Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
Nội Dung Bài Viết
“Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?” là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm tìm hiểu. Nhìn chung, những loại thuốc này ít nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Để hạn chế tối đa rủi ro và biến chứng, độc giả cần dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa đồng thời kết hợp một số biện pháp hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà.
Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Thai phụ là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cao nhất. Bởi ở giai đoạn mang thai, lượng hormon bên trong cơ thể thay đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi tình trạng tạng phủ và những biểu hiện tâm sinh lý. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau dạ dày ở bà bầu.
Bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai được đặc trưng bởi các triệu chứng: đau râm ran phía trên rốn, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu và ợ chua. Những cơn đau thường kéo dài dai dẳng khiến người mẹ chán ăn, mệt mỏi, bực bội, cáu gắt, suy nhược cơ thể… Tuy nhiên, vì đang mang thai nên bạn không thể uống thuốc đau dạ dày một cách vô tư như bình thường.
Các chuyên gia cho biết, việc dùng thuốc Tây trong thời kỳ mang thai sẽ tác động nhất định đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì vậy, bệnh nhân hãy tìm hiểu cặn kẽ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị nội khoa. Mức độ ảnh hưởng của thuốc đau dạ dày đối với mẹ bầu và thai nhi tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai cụ thể. Trong đó, 3 tháng đầu tiên chính là thời điểm nhạy cảm nhất mà chị em cần lưu ý.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Đây là thời kỳ phôi thai hình thành và phát triển. Đặc biệt, vào tuần 4 – 6, não bộ cùng các cơ quan nội tạng (tim, gan, thận, phổi, hệ thống tiêu hóa) bắt đầu thành hình. Do đó, việc mẹ bầu sử dụng thuốc đau dạ dày trong khoảng thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ổn định và toàn diện của nhiều bộ phận, có thể gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây quái thai, dị dạng.
Giai đoạn tháng 4 – 6
Thai nhi đã cứng cáp, khỏe mạnh và bớt nhạy cảm hơn trước. Thế nên, người bệnh có thể kiểm soát và đẩy lùi những cơn đau dạ dày dữ dội bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, thuốc Tây ít tác động đến sức khỏe của bé nhất. Tuy nhiên, bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Vào thời điểm này, chị em nên hết sức cẩn thận. Một sai lầm nhỏ trong quá trình chăm sóc, điều trị cũng có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Do đó, nếu muốn dùng thuốc, bạn cần thăm khám trực tiếp và trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa.
Một số tác dụng phụ phổ biến khi phụ nữ mang thai dùng thuốc Tây sai cách là: ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, nhìn mờ, mất cảm giác, dị ứng da, tê ngứa, khô miệng, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, tim đập nhanh, tay chân kém linh hoạt, suy giảm trí nhớ, thậm chí ngất xỉu.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?” là có. Vì vậy, người mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham vấn y khoa trước khi quyết định điều trị.
Biện pháp xử lý nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
Thuốc đau dạ dày có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, một số bà bầu còn khá chủ quan trong vấn đề này. Đôi khi, họ tự ý dùng thuốc giảm đau khi vẫn chưa hiểu rõ mức độ ảnh hưởng và tác dụng không mong muốn của thuốc.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi đang mang thai, chị em cần ngừng dùng thuốc ngay, đồng thời mang nhãn thuốc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ, ngay sau khi uống thuốc, chị em hãy bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ kiểm tra chính xác sức khỏe hiện tại cũng như tình trạng phát triển của thai nhi thông qua kỹ thuật test độ mờ da gáy.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ vạch ra kế hoạch theo dõi phản ứng kèm theo một số xét nghiệm liên quan nhằm chắc chắn rằng loại thuốc đau dạ dày mà bạn đã uống không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào quá nghiêm trọng.
Trên thực tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng đau dạ dày tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và áp dụng một số mẹo dân gian hỗ trợ điều trị. Nếu tình trạng viêm loét diễn biến phức tạp, khó lường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, độc giả cần đọc bảng thành phần thuốc và hướng dẫn sử dụng thật kỹ. Các hoạt chất bismuth salicylat, cimetidin, famotidin, lansoprazol… có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây ra biến chứng sảy thai, lưu thai, suy hô hấp, tiền sản giật. Do đó, người mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh dùng thuốc chứa những thành phần trên.
Hãy chủ động trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng, tần suất hay cách dùng thuốc. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định, tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc, ngưng uống thuốc hay dùng thêm thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo các chuyên gia, những loại thuốc đau dạ dày phù hợp với phụ nữ mang thai bao gồm:
- Sucralfate giúp giảm đau nhanh chóng và cải thiện nhiều triệu chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: phát ban, đau đầu, nhức mỏi tay chân…
- Gastropulgite có công dụng kháng viêm, trung hòa axit dịch vị, chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thường được dùng kèm với các loại thuốc kê đơn khác.
- Omeprazole có thể giảm đau dạ dày hiệu quả, từ đó đẩy lùi chứng viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, pepcid, mylanta, gaviscon, diphenhydramin, domperidon… cũng là những loại thuốc đau dạ dày an toàn thường được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc chỉ định cho bà bầu.
Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Những chị em đang lo ngại về tác dụng không mong muốn của thuốc Tây đối với sự phát triển của thai nhi có thể tìm hiểu một số cách giảm đau dạ dày đơn giản theo kinh nghiệm dân gian dưới đây. Nếu áp dụng đúng cách và duy trì đều đặn, độc giả sẽ dễ dàng kiểm soát những cơn đau khó chịu bằng một số loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính ngay trong góc vườn, gian bếp.
Uống nhiều nước
Nước lọc chính là thần dược giúp phụ nữ mang thai củng cố và duy trì sức khỏe. Uống nhiều nước là một trong mẹo chữa đau dạ dày tại nhà an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất dành cho mẹ bầu.
Theo cơ chế sinh học tự nhiên, hệ tiêu hóa chúng ta luôn cần được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu bị thiếu nước, chức năng của đường ruột, dạ dày sẽ suy giảm đáng kể. Đây chính là điều kiện hình thành thuận lợi của những cơn đau dạ dày khó chịu.
Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, chị em cũng thường nôn ói và tiêu chảy. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước thường xuyên. Do đó, bạn hãy uống nhiều nước để khắc phục vấn đề trên.
Các chuyên gia khuyến nghị, bà bầu nên cung cấp 2 – 3 lít nước/ngày cho cơ thể. Theo thống kê, cơ thể dung nạp khoảng 20% lượng nước này thông qua thực phẩm. 80% lượng nước còn lại có thể đến từ nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây.
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm
Đây là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày vừa đơn giản, tiết kiệm vừa an toàn, hiệu quả. Nước ấm giúp các cơ dạ dày thư giãn hoàn toàn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong đường ruột, từ đó tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Vào thời điểm cơn đau dạ dày bùng phát, mẹ bầu có thể tắm nước ấm 1 – 2 lần/ngày hoặc chườm ấm lên vùng bụng với tần suất 2 – 3 lần/ngày, 20 phút/lần. Tuy nhiên, bạn cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ túi chườm và nước tắm nhằm phòng tránh hiện tượng bỏng nhiệt.
Thưởng thức trà chè dây
Chè dây giàu hoạt chất flavonoid, có tác dụng xoa dịu những cơn đau dạ dày và tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh (trong đó có vi khuẩn HP) nếu được sử dụng đúng cách.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 15g lá chè dây tươi
- Rửa sạch vị thuốc với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sao vàng hoặc phơi khô nguyên liệu
- Ngâm lá chè trong 100ml nước sôi khoảng 10 phút
- Uống trà chè dây thay nước lọc hàng ngày trong vòng 15 – 20 ngày
Uống nước bột nghệ
Với dược tính mạnh mẽ đến từ curcumin và nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác, củ nghệ có khả năng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, ngăn ngừa viêm loét, cản trở quá trình thoái hóa cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, tinh bột nghệ có thể góp phần kiểm soát triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 2 muỗng cà phê bột nghệ và 100ml nước ấm
- Hòa tan bột nghệ trong nước ấm, có thể cho thêm chút mật ong
- Thưởng thức 2 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút
- Ngoài ra, bạn có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng từ nguyên liệu thần kỳ này
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa không chỉ là nguyên liệu dưỡng da quen thuộc mà còn là vị thuốc tuyệt vời để điều trị chứng viêm đau dạ dày. Thành phần axit lauric của dầu dừa giúp chống nấm, kháng khuẩn, chữa lành tổn thương, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể người mẹ.
Chị em có thể uống 1 muỗng cà phê dầu dừa trước khi dùng bữa khoảng 30 phút để các axit béo thẩm thấu và bao phủ niêm mạc dạ dày. Nếu cảm thấy khó uống trực tiếp, bạn hãy hòa trộn dầu dừa cùng một chút nước ấm.
Dùng trà gừng
Oleoresin và tecpen là hai hoạt chất tạo nên khả năng kháng viêm tuyệt vời của củ gừng. Dược liệu này có thể đẩy lùi những cơn co thắt dạ dày và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Không chỉ dừng lại ở đó, gừng tươi còn chứa nhiều tinh dầu, methadone, 6-zingiberol, góp phần hạn chế ốm nghén, buồn nôn và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1/2 củ gừng tươi và 200ml nước sôi
- Rửa sạch củ gừng, xắt mỏng
- Ngâm gừng tươi trong nước sôi khoảng 15 phút, có thể cho thêm mật ong nguyên chất
- Thưởng thức trà gừng khi còn ấm
- Uống trà đều đặn hàng ngày khoảng 15 – 30 ngày
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc vị cay, hơi đắng với công dụng kháng viêm, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa kích ứng, chữa lành niêm mạc dạ dày, ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư và phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Thói quen thưởng thức một ly trà hoa cúc hàng ngày giúp bà bầu ngủ ngon, hạn chế co thắt và giảm đau dạ dày.
Kết hợp chanh tươi và mật ong
Chanh tươi và mật ong nguyên chất là công thức giảm đau dạ dày hoàn hảo dành cho phụ nữ mang thai. Chanh tươi có công dụng loại bỏ triệu chứng nôn ói, buồn nôn sau khi dùng bữa.
Trong khi đó, với đặc tính kháng khuẩn, mật ong nguyên chất có thể xoa dịu vết loét, kích thích quá trình phục hồi – tái tạo niêm mạc dạ dày, cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào và xua tan căng thẳng, mệt mỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 1/2 trái chanh tươi và 300ml nước sôi
- Hòa mật ong vào nước sôi
- Vắt lấy nước cốt chanh rồi cho thêm vào hỗn hợp
- Uống từ từ từng ngụm khi nước còn ấm
- Lưu ý, vì chanh tươi rất giàu axit nên bạn cần tránh dùng quá nhiều chanh
Ăn đậu bắp
Đậu bắp (mướp tây) có thể góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường cùng nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Chất nhầy tự nhiên pectin trong đậu bắp giúp làm dịu cơn đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động tiêu cực của hại khuẩn. Thêm vào đó, nguồn vitamin B9 dồi dào từ đậu bắp còn hỗ trợ giảm sưng, phục hồi vết loét, thúc đẩy hệ thần kinh của thai nhi phát triển toàn diện và giảm thiểu rủi ro dị tật bẩm sinh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 50 – 100g đậu bắp
- Rửa sạch nguyên liệu với nước muối pha loãng
- Chấm đậu bắp tươi với nước tương và ăn trực tiếp
- Dùng 1 bữa/tuần để cải thiện triệu chứng
Mẹ bầu cần lưu ý khi điều trị đau dạ dày?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chị em có thể chủ động giảm đau bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Trong thời kỳ thai nghén, phụ nữ mang thai sẽ thèm ăn nhiều món khác nhau, đặc biệt là đồ chua. Những cơn đói cũng thường xuất hiện bất ngờ, không theo khung giờ cụ thể. Điều này khiến bà bầu ăn uống thất thường và dễ đau dạ dày. Để chủ động phòng tránh, bệnh nhân cần:
- Lựa chọn thực phẩm có lợi (rau xanh, trái cây vị ngọt, ngũ cốc, các loại hạt…) và hạn chế dung nạp thực phẩm có hại, nhất là đồ chua (dưa hành, dưa cải, cà pháo, cóc, xoài, món ăn cay nóng – nhiều dầu mỡ…)
- Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ
- Ưu tiên chế biến thức ăn mềm nhuyễn, bổ dưỡng, dễ tiêu
- Ăn ngay khi cảm thấy đói bụng, không để dạ dày co bóp mạnh và tiết nhiều dịch vị trong trạng thái trống rỗng
- Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan, thoải mái
- Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), đúng giờ (trước 11 giờ)
- Thường xuyên tập thiền, đọc sách, nghe nhạc để thư giãn tinh thần và tránh xa áp lực, căng thẳng
- Nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng trước đi lại hoặc vận động như bình thường sau khi ăn no
- Tập thể dục điều độ
- Thực hành hít thở sâu để giữ bình tĩnh và điều hòa khí huyết
- Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà đặc cùng các chất kích thích
Hy vọng độc giả đã tìm thấy câu trả lời hữu ích cho thắc mắc “Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?” từ bài viết này. Trước khi điều trị chứng đau dạ dày bằng thuốc Tây, chị em cần cân nhắc cẩn thận và tham vấn y khoa kỹ lưỡng. Nếu đã lỡ dùng thuốc trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn hãy mang nhãn thuốc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!