến chứng phát sinh từ viêm amidan.
Do đó, việc đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm khi bệnh chớm hình thành sẽ giúp cải thiện tốt hơn sức khỏe cho trẻ. Một số kiểm tra sẽ được bác sĩ tiến hành để xác định mức độ viêm ở trẻ sơ sinh như:
- Kiểm tra cổ họng: Bác sĩ dùng que đè lưỡi trẻ để quan sát cổ họng. Việc này có thể giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng hiện tại của trẻ.
- Kiểm tra mô xung quanh: Bác sĩ dùng tay để sờ vào các mô để xác định mức độ sưng ở vùng da quanh cổ và hàm. Bởi vì giai đoạn viêm amidan có nhiễm trùng sẽ kéo theo hiện tượng viêm hạch bạch huyết.
- Kiểm tra tai – mũi: Nhiễm trùng thứ cấp có thể hình thành do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua tai và mũi của trẻ sơ sinh.
- Sinh thiết bệnh phẩm: Bác sĩ lấy một ít chất lỏng từ amidan thông qua gạc y tế, rồi gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh từ virus hay vi khuẩn nào.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm tổng phân tích để xác định có lympho xuất hiện cùng với các triệu chứng liên quan hay không, nếu có thì có thể kết luận trẻ sơ sinh bị viêm amidan.
Thông qua những kiểm tra cơ bản trên đây, bác sĩ sẽ xác định được mức độ viêm amidan và có hướng điều trị thích hợp cho mỗi trẻ.
Điều trị viêm amidan ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Điều trị viêm amidan ở trẻ sơ sinh sẽ phức tạp hơn so với các trường hợp khác do cơ thể trẻ lúc này còn yếu và nhạy cảm. Việc đưa trẻ đi khám khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh là vô cùng cần thiết.
Sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh của trẻ tốt hơn. Song song với đó, các mẹ có thể thực hiện một số cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm amidan bằng phương pháp sau đây:
1. Chăm sóc tại nhà
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan giai đoạn nhẹ, mẹ có thể đẩy lùi được bệnh bằng cách chăm sóc tại nhà theo những chỉ dẫn của bác sĩ:
- Bổ sung chất lỏng:
Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu trẻ đã cai sữa nên bổ sung cho trẻ nước và những món ăn dặm nhiều nước như cháo hay súp.
Việc này có tác dụng giúp cơ thể trẻ đủ ẩm, đồng thời giúp rửa trôi những vi khuẩn bám vào amidan, giúp giảm kích ứng ở trẻ. Không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì lạnh, quá nóng, đặc biệt là đồ ngọt có thể khiến viêm amidan nặng hơn.
- Cho trẻ sơ sinh nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể trẻ sơ sinh giảm kích thích do viêm amidan gây ra. Đặc biệt là khi trẻ khởi phát sốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí hanh khô tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giữ ẩm trong không khí, hạn chế sự kích thích của không khí đến amidan đang bị đau.
Độ ẩm phù hợp còn góp phần cải thiện chứng viêm amidan ở trẻ sơ sinh. Nếu không sử dụng máy, mẹ nên đặt bé nằm ở nơi thoáng mát, tránh khu vực có luồng không khí khô.
2. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có thể phục hồi tốt nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách.
- Sử dụng thuốc
Trường hợp sau một thời gian chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ không khắc phục được triệu chứng, việc sử dụng thuốc sẽ được áp dụng.
Trẻ sơ sinh được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen theo từng mức độ viêm và tuyệt đối chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh cần thận trọng nếu không muốn trẻ gặp phải những hệ lụy nghiêm trọng do tác dụng phụ của thuốc.
- Phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt amidan chỉ được chỉ định cho trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm nặng, có hiện tượng nhiễm trùng. Biện pháp này được cân nhắc thực hiện vào những trường hợp cấp thiết nhất như viêm amidan đã ảnh hưởng đến việc ăn, thở và ngủ của trẻ.
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng viêm tái phát nhiều lần ở trẻ sơ sinh. Sau khi thực hiện phẫu thuật, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ để đảm bảo không xảy ra những biến chứng hậu phẫu.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau đó cũng vô cùng quan trọng, mẹ cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của người có chuyên môn.
Phòng tránh viêm amidan cho trẻ sơ sinh
Phòng tránh viêm amidan cho trẻ sơ sinh ngay từ giai đoạn đầu là việc mà bố mẹ nên làm cho trẻ. Giai đoạn này cơ thể trẻ nhạy cảm với hầu như toàn bộ những kích thích không lành mạnh từ bên ngoài.
Chính vì thế, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm amidan:
- Tạo một không gian sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ, tránh bụi bẩn gây hại đến cơ thể trẻ.
- Không nên đưa trẻ ra ngoài vào những ngày trời nhiều gió, chú ý giữ ấm cho trẻ vào những ngày trời chuyển lạnh, đặc biệt vào thời gian giao mùa cơ thể trẻ thường hay nhiễm bệnh.
- Đồ dùng, đồ chơi, bình sữa,…những vật tiếp xúc trực tiếp với trẻ cần được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, hạn chế cho trẻ ngậm tay, ngậm đồ vật để tránh vi khuẩn xâm nhập cổ họng.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng.
- Không nên để trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
Những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cần biết trên đây hy vọng đã giúp ích được cho các bậc phụ huynh. Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn cần được chăm sóc cẩn thận nhất để trẻ có cơ thể khỏe mạnh mãi về sau. Chính vì thế, nếu thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa con đi khám ngay để có biện pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!