Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Các loại lá tắm trị chàm sữa cho trẻ và lưu ý khi dùng

Cách trị chàm bằng lá muồng trâu giảm hẳn sau 1 tuần

Áp dụng cách trị chàm bằng lá muồng trâu, các triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát,… của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải áp dụng đúng cách, tránh các biến chứng nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra.

trị chàm bằng lá muồng trâu
Trị chàm bằng lá muồng trâu – Phương pháp được nhiều người áp dụng.

Tác dụng trị chàm của lá muồng trâu

Lá muồng trâu là thảo dược tự nhiên được rất nhiều người áp dụng để hỗ trợ chữa trị bệnh chàm ở cơ thể con người. Loại lá này có tác dụng rất mạnh, có tính bào mòn, giúp giải độc, tiêu viêm do bệnh chàm gây ra. Đặc biệt, các thành phần trong lá muồng trâu còn giúp ngăn ngừa tình trạng chảy dịch vàng, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh chàm chuyển giai đoạn nổi mụn nước sang bong vảy.

Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy, với bệnh chàm, lá muồng trâu có tác dụng vượt trội hơn lá trầu không. Đây là loại lá được sử dụng để kích mầm bệnh ẩn, giúp bệnh chàm được kiểm soát dễ dàng hơn. Với những bệnh nhân mắc bệnh chàm, người bệnh có thể sử dụng lá muồng trâu để đẩy nhanh việc điều trị bệnh và giảm mạnh chu kỳ tái phát của căn bệnh này.

trị chàm bằng lá muồng trâu
Các triệu chứng của bệnh chàm nhanh chóng được cải thiện nhờ lá muồng trâu.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá muồng trâu có chứa lượng lớn các chất như vitamin C, cellulose, lipit, protein, antharaquinones, flavonoid, acide chrysophanique, ethanol,… Đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn cao, giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh chàm. Một số vị trí mà con người thường xuyên xuất hiện chàm nhất là tay, chân, môi, bộ phận sinh dục, háng, mông,… Tùy thuộc vào từng vị trí mắc bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa khác nhau.

Cách trị chàm bằng lá muồng trâu hiệu quả

Trị chàm bằng lá muồng trâu là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Bệnh chàm rất khó nhận biết các triệu chứng gây bệnh bởi bệnh lý này tiến triển theo thời gian. Đồng thời, bệnh chàm rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ nếu người bệnh không áp dụng đúng phương pháp chữa trị bệnh kịp thời. Dưới đây là cách trị chàm bằng lá muồng trâu phổ biến nhất hiện nay.

1. Đắp cả bã lá muồng trâu và bó lại

Phương pháp chữa trị này thường áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh chàm ở vùng tay với kích thước chàm to cỡ 3 – 5 cm. Mỗi ngày, người bệnh thực hiện 2 lần và áp dụng liên tục trong khoảng 1 – 4 tuần để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 2 lá muồng trâu. Sau đó, tiến hành rửa sạch và ngâm chung với nước muối.
  • Sử dụng lá muồng trâu giã nát và dùng gạc y tế để băng bó vùng da bị chàm.
  • Khoảng 20 phút sau, bạn tiến hành rửa sạch vùng da bị ngứa ngáy bằng nước muối và tiến hành lau khô cho sạch.

2. Nước cốt lá muồng trâu

Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân bị chàm ở vành tai, mặt, quanh miệng. Đồng thời, những vết chàm to nhỏ, không đều nhau. Mỗi ngày, người bệnh nên thực hiện khoảng 3 – 5 lần để cải thiện triệu chứng bệnh. Đồng thời, bệnh nhân nên thực hiện liên tục trong 1 – 2 tuần để bệnh chàm nhanh chóng khỏi.

trị chàm bằng lá muồng trâu
Nước cốt lá muồng trâu giúp kiểm soát bệnh chàm hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Trước hết, bạn cần phải chuẩn bị lá muồng trâu, rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút.
  • Tiếp đến, bạn đem nguyên liệu này giã nát và vắt lấy nước cốt.
  • Tiến hành rửa sạch vùng da bị chàm và lau khô.
  • Sau đó, bạn bôi nước cốt lá muồng trâu lên da khoảng 20 phút thì rửa sạch.

3. Kích mầm bệnh ẩn bằng lá muồng trâu và trái bồ kết

Với những trường hợp nam giới bị chàm bìu, chàm vùng kín, chàm sinh dục, bạn có thể áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, các bạn đã sử dụng thuốc tây hoặc cách chữa trị bệnh từ dân gian nhưng bệnh không khỏi thì có thể sử dụng cách chữa trị này.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 3 nắm lá muồng trâu cùng với 10 trái bồ kết. Người bệnh nên lựa lá muồng trâu non để tránh bị nóng rát da. Trái bồ kết cắt nhỏ ra để nấu cho ra tinh dầu.
  • Sau đó cho nguyên liệu này vào nấu cùng với 3 lít nước trong khoảng 20 phút
  • Đổ nước ra thau và hòa chung với 3 lít nước lạnh để nước bớt nóng.
  • Sử dụng nước này ngâm mình trong khoảng 15 phút
  • Với phương pháp này, người bệnh thực hiện đều đặn trong khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý khi trị chàm bằng lá muồng trâu

Cách trị chàm bằng lá muồng trâu được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu người bệnh bị chàm ở vùng mặt, ngực, lưng, bắp tay chỉ cần dùng phương pháp chữa trị này trong 2 – 4 tuần, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng biến mất. Chàm ở vùng bàn tay, ngón tay có thể khỏi trong 2 – 3 tuần nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh chàm nặng thì khoảng 6 – 7 tuần, bệnh mới khỏi. Riêng chàm ở vùng mông, vùng kín, háng thì khoảng 4 – 8 tuần bệnh mới dứt hẳn.

trị chàm bằng lá muồng trâu
Chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm.

Để sớm điều trị bệnh chàm, người bệnh nên kết hợp giữa 2 phương pháp ngâm lá muồng trâu với bồ kết và bôi nước cốt. Song song với việc chữa trị bệnh, bệnh nhân mắc bệnh chàm cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Vệ sinh vùng da mắc bệnh chàm sạch sẽ, không được sử dụng các hóa chất gây ảnh hưởng, kích ứng da.
  • Không được sử dụng thuốc uống, thuốc thoa trên bề mặt da mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu. Với những loại thức ăn gây kích thích ngứa da, bạn nên hạn chế sử dụng như hải sản, trứng gà, đậu phộng,…
  • Không nên dùng tay gãi ngứa vì khiến vùng da bị chàm tổn thương nặng hơn. Da bị chảy máu sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công khiến da bị loét, viêm nhiễm.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng độ ẩm cho làn da
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… khiến việc điều trị bệnh gặp khó khăn
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ và nơi ở thoáng mát, tránh tiếp xúc với các hóa chất gây tổn thương da
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh cọ xát lên vùng da bị chàm

Hy vọng cách trị chàm bằng lá muồng trâu vừa được chia sẻ sẽ giúp người bệnh có thể cải thiện căn bệnh này. Đây chỉ là phương pháp tạm thời, để chữa trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, vệ sinh da sạch sẽ để bệnh nhanh chóng phục hồi.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đàn hương được ứng dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp

6+ cách trị bệnh chàm theo dân gian, đơn giản tại nhà

Chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm, đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, bong vảy, dày sừng, nứt...

3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)

Sử dụng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần...

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh viêm da mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Sau khi đã được điều trị, bệnh vẫn có thể tái...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn