Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa theo Đông y và các bài thuốc điều trị

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

5 Cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm quanh nhà

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Mách bạn cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt cực hay

Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Thế nào đúng cách?

Sữa tỏi và công dụng chữa đau thần kinh tọa ít ai biết

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Chườm lạnh, tập vật lý trị liệu, áp dụng một số bài thuốc nam, bấm huyệt,…là các cách chữa trị đau dây thần kinh tọa người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Phù hợp đối với trường hợp bệnh nhẹ, khắc phục tại chỗ bằng các biện pháp bảo tồn, không tốn nhiều chi phí mà vẫn an toàn, hiệu quả.

Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Đau dây thần kinh tọa gây ra những cơn đau nhức lan từ vùng thắt lưng xuống hông, mông đến đùi và bắp chân, gây khó khăn cho người bệnh. Nếu không được điều trị nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là 7 cách chữa trị đau đây thần kinh tọa, người bệnh có thể tham khảo thực hiện tại nhà:

1. Chườm lạnh giảm đau dây thần kinh tọa

Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này để giảm đau dây thần kinh tọa tại chỗ. Chườm lạnh giúp xoa dịu tạm thời những cơn đau nhờ vào nhiệt độ thấp, ức chế quá trình sưng viêm của xương khớp, giảm sức ép cho dây thần kinh, ngăn cơn đau lan ra các vùng khác.

Các cách chườm lạnh thông thường:

  • Cách 1: Nhúng khăn sạch vào đá lạnh, vắt ráo nước sau đó chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Thực hiện đến khi nước đá hết lạnh, khoảng 15 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Cách 2: Sử dụng túi chườm chuyên dụng. Người bệnh chỉ cần đổ nước đá lạnh vào bên trong, sau đó chườm lên khu vực bị đau. Mỗi ngày thực hiện đều đặn khoảng 15 phút bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Cách 3: Bỏ một cục đá lạnh vào trong một chiếc khăn sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau nhức tương tự như hai cách trên. Tuy nhiên, cách này bệnh nhân nên ngồi ở nơi sạch sẽ để tránh nước đá tan, làm ướt người và nền nhà.

Lưu ý:

  • Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da có thể khiến da bị kích ứng, bỏng nhiệt.
  • Chườm đá lạnh từ khu vực thắt lưng, sau đó chườm lan rộng ra theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Không thực hiện quá 20 phút, mỗi lần chườm đá lạnh nên cách nhau từ 2 đến 3 tiếng.

2. Bấm huyệt điều trị đau dây thần kinh tọa

Bấm huyệt là biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa theo Y học cổ truyền. Người bệnh có thể dùng ngón tay di lên các huyệt vị giúp giảm đau tức thời tại một số vùng trên cơ thể.

Bấm huyệt điều trị đau dây thần kinh tọa
Bấm huyệt điều trị đau dây thần kinh tọa

Đồng thời, thực hiện phương pháp này còn giúp lưu thông máu, giảm áp lực cho các góc rễ thần kinh, cải thiện nhanh tình trạng đau nhức cho bệnh nhân. Người bệnh thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm sấp lên mặt phẳng êm, cần một người trợ giúp xoa bóp dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng xuống tới mông, đùi và chân.
  • Bước 2: Day miết nhẹ các khối cơ ở vùng bị đau bằng cách sử dụng 3 đầu ngón tay. Động tác này sẽ giúp giãn gân, cơ, giúp các khối cơ cứng ép dây thần kinh mềm ra, giảm áp lực cho dây thần kinh tọa.
  • Bước 3: Người trợ giúp sẽ nắm chắc hai bàn tay sau đó dùng các khớp tiến hành lăn lên khu vực bị đau của người bệnh.
  • Bước 4: Người trợ giúp khép ngón tay, úp lòng bàn tay lên khối cơ dọc theo dây thần kinh tọa, nắn bóp nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, làm dịu cơn đau, giúp máu đi đến khu vực vùng bị thương để chữa lành.
  • Bước 5: Sau cùng, người trợ giúp sẽ thực hiện động tác ấn vào một số huyệt vị giúp giảm đau dây thần kinh tọa như huyệt thận du, ủy trung, thừa sơn, đại trường du,…Lực ấn vừa phải, không ấn quá mạnh dễ gây tổn thương.

3. Chữa trị đau dây thần kinh tọa bằng chỉnh sửa tư thế ngủ

Nằm ngủ đúng tư thế cũng là cách giúp người bệnh đau dây thần kinh tọa giảm tình trạng nhức mỏi hiệu quả. Ngoài sử dụng thuốc giảm đau, việc điều chỉnh tư thế đóng vai trò quan trọng nếu muốn khắc phục được căn bệnh này.

Nhằm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên giữ tư thế ngủ không chèn ép hay tạo áp lực thêm cho dây thần kinh tọa:

  • Nằm ngửa: Tư thế giúp duy trì hình dáng tự nhiên của cột sống, thư giãn được toàn bộ cơ thể, trong đó có dây thần kinh tọa. Trước khi đi ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối mềm để kê đầu gối, việc này sẽ giúp dây thần kinh không bị kéo căng, bạn cũng ngủ ngon giấc hơn.
  • Nằm nghiêng: Người bệnh có thể nằm nghiêng sang bên không bị đau, hai chân kẹp một chiếc gối mỏng để nâng đỡ phần chân bị đau. Nằm sao cho thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, giường ngủ của người bệnh đau dây thần kinh tọa cũng nên được chăm chút cẩn thận. Nên chọn nệm loại có độ cứng vừa phải, không quá mềm, không quá cứng để đảm bảo xương khớp được nghỉ ngơi thoải mái.

Không gian ngủ cần được yên tĩnh, hạn chế ồn ào, nên lựa chọn nơi thoáng mát để người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn, giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

4. Tắm nước ấm chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà

Ngoài biện pháp tận dụng nước đá lạnh để giảm đau thì nước ấm cũng giúp người bệnh bớt khó chịu hiệu quả. Đặc biệt, hơi nóng của nước sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng co thắt các cơ, thư giãn cơ thể, giảm áp lực của đĩa đệm lên các dây thần kinh.

Nhiệt độ nước ấm thích hợp để tắm là từ 30 độ C – 40 độ C. Người bệnh có thể tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một chút tinh dầu vào trong nước, kết hợp massage nhẹ nhàng để cơ thể được thả lỏng, giảm đau hiệu quả hơn.

Bên cạnh tắm, người bệnh cũng có thể thay bằng biện pháp chườm nóng trực tiếp lên vị trí đau, sử dụng túi chườm chuyên dụng, tránh nước quá nóng có thể gây bỏng da nguy hiểm.

5. Châm cứu chữa trị đau dây thần kinh tọa

Phương pháp châm cứu tác động lên huyệt vị giống như bấm huyệt nhưng hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn. Kim châm vào các vị trí bị đau giúp điều dẫn máu huyết tốt hơn, đặc biệt là đưa máu đến khu vực bị đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

Châm cứu chữa trị đau dây thần kinh tọa
Châm cứu chữa trị đau dây thần kinh tọa

Châm cứu được giới Y học cổ truyền áp dụng điều trị cho trường hợp gặp vấn đề về xương khớp, khắc phục nhanh những triệu chứng đau nhức mà không xâm lấn đến cơ thể người bệnh như một số biện pháp khác. 

Một số huyệt đạo được tác động như huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, thừa phù,…Thông thường, biện pháp này được áp dụng nếu bệnh nhân bị đau ở huyệt chân, thời gian lưu kim khoảng 20 phút, lúc này bệnh nhân có cảm giác căng tức.

Liệu trình điều trị sẽ kéo dài tùy theo từng trường hợp bệnh lý, có thể từ 1 – 2 tuần, mỗi đợt trị liệu cần cách nhau 5 ngày để cơ thể có thời gian nghỉ.

Tuy nhiên, nên để người có chuyên môn thực hiện, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng kim châm có thể gây ra những trường hợp đáng tiếc như châm nhầm mạch, nguy hiểm có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong.

6. Bài tập vận động chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà

Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản tại nhà để giảm đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là một số động tác bạn có thể thực hiện:

Động tác 1: 

  • Người bệnh thực hiện tự thể nằm thả lỏng người trên mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng. 
  • Tiến hành co chân trái lên, vắt chéo sang chân phải, giống như tư thế ngồi gác chân trái lên chân phải nhưng ở tư thế nằm.
  • Lấy hai tay giữ đùi phải kéo về phía ngực.
  • Giữ tư thế trong 30 giây sau đó đổi chân, thực hiện động tác trong 10 phút.

Động tác 2: 

  • Người bệnh đứng thẳng, sát vào chân cầu thang sao đó tiến hành nhấc chân lên bậc thang đầu tiên.
  • Người vươn ra phía trước và giữ khoảng 30 giây, hít thở sâu, cột sống thẳng.
  • Sau đó trở về tư thế ban đầu, thực hiện sang chân tiếp theo, mỗi bên 3 lần.

7. Sử dụng thảo dược chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà

Các loại thảo dược dân gian giúp giảm đau an toàn, người bệnh có thể an tâm thực hiện. Bên cạnh đó còn giảm được chi phí điều trị, cơ thể được bồi bổ hiệu quả, một số loại được sử dụng phổ biến như:

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng hỗ trợ đau nhức xương khớp, đặc biệt điều trị một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, gai cột sống hay đau dây thần kinh tọa,…Có thể tận dụng cả gốc, rễ, lá của loại cây này để làm thuốc chữa bệnh.

Lá lốt có tính ấm, cay, nồng, là loại thảo dược quý giúp kích thích máu huyết lưu thông đến khu vực bị đau, phục hồi những tổn thương do dây thần kinh bị chèn ép gây ra.

Y học hiện đại cũng đã có nghiên cứu và chỉ ra rằng, lá lốt chứa flavonoid – chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các mô khỏe mạnh trong hệ thống dây thần kinh tọa, giảm tình trạng viêm và sưng hiệu quả.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt
Chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt

Bên cạnh đó, lá lốt sẽ cung cấp cho cơ thể hoạt chất alcaloid, ức chế lại hiện tượng đau nhức, giúp người bệnh cải thiện đau dây thần kinh tọa. Một số bài thuốc từ lá lốt phổ biến như:

Cách 1: Uống thuốc lá lốt

  • Người bệnh sử dụng 5g lá lốt tươi, rửa sạch.
  • Cho vào ấm sắc với 400ml đến khi nước cạn còn 200ml thì dừng lại.
  • Chia phần thuốc thu được thành 2 phần, dùng trong ngày khi thuốc còn ấm.
  • Thực hiện kiên trì một thời gian sẽ thấy chứng đau nhức cải thiện rõ rệt.

Cách 2: Chườm lá lốt và muối hột

  • Sử dụng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch sau đó thái nhỏ.
  • Cho vào chảo nóng với một ít muối hột. 
  • Sao nóng hỗn hợp rồi đổ ra một chiếc khăn sạch.
  • Đợi cho phần thuốc bớt nóng rồi từ từ chườm lên vùng bị đau.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần đến khi thấy giảm cơn đau.

Cách 3: Massage bằng rượu lá lốt

  • Sử dụng rễ lá lốt khoảng 200g rửa sạch, sao vàng khử thổ.
  • Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy, đổ 1,5 lít rượu trắng vào ngâm trong vòng 1 tháng.
  • Sau thời gian đó, khi sử dụng chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ, massage lên vùng bị đau nhẹ nhàng.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, một thời gian sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện đáng kể.

Sử dụng cây cỏ xước trị đau dây thần kinh tọa

Cây cỏ xước hay ngưu tất nam là thảo dược thiên nhiên, mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta, đặc biệt là nơi đất trống, dọc đường đi. 

Trong cây cỏ xước có chứa một lượng vitamin C và khoáng chất giúp cơ thể giảm đau xương khớp an toàn, không những thế còn giúp mạnh gân, tăng lưu thông máu. Có thể tận dụng được cả thân, gốc rễ của cây cỏ xước.

Sử dụng cây cỏ xước trị đau dây thần kinh tọa
Sử dụng cây cỏ xước trị đau dây thần kinh tọa

Bên cạnh đó, công dụng vượt bậc của loại cây này là giúp điều trị các bệnh lý liên quan khác như rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, thoát vị đĩa đệm, viêm gan, thận hoặc đau dây thần kinh tọa,…

Chính nhờ công dụng tuyệt vời này, nhiều người bệnh đã tìm kiếm và sử dụng cây cỏ xước để chữa bệnh tại nhà. Cách sử dụng như sau:

  • Dùng 300g cỏ xước, rửa sạch rồi cắt thành khúc, phơi khô.
  • Mỗi lần sử dụng, lấy dược liệu khô nấu với 1 lít nước, sôi trong 15 phút.
  • Sử dụng nước thuốc mỗi ngày, chia thành nhiều lần uống.
  • Thực hiện liên tục trong 7 ngày các triệu chứng đau dây thần kinh tọa sẽ dần dần cải thiện.

Chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà bằng rau má

Rau má không chỉ là loại rau quen thuộc trong nhiều bữa ăn mà nó còn là dược liệu có công dụng thanh nhiệt và tiêu độc tốt cho cơ thể. Người bị đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng loại rau này để điều trị bệnh tại nhà, hiệu quả và rất an toàn.

Người bệnh có thể sử dụng bằng cách xay nước rau má uống hàng ngày hoặc dùng để nấu canh, sắc nước uống thay trà.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, không nên lạm dụng quá nhiều loại rau này. Hãy thay đổi bằng các loại rau xanh khác để cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất khác nhau, có ích trong quá trình phục hồi cơ thể.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu

Ngải cứu là một thảo dược thiên nhiên mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn điều trị đau dây thần kinh tọa. Loại cây này rất dễ tìm, người bệnh có thể tiết kiệm được chi phí điều trị mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Cây ngải cứu chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ lưu thông máu đến vị trí đau dây thần kinh tọa, giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng do bệnh gây ra.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Cho ngải cứu vào chảo nóng sao với một ít muối biển.
  • Đến khi thấy ngải cứu héo lại thì đổ hỗn hợp ra một cái khăn sạch, để nguội bớt rồi chườm lên vùng bị đau trong 30 phút,
  • Mỗi ngày có thể thực hiện 2 đến 3 lần đến khi thấy hết đau.

Ngoài các loại thảo dược thiên nhiên kể trên, người bệnh có thể sử dụng sâm ngọc linh, tỏi, dứa,…để điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa tại nhà. 

Một số lưu ý khi chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà

Các cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà kể trên có thể giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng đau nhức, giúp máu huyết lưu thông, hạn chế xơ cứng xương khớp,…Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ thích hợp đối với trường hợp đau nhẹ, trường hợp nặng cần có sự can thiệp chuyên sâu của Y học hiện đại.

Một số lưu ý khi chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà
Một số lưu ý khi chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà

Người bệnh trong quá trình điều trị tại nhà nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các biện pháp trên cho hiệu quả có thể chậm hơn so với thuốc tân dược và các biện pháp điều trị xâm lấn khác. Người bệnh cần kiên trì thực hiện.
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian với thuốc tân dược nếu không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, tránh gây tác dụng phụ không muốn.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để việc trị bệnh diễn ra thuận lợi.
  • Nếu thấy tình trạng đau nhức không cải thiện, bệnh nhân nên đến kiểm tra y tế để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

Trên đây là các cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp thăm khám y tế để xác định tình trạng và có hướng khắc phục phù hợp.

Cùng chuyên mục

5 Cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm quanh nhà

Lá lốt, cỏ xước, ngải cứu, gừng,... là các cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm, độ an toàn cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, các...

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không?

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không? là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Hiện nay bộ môn yoga cũng đang được rất nhiều người lựa...

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất? Đây là thắc mắc của không ít bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Bởi vì, ngoài...

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau dây thần kinh toạ là tình trạng xuất hiện các cơn đau khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của người...

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông to) là hội chứng thần kinh thường gặp ở nam giới từ 30 - 60 tuổi. Hội chứng này đặc trưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn