Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng, an toàn

Có nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? Chi phí bao nhiêu?

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Vệ sinh tai là một việc làm rất quan trọng, tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện như thế nào vừa an toàn, vừa đúng cách thì hầu như vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Bảo vệ đôi tai sạch sẽ không những đảm bảo được sức khỏe tốt cho thính giác mà còn giữ được nét thẩm mỹ cho bộ phận này. Tham khảo bài viết sau đây để biết được một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

Ráy tai được hình thành như thế nào?

Ráy tai có thể được hiểu đơn giản là phần da chết được hình thành trong phần ống tai. Đây là một chất tiết mỏng được tích tụ, phần lớn chúng thường xuất hiện ở các động vật có vú, kể cả con người. Khi các tuyến nhờn trong ống tai liên tục tiết ra các chất nước, chúng thường có nhiệm vụ làm sạch tai và bôi trơn để thực hiện chức năng bảo vệ cơ quan này. Và chúng sẽ được hòa trộn với phần tế bào đã chết, mồ hôi và bụi bẩn và tạo nên ráy tai.

Ráy tai được hình thành như thế nào?
Ráy tai có thể được hiểu đơn giản là phần da chết được hình thành trong phần ống tai.

Phần ráy tai trước những tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến sẽ bắt đầu di chuyển ra ngoài. Sau đó, chúng thường có xu hướng bong tróc ra ngoài và lớp ráy tai mới sẽ bắt đầu được hình thành để thay thế cho lượng ráy tai đã bị đẩy ra ngoài.

Còn theo các nghiên cứu khoa học cho rằng, ráy tai là phần được hình thành từ chất béo và cholesterol, chúng thường sẽ khiến cho phần ráy tai của bạn có màu vàng, hơi dính. Có nhiều người lầm tưởng rằng, ráy tai là một phần rất phiền phức và đáng lý ra chúng không nên được hình thành. Tuy nhiên, bạn có biết rằng đây chính là một lực lượng “vệ sĩ” bảo vệ bạn trước sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm.

Ráy tai được tạo ra là một cơ chế tự nhiên của cơ thể. Ở mỗi quốc gia, mỗi chúng tộc, môi trường, lứa tuổi hay cơ địa thì ráy tai sẽ được hình thành khác nhau. Nhưng thông thường nó được chia thành 2 dạng là ráy tai ướt và ráy tai khô. Việt Nam là nước thường có tỷ lệ người có tình trạng ráy tai khô cao hơn và xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Nhưng mặc dù ở thể trạng nào thì chúng cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thính giác cho chúng ta.

Tầm quan trọng của việc vệ sinh tai

Ráy tai với vai trò bảo vệ khỏi sự tấn công của những tác nhân có hại vào sâu trong ống tai. Sau khi làm xong nhiệm vụ, phần này sẽ cần được lấy ra ngoài để lượng ráy tai khác có thể thay thế và thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu bạn không đảm bảo vệ sinh tai đúng thời điểm và đúng các thì chúng có thể bị tắc nghẽn do sản xuất quá nhiều nhưng không được làm sạch.

Tầm quan trọng của việc vệ sinh tai
Ráy tai không được lấy đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sóng âm vì khiến cho màng nhĩ bị bí tắc, gây chóng mặt, ngứa tai, ù tai,…

Sau một thời gian dài vấn đề này không được xử lý chúng thường sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sóng âm vì khiến cho màng nhĩ bị bí tắc. Tình trạng này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ giảm thính lực hoặc dẫn đến các nguyên nhân hình thành chứng rút ráy tai. Theo đó, chứng bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe, gây chóng mặt, ngứa tai, ù tai hoặc thậm chí là yếu tố liên quan đến các bệnh lý tai mũi họng.

Những trường hợp này nếu không được kịp thời điều trị có thể sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến thính lực. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn quan tâm và luôn thực hiện đầy đủ các thao tác vệ sinh tai.

Mặc dù có vai trò rất cần thiết, tuy nhiên vệ sinh tai thường không nên được tiến hành thường xuyên. Khi tai xuất hiện tình trạng ngứa, nhiều người sẽ có thói quen là ngoáy tai, nhưng hãy đảm bảo rằng bên trong có ráy tai và chúng không phải ở dạng khô. Trong một khuyến cáo của các bác sĩ cho rằng, bạn chỉ nên vệ sinh tai khi thấy chất đầy trong tai vì nếu không có chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và làm cho ráy tai bị rối loạn.

Hơn nữa, thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể sẽ làm mất đi lớp màn chắn bảo vệ, từ đó khiến cho vi khuẩn và nấm dễ xâm nhập vào và gây ra các chứng bệnh nguy hiểm. Thực tế, tai có khả năng tự làm sạch rất tốt, do đó, nếu không cần thiết thì bạn đừng nên ngoáy tai quá nhiều, trừ những trường hợp bệnh lý cần vệ sinh thường xuyên.

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Việc vệ sinh tai tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hầu như ít ai biết được những cách làm chính xác. Việc thực hiện những cách vệ sinh không đúng thường sẽ để lại phần ráy tai dư thừa hoặc sẽ là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tai. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì hãy thực hiện theo các hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách và an toàn sau đây:

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn
Hiện nay, tại các nhà thuốc có bán các loại thuốc hỗ trợ làm mềm phần ráy tai để bạn có thể lấy chúng ra một cách dễ dàng hơn.

1. Vệ sinh tai bằng khăn mềm

Vệ sinh tai không chỉ bao gồm việc làm sạch ống tai mà nó còn đòi hỏi phải làm sạch các mảng bám cũng như bụi bẩn bên ngoài vành tai. Đây là cách vệ sinh tai cần được tiến hành đầu tiên trước khi bạn làm sạch phần bên trong. Cụ thể, bạn có thể tiến hành như sau:

Chuẩn bị:

  • Một chiếc khăn mềm
  • 1 ít nước ấm

Cách thực hiện:

  • Dùng khăn mềm thấm vào một ít nước ấm
  • Thao tác nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài tai
  • Hạn chế tác động quá mạnh có thể làm trầy xước tai
  • Lau từ trước ra sau hoặc ngược lại
  • Cẩn thận để tránh bụi bẩn hay mảnh bám rơi vào ống tai
  • Có thể xoắn lại để lau các ở các hốc tai và tuyệt đối không nên chọc vào sâu bên trong tai.

2. Dùng chất làm mềm ráy tai

Hiện nay, tại các nhà thuốc có bán các loại thuốc hỗ trợ làm mềm phần ráy tai để bạn có thể lấy chúng ra một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để được tư vấn các loại thuốc phù hợp mà không cần kê đơn.

Thông thường, những thành phần chính trong các sản phẩm này thường là dầu khoáng, glycerin, peroxide, nước muối, hydro peroxide,… Đồng thời, cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng liều lượng như trên bao bì hướng dẫn rồi đợi một thời gian để ráy tai mềm ra thì có thể lấy đi một cách dễ dàng.

***Lưu ý: Đối với các trường hợp mắc phải các bệnh lý về tai, cách vệ sinh này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thực hiện đúng cách. Bất kỳ việc tự ý sử dụng các dung dịch hỗ trợ này mà không đảm bảo theo chỉ định có thể sẽ khiến bệnh trở nặng và nguy hiểm hơn.

3. Sử dụng nước muối sinh lý

Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%). Chúng cũng sẽ có tác dụng làm mềm niêm mạc và phần ráy tai bên trong để bạn có thể dễ dàng vệ sinh hơn. Nhưng nên lưu ý trong việc chọn mua các sản phẩm này tại các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Việc sử dụng nước muối vệ sinh tai có thể được tiến hành như sau:

  • Dùng ống bơm lấy đầy lượng nước muối
  • Nghiêng đầu về một bên và nhẹ nhàng bơm lượng nước muối này vào tai.
  • Sau vài giây thì nghiêng lại cho nước tự chảy ra, phần nước muối lúc này sẽ mang theo cả ráy tai và chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn lau sạch tai.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.

4. Dùng nước ấm làm mềm ráy tai

Ngoài nhưng cách dùng dung dịch hỗ trợ thì bạn có thể tận dụng phần nước ấm để có thể làm mềm ráy tai. Cách tiến hành cũng tương tự như phương pháp sử dụng nước muối.

Hãy nhớ rằng trong quá trình thực hiện bạn phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng, nếu tác động quá mạnh sẽ làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ. Đồng thời, nên lưu ý về nhiệt độ nước không nên quá nóng vì chúng có thể sẽ khiến vùng da nhạy cảm trong ống tai chịu tổn thương.

Khi nào bạn nên vệ sinh tai?

Thông thường, tai thường có khả năng tự vệ sinh qua các sợi lông tơ. Tuy nhiên, nó không có khả năng làm sạch tuyệt đối, nhất là khi lượng ráy tai bị sản sinh ra quá nhiều. Lúc này, tai sẽ bắt đầu có những triệu chứng khó chịu và buộc bạn phải thực hiện việc vệ sinh tai để có thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả hơn.

Khi nào bạn nên vệ sinh tai?
Khi xuất hiện những triệu chứng như ngứa ngáy, tai có mùi khó chịu, khả năng nghe giảm,…  thì đây là lúc mà bạn cần thực hiện việc vệ sinh tai càng sớm càng tốt.

Thông thường, những dấu hiệu cho thấy bạn đã đến lúc cần vệ sinh tai bao gồm:

  • Giảm khả năng nghe
  • Cảm giác tai bị bít
  • Ngứa ngáy
  • Đau tai
  • Tai có mùi khó chịu
  • Xuất hiện cảm giác ù tai

Khi những triệu chứng này xuất hiện là lúc mà bạn cần thực hiện việc vệ sinh tai càng sớm càng tốt. Việc để quá lâu có thể dẫn đến tắc nghẽn và tích tụ quá nhiều ráy tai khiến cho các vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành đúng cách để có thể không làm chúng bị đẩy sâu thêm vào trong.

Một số cách vệ sinh tai sai lầm cần hạn chế

Bên cạnh những cách vệ sinh tai đúng cách thì bạn cũng nên tham khảo những cách làm sau đây để có thể tránh thực hiện. Từ đó, làm giảm nguy cơ tác động đến tai cũng như gây ra những tổn thương không đáng có.

Một số cách vệ sinh tai sai lầm cần hạn chế
Bông ráy tai là một trong những vật dụng dùng để vệ sinh tai rất tiện lợi nhưng việc sử dụng chúng có thể sẽ khiến cho ráy tai vô tình bị đẩy sâu vào trong hơn.

Sau đâu là một số các vệ sinh tai sai cách mà bạn cần tránh:

1. Vệ sinh thường xuyên

Nhiều người thường có thói quen vệ sinh tai thường xuyên bất kỳ khi nào cảm thấy ngứa ngáy. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt và có thể sẽ làm tổn thương ống tai, hệ thống lông tơ cũng từ đó mà bị tiêu biến khiến cho khả năng tự làm sạch cũng mất dần.

Hơn nữa, chức năng của phần ráy tai là để bảo vệ cho ống tai tránh khỏi sự tấn công của các vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Do đó, nếu thật sự bạn cảm thấy những triệu chứng kể trên thì việc vệ sinh tai mới thật sự được tiến hành.

2. Dùng bông ráy tai

Bông ráy tai là một trong những vật dụng dùng để vệ sinh tai rất tiện lợi, nó cũng được sử dụng rất phổ biến vì dễ dàng tìm mua và giá thành cũng không quá đắc. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, việc sử dụng vật dụng này có thể sẽ khiến cho ráy tai vô tình bị đẩy sâu vào trong hơn.

Nhất là đối với những người thường có tình trạng ráy tai khô. Thực hiện việc này lâu ngày có thể sẽ khiến cho màng nhĩ bị giảm hiệu ứng rung, ráy tai tồn đọng càng sâu sẽ gây tổn thương thính giác, từ đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm và khiến tai bị tổn thương vĩnh viễn.

3. Dùng nến xông tai

Cơ chế hoạt động của nến xông tai là dùng một cây nến rỗng được cấu tạo bằng sáp ong. Sau đó một phần sẽ được cắm vào tai và phần còn lại sẽ tiến hành đốt  lên. Một số người cho rằng cách làm này có thể sẽ tạo một lực hút ráy tai và các chất cặn bẩn ra ngoài.

Tuy nhiên, điều này không làm sạch tai mà còn chính là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng. Theo các khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết rằng, việc làm này có thể làm tăng nguy cơ gây bỏng bên trong tai và dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp làm sạch tai này để đảm bảo an toàn cho chính bản thân của mình.

Lưu ý khi vệ sinh tai

Để có một đôi tai khỏe mạnh thì việc vệ sinh chúng là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên, vệ sinh đúng cách và an toàn thì cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố. Sau đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý trong quá trình vệ sinh tai:

Lưu ý khi vệ sinh tai
Khi vệ sinh tai nên tránh sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
  • Việc áp dụng phương pháp bơm dung dịch vào ống tai hỗ trợ làm mềm ráy tai tuyệt đối không được áp dụng trong các trường hợp bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy yếu, người bị tổn thương màng nhĩ.
  • Khi tiến hành sử dụng các dịch vụ lấy ráy tai thì bạn nên đảm bảo sử dụng các dụng cụ riêng biệt. Có thể bạn sẽ chuẩn bị sẵn và đưa nhân viên thực hiện. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe thính giác vì hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Nên tránh sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại. Đây là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến tại nước ta và chúng có thể gây ra nguy cơ tổn thương màng nhĩ rất cao bề mặt tiếp xúc quá sắc nhọn và không đảm bảo được vệ sinh. Nếu sử dụng những dụng cụ này trong một thời gian dài mà không đảm bảo tiệt trùng hoặc dùng chung thì có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Người thường xuyên sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính giác như tai nghe, máy trợ thính thì nên chú ý hơn đến việc vệ sinh tai.
  • Theo lời khuyên của các bác sĩ thì bạn chỉ nên ngoáy tai vào khoảng 1 lần/ tháng.
  • Nếu ráy tai quá nhiều hoặc xuất hiện các dịch mủ chảy ra thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, tai cũng cần được vệ sinh một cách hiệu quả. Điều này sẽ đảm bảo cho thính giác của bạn hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và giúp bạn biết được như thế nào là vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn.

Cùng chuyên mục

16 mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng an toàn

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng, an toàn

Cá giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường lo ngại nguy cơ bị hóc xương trong quá trình sử dụng....

Có nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? Chi phí bao nhiêu?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp đôi đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng sinh sản, phát hiện - điều trị sớm các bệnh lý tiềm...

Cộng Đồng Sức Khỏe Vietmec.com - Nơi Chia Sẻ Thông Tin Đa Dạng, Đáng Tin Cậy

Mạng Xã Hội Về Y Tế Sức Khỏe Việt Nam Vietmec.com – Nơi Chia Sẻ Thông Tin Đa Dạng, Đáng Tin Cậy

Hiện nay nhờ sự phát triển của internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được mọi thông tin, tuy nhiên, đa số đều chưa được kiểm định. Điều...

Phân biệt mật ong nguyên chất và mật ong nuôi bằng cách nào?

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi thường có những đặc điểm tương tự nhau. Do đó để nhận biết mật ong rừng và mật ong nuôi không...

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sán chó (giun đũa chó mèo) là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 - 10...

Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm hết sức cần thiết giúp phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, để...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn