Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Hành trình chiến thắng bệnh vảy nến 10 năm của người tài xế nghèo

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc & giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy ở bề mặt da,… sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể.

trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa
Vảy nến khiến làn da bị bong tróc vảy, sần sùi.

Dầu dừa – Bí quyết trị vảy nến hiệu quả

Từ lâu, trong dân gian, mọi người thường hay sử dụng dầu dừa để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da, nhất là bệnh vảy nến. Đây còn là giải pháp làm đẹp da được rất nhiều phụ nữ ưa chuộng. Dầu dừa có tác dụng như tinh chất dưỡng ẩm, giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong tróc da. Đồng thời giúp làn da trở nên mềm mại, bớt khô, cải thiện tình trạng sần sùi ở bề mặt da.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn chứa nhiều loại axit béo như axit oleic, axit palmitic, axit linoleic, axit laurix,… Những thành phần này có tác dụng bổ dung độ ẩm cần thiết cho da. Đặc biệt, các loại axit còn có khả năng giảm viêm, giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả. Dầu dừa còn có tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm rất tốt. Thành phần monoglycerides trong dầu dừa giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công da.

Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết, tế bào dư thừa trên da. Khi bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, các tế bào da bị bong tróc liên tục. Sử dụng dầu dừa là cách giúp bạn có thể kiểm soát được tình trạng này. Dầu dừa sẽ ngăn ngừa tế bào chết lan rộng ra các vùng da xung quanh gây bít lỗ chân lông, cải thiện làn da bị ngứa ngáy, khó chịu.

Một số nghiên cứu cho thấy, dầu dừa chính là giải pháp giúp bổ sung các enzyme. Từ đó, dầu dừa có thể loại bỏ các tế bào chết, đồng thời tái tạo các tế bào da mới, kiểm soát tình trạng da xuất hiện các vảy nến. Đây còn là giải pháp làm trắng, dưỡng ẩm, chăm sóc da được rất nhiều phụ nữ lựa chọn. Có thể nói, dầu dừa chính là “thần dược” hỗ trợ chữa trị bệnh vảy nến rất tốt.

Cách trị vảy nến bằng dầu dừa hiệu quả

Thực tế, hiện nay có rất nhiều người đã sử dụng dầu dừa để chữa trị bệnh vảy nến. Với những trường hợp vảy nến ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng tinh dầu dừa nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số cách trị vảy nến bằng dầu dừa hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.

1. Dầu dừa nguyên chất

trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa nguyên chất giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Trước hết, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh vảy nến bằng nước ấm.
  • Sau đó, bạn dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị vảy nến và tiến hành massage nhẹ nhàng.
  • Với phương pháp này, người bệnh nên thực hiện 3 lần/ngày và áp dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày.
  • Kiên trì thực hiện bôi dầu dừa thường xuyên, làn da bị vảy nến sẽ mềm mại, phục hồi nhanh chóng

2. Dầu dừa và dầu cây trà

Cách thực hiện như sau:

  • Đem cây trà rửa sạch và trộn với dầu dừa theo tỉ lệ 3:1
  • Sau đó, bạn đem hỗn hợp này hấp cách thủy, không được đun nóng trực tiếp.
  • Khi hỗn hợp này còn ấm, người bệnh bôi lên vùng da đang bị vảy nến.
  • Khoảng 30 phút sau, bạn tiến hành rửa sạch lại da.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh. Cây trà sẽ thúc đẩy hoạt động oxy hóa trên da, chống nấm và vi khuẩn hiệu quả.

3. Dầu dừa và lô hội

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lô hội gọt lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng
  • Trộn lô hội với dầu dừa theo tỉ lệ 3:2 để tạo thành một hỗn hợp
  • Sử dụng từng lát lô hội bôi trực tiếp lên làn da đang mắc bệnh vảy nến
  • Khoảng 30 phút sau, bạn rửa sạch vùng da đang mắc bệnh vảy nến
  • Với phương pháp này, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Lô hội giúp làm mềm da, mờ sẹo, ngăn ngừa bong tróc da hiệu quả.

4. Dầu dừa và giấm táo

trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa
Dùng giấm táo kết hợp với dầu dừa giúp cải thiện bệnh vảy nến.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem dầu dừa và giấm táo trộn với nhau theo tỉ lệ 2: 1
  • Sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
  • Khi da đã khô, bạn tiến hành rửa sạch da.
  • Người bệnh nên thực hiện khoảng 3 lần/ngày để cải thiện bệnh vảy nến. Giấm táo giúp cân bằng độ PH, giúp cải thiện tình trạng bong tróc, viêm nhiễm ở da.

5. Dầu dừa và tinh bột nghệ

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn dầu dừa và tinh bột nghệ theo tỉ lệ 4:1
  • Đem hỗn hợp hấp cách thủy và để nguội
  • Sau đó, thoa hỗn hợp vừa tạo được lên da trong khoảng 2 giờ
  • Khi da khô, người bệnh tiến hành rửa sạch hỗn hợp với nước.
  • Áp dụng cách chữa trị này trong khoảng 7 – 10 ngày để có thể cải thiện triệu chứng bệnh. Tinh bột nghệ giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.

6. Dầu dừa và mật ong

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn dầu dừa và mật ong theo tỉ lệ 2: 1.
  • Sau đó, đem hỗn hợp này hấp cách thủy.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến và massage nhẹ nhàng
  • Khoảng 2 tiếng sau, bạn rửa sạch lại với nước ấm để cải thiện bệnh
  • Với cách chữa trị này, người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày. Mật ong giúp chống viêm, giữ ẩm da, cải thiện tình trạng khô da rất tốt.

7. Tắm dầu dừa

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nước ấm ngập bồn tắm và cho thêm vào khoảng 3 – 5 muỗng dầu dừa
  • Sau đó, bạn ngâm mình trong bồn tắm và tiến hành massage da nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, bạn tắm lại với nước sạch và để da khô tự nhiên.
  • Nếu người bệnh bị vảy nến toàn thân, bạn có thể áp dụng cách chữa trị bệnh này. Các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh vảy nến gây ra sẽ được cải thiện.

Trị vảy nến bằng dầu dừa – Những lưu ý cần thiết

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa mang lại hiệu quả trong việc chữa trị bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ. Đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể trị dứt điểm căn bệnh này. Để có thể cải thiện bệnh vảy nến bằng dầu dừa, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau.

trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa
Người bệnh cần bảo quản dầu dừa cẩn thận.
  • Chỉ được sử dụng dầu dừa nguyên chất, chưa qua tinh luyện để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da.
  • Dầu dừa mang lại hiệu quả điều trị bệnh vảy nến khi được làm nóng, hấp cách thủy.
  • Không nên dùng dầu dừa khi bị vảy nến ở vùng mắt, nếp gấp, vùng kín
  • Những người bị dị ứng với dầu dừa không được áp dụng phương pháp chữa trị này.
  • Người bị vảy nến thể mủ, làn da bị viêm, chảy máu không được dùng dầu dầu dừa.
  • Khi kết hợp dầu dừa với bất cứ nguyên liệu nào, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng các chai, lọ đảm bảo vệ sinh, đậy nắp kỹ để bảo quản dầu dừa
  • Không được để dầu dừa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường quá ẩm thấp

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được cách trị vảy nến bằng dầu dừa. Để có thể loại bỏ căn bệnh này, ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Bên cạnh việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của mình, suy nghĩ lạc quan, tích cực nhằm giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì để giúp bệnh mau lành?

10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho bệnh vảy nến mau chóng được chữa lành hơn. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý...

Bệnh vảy nến da đầu – Thông tin và cách điều trị

Vảy nến da đầu là một dạng rối loạn da đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, nổi cộm và bong vảy trắng có màu bạc như sáp nến....

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh...

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?

Vảy nến là bệnh lý do sự rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể khiến làn da trở nên sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy,... Vậy...

Bệnh nhân vảy nến người Đức chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công

Tình cờ tìm kiếm thông tin về bài thuốc chữa vảy nến, ông Peuker Steffen biết đến Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Sau khi...

Bệnh vảy nến có lây không hay do tính di truyền?

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 – 3% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến tương ứng với 125 triệu người. Vậy bệnh vảy nến có lây không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn