Trẻ bị viêm amidan cấp tính phải làm sao, khi nào cần cắt?
Nội Dung Bài Viết
Viêm amidan là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em lẫn người lớn và thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm họng hay cảm cúm thông thường. Ở trẻ em, căn bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là viêm amidan cấp. Dưới đây là một số thông tin về viêm amidan cấp ở trẻ em giúp cha mẹ sớm nhận biết bệnh qua các triệu chứng và có các biện pháp điều trị phù hợp.
Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, amidan là một tổ chức lympho nằm ở cuối cuống họng, có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng và bảo vệ họng khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Cấu tạo của amidan bao gồm amidan khẩu cái, amidan vòi, amidan vòm họng và amidan đáy lưỡi. Khi các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, cụ thể hơn là vùng hầu họng thì amidan sẽ tiết ra kháng thể ngăn chặn quá trình xâm nhập này.
Ở trẻ em, bệnh được chia thành 2 thể chính là viêm amidan cấp tính và mãn tính. Bệnh xảy ra khi virus quá mạnh hoặc cường độ tấn công của vi khuẩn quá cao gây quá tải cho amidan từ đó dẫn đến viêm nhiễm. Viêm amidan cấp tính của trẻ em có thể được hiểu đây là tình trạng amidan bị sưng, viêm, phù nề làm trẻ luôn có cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
Được biết, các nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở trẻ có thể kể đến như:
- Do vi khuẩn xâm nhập, các vi khuẩn này thường là s.pneu haemophilus, liên cầu, tụ cầu, yếm khí
- Do các loại virus cúm, sởi, ho gà
- Do sự thay đổi đột ngột của khí hậu đặc biệt là khi thời tiết lạnh đột ngột
- Ảnh hưởng của môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm, chứa chất độc hại, vệ sinh kém
- Do sức đề kháng của bé yếu hoặc có cơ địa dị ứng
- Do mắc các bệnh như viêm lợi, viêm xoang, sâu răng dẫn đến sự hình thành của ổ viêm nhiễm trong khoang miệng gây viêm amidan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính ở trẻ, tuy nhiên theo thống kê, có đến 80% là do virus và sự thay đổi của thời tiết, 20% còn lại là do vi khuẩn và các nguyên nhân khác. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa viêm amidan và các bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị thích hợp cho con, cha mẹ nên nắm rõ các triệu chứng của căn bệnh này để sớm nhận biết.
Dấu hiệu trẻ mắc viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường có các triệu chứng sớm, xuất hiện nhanh chóng sau khi amidan của trẻ bị virus, vi khuẩn tấn công. Các dấu hiệu giúp cha mẹ sớm nhận biết bị bị viêm amidan có thể kể đến như:
- Bé bị sốt toàn thân, thường từ 39 – 40 độ, người mệt mỏi, khó chịu đây là triệu chứng thường gặp của viêm amidan mà cha mẹ không nên bỏ qua.
- Đau rát, khó chịu ở cổ họng, đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt do amidan bị viêm nhiễm, sưng tấy ảnh hưởng đến vòm họng. Trẻ thường có các biểu hiện như biếng ăn, bỏ bữa, gặp khó khăn khi nói, nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Riêng với trẻ sơ sinh, thường có các dấu hiệu như chán ăn, bỏ bú, bú ít, thường xuyên quấy khóc.
- Amidan phù nề, sưng tấy: Bằng mắt thường, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy amidan của trẻ sưng đỏ trong vòm họng. Tình trạng này khiến bé khó chịu có thể kèm theo các triuệ chứng như thở gấp gáp, khó thở, thở khò khè.
- Có dịch tiết ở mũi, họng: Thường có màu trắng hoặc vàng, tùy vào tình trạng bệnh mà dịch có thể đặc hoặc loãng. Bên cạnh đó, bé còn có các triệu chứng như ho nhiều, ho có đờm, ho khan…
Các phương pháp điều trị viêm amidan cấp cho trẻ
Viêm amidan cấp ở trẻ em không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính thậm chí biến chứng thành viêm amidan hốc mủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé. Có nhiều cách chữa viêm amidan cho trẻ có thể kể đến như:
Áp dụng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ lại dễ áp dụng nên được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Sau đây là một số mẹo chữa viêm amidan cấp khi bệnh vừa khởi phát:
1. Chữa viêm amidan cấp cho trẻ bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn, ngăn ngừa và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh đồng thời giúp vệ sinh cổ họng rất tốt. Do đó, mẹ có thể dùng nước muối loãng cho trẻ súc miệng để vừa hỗ trợ chữa viêm amidan lại vừa phòng ngừa được các vấn đề về răng miệng cho bé. Tuy nhiên, tuyệt đối chỉ nên dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý, không pha nước muối quá mặn.
Cách thực hiện:
- Cho 1 thìa cà phê muối tinh vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho tan
- Dùng nước này súc miệng mỗi ngày, thực hiện khoảng 4 – 5 lần/ngày.
2. Dùng mật ong và chanh
Mật ong được xem chất kháng sinh tự nhiên, khi kết hợp với chanh có thể giúp diệt khuẩn, xoa dịu cảm giác đau rát khó chịu ở cổ họng. Không chỉ vậy, acid và vitamin trong chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch vòm họng, kích thích hoạt động của tuyến nước bọt.
Cách thực hiện:
- Trộn 2 – 3 thìa mật ong với 1 thìa nước cốt chanh
- Mỗi lần dùng một chút nước chanh trộn mật ong ngậm nuốt từ từ
- Thực hiện 4 – 5 ngày liên tục để thấy các triệu chứng cải thiện.
3. Dùng nghệ vàng chữa viêm amidan cấp tính cho bé
Nghệ vàng là loại gia vị quen thuộc vừa được dùng để tăng màu sắc hương vị cho món ăn vừa có thể chữa được nhiều bệnh. Nghệ có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Không chỉ vậy, nghệ còn hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt lại an toàn, không chứa chất độc hại nên hoàn toàn có thể sử dụng cho bé.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa bột nghệ vàng cho vào 1 ly nước ấm, thêm ít muối
- Dùng nước này cho trẻ súc miệng 3 – 4 lần/ngày
- Thực hiện đều đặn nhiều ngày liền để giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị.
Chữa viêm amidan cấp ở trẻ bằng Tây y
Bên cạnh các phương pháp dân gian đơn giản, dễ áp dụng, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị triệu chứng, cải thiện hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ mà nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ, việc tự ý dùng thuốc không chỉ gây ra tác dụng phụ mà còn khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
Tùy vào biểu hiện bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
- Nếu amidan chỉ đỏ rực bề mặt kèm theo sưng thì nguyên nhân thường do virus gây ra
- Nếu amidan sưng đỏ kèm theo chấm mủ trắng thì nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Lúc này bé phải điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh bội nhiễm.
Điều trị viêm amidan cấp cho bé bằng Đông y
Thông thường rất ít người lựa chọn trị viêm amidan cấp tính bằng y học cổ truyền cho trẻ vì thuốc Đông y thường đắng mà hiệu quả chậm. Tuy nhiên, đây được xem là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả bền vững lại tốt cho nền tảng sức khỏe của trẻ. Thuốc Đông y không chỉ đi sâu vào việc loại bỏ căn nguyên bệnh mà còn giúp bé nâng cao sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng trẻ mà các thầy thuốc sẽ điều chỉnh thành phần và liều lượng phù hợp để giúp trẻ hồi phục tốt nhất.
Trẻ bị viêm amidan cấp tính khi nào cần cắt?
Có nên cắt amidan cho trẻ không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia, khi trẻ bị viêm amidan cấp tính, phụ huynh không nên vội đưa trẻ đi cắt amidan mà nên tiến hành điều trị bằng một trong những phương pháp đã đề cập trên. Amidan là đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, nếu cha mẹ sớm phát hiện và điều trị khi amidan bị viêm thì hoàn toàn không cần cắt amidan. Chỉ nên cắt khi:
- Viêm amidan chuyển sang mãn tính, tái phát nhiều lần, khiến bé sốt liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
- Bệnh chuyển biến nặng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, hở van tim, tiểu ra máu, viêm cầu thận cấp, thấp khớp…
Những vấn đề cần lưu ý khi trẻ bị viêm amidan cấp
Khi trẻ bị viêm amidan, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trong chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của trẻ. Khi trẻ mắc căn bệnh này, mẹ nên tăng cường cho trẻ sử dụng các thực phẩm như:
- Rau củ dạng mềm, được luộc nhừ, các loại hoa quả mềm, nước ép, sinh tố để bé dễ dàng trong việc nhai nuốt mà không gây ảnh hưởng đến amidan.
- Các laoị trái cây, rau củ giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, tốt nhất nên chọn các loại hoa quả như chuối, cam quýt, chanh, việt quất, nho…
- Sữa chua do vị thơm ngọt lại ngon mềm, giàu protein và chất béo vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.
- Các loại súp cháo như súp bí đỏ, súp ngô chế biến dưới dạng lỏng vừa giàu vitamin lại vừa dễ nuốt.
Ngoài ra, cần tránh xa các thực phẩm sau đây để tránh gây cọ xát amidan khiến vùng tổn thương nghiêm trọng hơn:
- Đồ ăn cứng giòn, nhiều góc cạnh sắc nhọn như bánh kẹo giòn ngọt, bim bim. Chúng không chỉ dễ mắc kẹt ở hốc amidan mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là khi hệ miễn dịch của bé suy yếu.
- Thực phẩm chiên rán do chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe, các chất béo này ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của trẻ.
- Các thực phẩm chứa Arginin như nho khô, đậu phộng, socola do dễ gây khó chịu đến cổ họng lại tạo môi trường thuận lợi cho siêu vi gây bệnh phát triển.
- Nước ngọt, đồ uống có gas vì dễ gây kích ứng niêm mạc họng.
Trong sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, trong sinh hoạt hằng ngày, để giúp bé chóng hồi phục hơn, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp, làm sạch không gian sống, vệ sinh cả máy điều hòa để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
- Nếu dùng quạt, chỉ nên quạt từ vai bé xuống đến chân, không nên cho quạt thốc từ chân lên sẽ làm khô khoang miệng và mũi của bé khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Nên cho bé tắm nước ấm và tuyệt đối không tắm quá 30 phút để tránh nhiễm lạnh.
- Thường xuyên chăm sóc răng miệng, tạo thói quen đánh răng súc miệng cho trẻ để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn
- Không cho trẻ dùng các thực ăn được lấy trực tiếp từ tủ lạnh
- Không để người bé đẫm mồ hồ, thay quần áo thường xuyên cho trẻ nếu trẻ dễ ra mồ hôi nhất là vào mùa hè.
Trên đây là một số thông tin về viêm amidan cấp ở trẻ và cách điều trị mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Viêm amidan cấp mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cũn cần được kịp thời điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!