Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng
Nội Dung Bài Viết
Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến sức khỏe bản thân và những thành viên trong gia đình. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất cả để bạn đọc hiểu hơn về vaccine cũng như là tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ đưa ra lựa chọn và quyết định đúng đắn hơn trong việc tiêm chủng vaccine, phòng ngừa bệnh dịch.
Vaccine (vắc xin) là gì?
Vaccine còn có tên gọi khác là vắc xin. Đây là một chế phẩm được dùng trong y học với đặc tính kháng nguyên. Loại chế phẩm này có nguồn gốc từ vi sinh vật sở hữu cấu trúc kháng nguyên tương tự vi sinh vật gây bệnh hoặc các vi sinh vật gây bệnh. Chúng được bào chế thành thuốc với mức độ an toàn cần thiết, khi dung nạp vào cơ thể đúng cách sẽ giúp cơ thể tự mình tạo ra tình trạng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vaccine (vắc xin) sẽ chứa những phiên bản suy yếu của virus hoặc các phiên bản gần giống với virus (kháng nguyên). Điều này đã chứng minh rằng các kháng nguyên không thể tự mình tạo ra những triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh, nhưng chúng hoàn toàn có thể tác động và kích thích hệ miễn dịch để tạo những kháng thể. Những kháng thể này sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tốt hơn khi tiếp xúc với các virus trong thời gian tới (nếu có).
Vaccine (vắc xin) hoàn chỉnh hay vaccine đủ tiêu chuẩn để tiêm phòng cho người thường sẽ trải qua 6 giai đoạn:
- Thiết kế vaccine: Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng để có thể tạo ra vaccine. Các chuyên gia sẽ tiến hành nghiên cứu mầm bệnh, sau đó sẽ quyết định cách làm hoặc phương pháp làm phù hợp để tạo ra kháng nguyên có khả năng kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Thử nghiệm trên động vật: Sau khi đã thực hiện xong bước đầu tiên, các chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm vaccine trên động vật. Vaccine có khả năng đưa ra thị trường phải đảm bảo có tác dụng trên động vật, đặc biệt là không xảy ra các tác dụng phụ quá nguy hiểm.
- Thử nghiệm lâm sàn bước 1: Vaccine sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm trên động vật và đạt yêu cầu thì sẽ chuyển sang thử nghiệm lâm sàn bước 1. Tức là tiến hành thử nghiệm lần đầu trên người để kiểm tra liều lượng, độ an toàn và những tác dụng phụ của vaccine.
- Thử nghiệm lâm sàn bước 2: Các chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm trên số đông bệnh nhân. Từ đó phân tích những phản ứng về sinh lý của cơ thể và những ảnh hưởng của vaccine đối với cơ thể người.
- Thử nghiệm lâm sàn bước 3: Nếu như thử nghiệm lâm sàn bước 1 và 2 cần số lượng người tham gia ít hoặc không quá nhiều thì thử nghiệm lâm sàn bước 3 lại cần rất nhiều người để thử nghiệm. Đồng nghĩa với thời gian thử nghiệm sẽ lâu hơn thử nghiệm lâm sàn bước 1 và 2.
- Cấp phép: Sau khi thử nghiệm lâm sàn bước 3 đạt chuẩn thì các chuyên gia sẽ gửi vaccine đến các cơ quan quản lý về dược như EMA (Châu Âu) hoặc FDA (Mỹ). Các cơ quan này sẽ tiến hành nghiên cứu những kết quả kiểm nghiệm và đưa ra kết luận về độ an toàn của thuốc để quyết định việc cấp phép đưa vaccine ra thị trường.
Thông thường, một vaccine thành phẩm có thể trải qua đến 10 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Sau khi đã được các cơ quan quản lý về dược cấp phép, các công ty dược phẩm sẽ tiến hành sản xuất vaccine số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
Công dụng của vaccine (vắc xin) và tiêm chủng
Như đã nói ở trên, vaccine (vắc xin) giúp cơ thể nâng cao được khả năng kháng bệnh. Khi tiêm vaccine (vắc xin) vào bên trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vaccine (vắc xin) là một vật lạ sẽ tiêu diệt, đồng thời ghi nhớ chúng. Sau này khi có các tác nhân gây bệnh thật tiến hành xâm nhập cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ tấn công lại các nhân gây bệnh đó hiệu quả và nhanh chóng. Góp phần bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh một cách tốt nhất.
Theo chuyên gia trong lĩnh vực y học, nhờ có vaccine (vắc xin) mà hàng trăm nghìn, hàng triệu trẻ em đã không phải bị chết bởi bệnh truyền nhiễm. Những người được tiêm chủng gần như không bị mắc bệnh hoặc gặp di chứng do các bệnh dịch gây ra. Khi các chương trình tiêm chủng được thực hiện tốt thì đa số mọi người đều sẽ được chủng ngừa một bệnh cụ thể. Khi bệnh biến mất khỏi cộng đồng thì chương trình đó có thể dừng lại. Tiêu biểu là bệnh đậu mùa.
Phân loại vaccine (vắc xin)
Hiện nay, y học chia vaccine (vắc xin) ra làm 5 loại khác nhau. Đó là vaccine sống giảm động lực, vaccine bất hoạt (chết), vaccine giải độc tố, vaccine tái tổ hợp và vaccine chiết tách. Tùy theo nhu cầu phòng ngừa bệnh mà bác sĩ hoặc những người có chuyên môn sẽ hướng dẫn mọi người tiêm chủng loại vaccine phù hợp nhất. Cụ thể:
Vaccine sống giảm động lực
Vaccine sống giảm động lực được sản xuất từ các vi sinh vật tương tự với các vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật gây bệnh đã được các chuyên gia làm giảm động lực để mất khả năng gây bệnh đối với cơ thể. Có thể nói, loại vaccine này gần giống như việc đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên. Khi đưa vào cơ thể sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch cùng sinh kháng thể mạnh, thường chỉ cần 1 đến 2 liều là đã có thể tạo cho cơ thể hệ miễn dịch lâu dài.
Tuy nhiên, khi sử dụng vaccine sống giảm động lực cũng phải đặc biệt chú ý và quan tâm đến tính an toàn của nó. Phải tuyệt đối đảm bảo khả năng gây bệnh của vaccine đã hoàn toàn được loại bỏ hoặc nếu có cũng chỉ là gây bệnh nhẹ, đồng thời vi sinh vật phải sở hữu tính di truyền ổn định để không trở lại động lực ban đầu. Một số loại vaccine sống giảm động lực tiêu biểu là vaccine thương hàng, vaccine sởi, vaccine BCG sống, vaccine Sabin,…
Vaccine bất hoạt (chết)
Vaccine bất hoạt (chết) được sản xuất hoàn toàn từ những vi sinh vật gây bệnh đã chết. Chúng ổn định và an toàn hơn một số loại vaccine khác bởi những vi sinh vật gây bệnh đã chết sẽ không thể đột biến quay trở lại. Thế nên các kháng nguyên sẽ chủ yếu kích thích và đáp ứng hệ miễn dịch. Ví dụ như vaccine Salk, vaccine thương hàn, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine ho gà, vaccine tả,….
Vaccine bất hoạt (chết) thường được tiêm nhắc lại hoặc tiêm thành nhiều liều để có thể duy trì miễn dịch bởi loại vaccine này thường yếu hơn các vaccine sống. Việc này có thể gây ra một số hạn chế cho các dân cư sống ở những khu vực có điều kiện y tế không đảm bảo, không thể tiêm nhắc lịch hoặc đến chăm sóc y tế thường xuyên được. Dẫn đến trường hợp tiêm chủng không đủ liều lượng, khả năng phòng bệnh không cao.
Vaccine giải độc tố
Vaccine giải độc tố là một trong những loại vaccine được tiêm chủng nhiều nhất ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến vaccine uốn ván và vaccine bạch hầu. Loại vaccine này được sản xuất từ các ngoại độc tố của các vi khuẩn dựa trên phương pháp làm mất tính độc và giữ nguyên tính kháng nguyên.
Khi Vaccine giải độc tố được tiêm chủng vào cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch học cách chống lại các độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch lúc này sẽ tự sản xuất ra những kháng thể có khả năng trung hòa độc tố. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất, hạn chế được đối đa khả năng mắc bệnh của cơ thể.
Vaccine tái tổ hợp
Vaccine tái tổ hợp là một trong hai loại vaccine mới nhất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Loại vaccine này được sản xuất dựa trên công nghệ sinh học hiện đại bằng cách gen mã hóa cho các kháng nguyên của vi sinh vật cần có để có thể làm vaccine được tách ra và tái tổ hợp vào E.coli hay một dòng tế bào được cho là thích hợp.
Một số loại vaccine tổ hợp tiêu biểu là vaccine thương hàn, vaccine tả,… Ngoài ra, các nhà khoa học còn đang nghiên cứu thêm vaccine tái tổ hợp trên cả virus và vi khuẩn cho dại, HIV và sởi. Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ được phòng ngừa rất nhiều bệnh dịch khác nhau với mức độ hiệu quả và chi phí thấp.
Vaccine chiết tách
Ngoài 4 loại vaccine trên thì trong y học còn có một loại vaccine khác là vaccine chiết tách. Loại vaccine này có kháng nguyên hoàn toàn được chiết tách từ những vi sinh vật. Tuy ít nghe đến nhưng loại vaccine này có hiệu quả phòng bệnh không hề thua kém những vaccine khác. Trong đó có thể kể đến kháng nguyên polysaccharid của phế cầu, kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não,…
Những điều cần lưu ý về vaccine (vắc xin)
Các chuyên gia về y học khuyến cáo, trẻ em hoặc người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh cao (chưa có hệ miễn dịch) nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ở địa phương để tiêm chủng phòng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng hoặc tiêm phòng vaccine tại nhà để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.
Những người đang gặp phải tình trạng sốt cao hoặc cơ thể có dấu hiệu bị dị ứng tuyệt đối không nên tiêm chủng vaccine. Ngoài ra, phụ nữ có thai, những người đang dùng thuốc đàn áp hệ miễn dịch, người bị thiếu hụt miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính không được tiêm chủng vaccine sống giảm động lực.
Thời gian phù hợp nhất để tiêm chủng là trước mùa dịch để có đủ thời gian cho cơ thể hình thành hệ miễn dịch. Các loại vaccine tạo miễn dịch cơ bản cho cơ thể phải được tiêu chủng nhiều lần và giữa các lần tiêm chủng phải có khoảng cách hợp lý. Còn thời gian tiêm chủng nhắc lại sẽ phụ thuộc vào từng loại vaccine.
Liều lượng của vaccine khi tiêm chủng vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào từng loại vaccine cùng với đường đưa vào cơ thể. Nếu tiêm chủng với liều lượng quá lớn sẽ khiến cho cơ thể gặp phải tình trạng dung nạp đặc niệu. Ngược lại, tiêm chủng với liều lượng vaccine quá thấp sẽ làm cho cơ thể không đủ khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch bệnh.
Ngoài ra, khi mới tiêm chủng vaccine vào cơ thể, mọi người có thể sẽ gặp một số tác phụ không mong muốn như sốt, sưng tấy hoặc đau nhức nơi tiêm, nhiễm trùng nếu tiêm chủng không được đảm bảo vô khuẩn. Ngoài ra còn có khả năng bị sốc phản vệ, co giật nhưng với tỉ lệ rất thấp. Nếu rơi vào tình trạng này nên đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vaccine và tiêm chủng. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về vaccine cũng như là công dụng tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe của chúng ta. Nếu chưa tiêm chủng, hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng loại vaccine phù hợp nhất. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!