Bổ sung collagen giúp xóa mờ vết rạn da nhanh chóng
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, phương pháp điều trị rạn da bằng collagen đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người thắc mắc rằng liệu cách làm này có thực sự hiệu quả?
Phương pháp điều trị rạn da bằng collagen là gì?
Collagen là một loại protein đặc biệt quan trọng, chiếm đến 25% tổng số lượng protein bên trong cơ thể, được tìm thấy tại các mô xương, cơ, gân, da, móng, tóc, mạch máu, xương khớp, dây thần, hệ tiêu hóa…
Những sợi liên kết này là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc làn da với tỷ lệ 70%. Chúng phân bố tập trung ở lớp hạ bì và đảm nhận các vai trò như:
- Duy trì cấu trúc tế bào
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
- Kết nối các mô cơ để hình thành hệ thống liên kết có khả năng nâng đỡ làn da và toàn bộ cơ thể
- Tăng cường mức độ đàn hồi – săn chắc
- Ngăn ngừa chảy xệ
- Phòng chống quá trình lão hóa
Tuy nhiên, theo thời gian, mỗi năm, cơ thể chúng ta bị mất đi khoảng 1 – 1.5% số lượng collagen. Vì vậy, khi quá trình lão hóa xảy ra, những người trung niên, lớn tuổi không thể sản sinh đủ lượng collagen cần thiết. Lúc này, làn da bắt đầu mất dần độ linh hoạt, đàn hồi vốn có. Các nếp nhăn, vết rạn, thâm nám, tàn nhang, chân chim… sẽ hình thành.
Hơn nữa, collagen tự nhiên rất dễ bị tổn thương hay đứt gãy nếu làn da buộc phải căng giãn quá mức khi chúng ta tăng cân, dậy thì, mang thai. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để những vết sẹo mới xuất hiện ở lớp dưới cùng, dẫn đến tình trạng rạn da.
Theo các chuyên gia, số lượng collagen ở các vết rạn thấp hơn hẳn ở những vùng da khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung collagen có thể giúp:
- Ổn định cấu trúc tế bào
- Nâng cao chất lượng các mô liên kết
- Cải thiện tình trạng làn da
- Làm mờ khiếm khuyết
- Chữa lành tổn thương
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào
Thế nhưng, collagen vốn không có sẵn trong tự nhiên. Thành phần này phải được cơ thể chuyển hóa từ những chất dinh dưỡng thiết yếu trong các loại thực phẩm mà chúng ta dung nạp hàng ngày. Hiện nay, tinh chất collagen đã được tổng hợp trong thuốc tiêm, viên uống, serum, huyết thanh và kem dưỡng.
Hướng dẫn xóa mờ vết rạn bằng collagen
Trên thực tế, cơ thể con người không thể tự tổng hợp collagen một cách dễ dàng. Theo thời gian, khi quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, chúng ta khó có thể tự sản sinh đầy đủ lượng collagen cần thiết để đáp ứng nhu cầu duy trì chức năng làn da. Do đó, bạn cần tăng cường bổ sung collagen từ bên ngoài thông qua ăn uống, dùng thuốc, bôi kem và tiêm đường tĩnh mạch.
Ưu điểm của việc uống thuốc, bôi kem và tiêm collagen đường tĩnh mạch là đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, hiệu quả của ba cách làm này không thực sự ổn định, bền vững bởi:
- Viên uống collagen có thể dễ dàng bị phân hủy trong môi trường axit của dạ dày.
- Serum, kem dưỡng chứa thành phần collagen tương đối an toàn, hiệu quả nhưng không thể thẩm thấu hoàn toàn vào làn da (vì cấu trúc phân tử collagen tương đối cồng kềnh) và chậm phát huy công dụng hơn hẳn so với thuốc tiêm và viên uống.
- Tiêm collagen đường tĩnh mạch có thể cải thiện tình trạng rạn da một cách nhanh chóng, rõ rệt nhưng cũng thường đi kèm một số biến chứng như: nhiễm trùng, đau rát, dị ứng, sốc phản vệ…
Khi lựa chọn một trong ba cách trị rạn da bằng collagen này, bạn hãy:
- Trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa về liều lượng collagen cần dung nạp mỗi ngày nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn
- Kiêng cữ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi bổ sung dưỡng chất này
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không uống hay tiêm collagen nếu chưa tham vấn y khoa
Để hỗ trợ xóa mờ vết rạn và đảm bảo an toàn sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kích thích quá trình sản xuất collagen bên trong cơ thể như:
- Lòng trắng trứng là nguồn protein (một loại axit amin quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen) tự nhiên vô cùng dồi dào.
- Cá là một trong những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là protein.
- Tỏi chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao. Đây là hoạt chất đóng vai trò thúc đẩy quá trình sản sinh và cản trở sự phân hủy collagen.
- Các loại đậu chứa nhiều đồng và axit amin. Đây đều hai thành phần thiết yếu đối với quá trình sản xuất collagen.
- Trái cây họ cam chanh rất giàu vitamin C (tiền chất của collagen). Nhờ đó, nhóm thực phẩm này có thể phòng chống quá trình oxy hóa và ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn hay đốm nâu trên bề mặt làn da.
Nhìn chung, phương pháp điều trị rạn da bằng collagen có thể nuôi dưỡng tế bào, xóa mờ vết rạn và cải thiện nhiều khiếm khuyết của làn da. Tuy nhiên, việc bổ sung collagen dưới dạng tổng hợp qua đường uống, tiêm, bôi có thể dẫn đến hiện tượng mẫn cảm, dị ứng cùng một số tác dụng phụ khác. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa kỹ lưỡng và thực sự cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!