Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?
Nội Dung Bài Viết
Viêm amidan hốc mủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh bởi khối amidan to và có nhiều mủ, cổ họng sưng đỏ, hơi thở có mùi,… Vậy viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Amidan là cơ quan giúp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài, nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh. Đây được xem là hàng rào miễn dịch của vùng họng. Khi các loại vi khuẩn tấn công ồ ạt, amidan sẽ nhanh chóng chống lại gây ra hiện tượng sưng tấy, đỏ ửng ở vùng cổ họng.
Những bệnh nhân mắc bệnh amidan hốc mủ sẽ rất dễ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, trong miệng xuất hiện những chẩm mủ trắng hoặc vàng. Người bệnh thường xuyên có cảm giác khô họng, khó tiêu, chán ăn, sút cân,… Nếu không tiến hành chữa trị, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng do bệnh viêm amidan hốc mủ gây ra như áp-xe quanh amidan, viêm khớp cấp, rối loạn nhịp thở,…
Với căn bệnh viêm amidan hốc mủ, không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng tiến hành cắt. Nếu bệnh amidan hốc mủ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc chữa trị mà không cần phải tiến hành cắt amidan. Một số trường hợp, cắt amidan có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, đông máu, nhiễm trùng, tử vong,… Bệnh nhân khi tiến hành cắt amidan cần phải tiến hành xét nghiệm các chức năng về gan, thận, đông máu,… để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và biết được tình trạng viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám. Sau khi kiểm tra mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm kiểm soát căn bệnh này. Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có hướng xử lý kịp thời.
Viêm amidan hốc mủ – Khi nào nên cắt?
Amidan có cấu trúc với rất nhiều khe, hốc nhỏ nên rất dễ khiến các loại vi khuẩn xâm nhập tấn công vào các khe gây viêm nhiễm. Không phải trường hợp nào, bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan hốc mủ cũng cần phải cắt. Việc cắt amidan hốc mủ sẽ khiến người bệnh đối diện với hàng loạt các rủi ro trong quá trình phẫu thuật, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ, kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện. Bệnh nhân chỉ nên cắt amidan hốc mủ trong các trường hợp sau.
- Viêm amidan hốc mủ nhiều đợt, tái phát liên tục 5 – 6 lần/năm.
- Người bệnh gặp phải biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp.
- Kích thước amidan quá lớn gây cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
- Amidan có nhiều ngóc ngách chứa mủ, gây hôi miệng, nuốt vướng và nghi ngờ ác tính.
- Viêm amidan hốc mủ gây viêm hạch vùng cổ
- Amidan bị áp-xe phải nhập viện phải điều trị
- Viêm amidan gây tắc đường hô hấp gây khó nuốt, khó thở, ngủ không ngon
- Nghi ngờ viêm amidan hốc mủ đã chuyển biến thành ung thư
- Điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không có kết quả
→ Lưu ý: Việc cắt amidan hốc mủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, trẻ em dưới 2 tuổi, người mắc bệnh lý về máu, đái tháo đường, khớp, tim mạch,… sẽ không được cắt amidan hốc mủ. Ngoài ra, phẫu thuật cắt amidan hốc mủ sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng khiến giọng nói bị biến đổi.
Phương pháp chữa amidan hốc mủ không cần phải cắt
Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan hốc mủ ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ mới khởi phát, không có nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp chữa trị bệnh khác mà không cần phải phẫu thuật. Dưới đây là một số cách điều trị viêm amidan hốc mủ phổ biến nhất hiện nay.
# Điều trị nội khoa
Người bệnh viêm amidan hốc mủ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm ức chế các loại vi khuẩn sinh sôi. Một số loại thuốc thường được sử dụng là Amoxicillin, Penicillin, Paracetamol, Ibuprofen, Augmentin,… Những loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau buốt, viêm nhiễm, mưng mủ. Tuy nhiên, bệnh nhân không được lạm dụng thuốc, tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
# Bài thuốc dân gian
Một số nguyên liệu dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ như diếp cá, hành tây, nghệ, lá tía tô, cây đinh lăng, củ tỏi,… Các loại thảo dược này có tác dụng kháng viêm cao, giúp kiểm soát vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đồng thời làm dịu vòm họng, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh áp dụng cách chữa trị này cần phải kiên trì bởi thuốc có tác dụng chậm trong khoảng thời gian dài.
# Áp dụng biện pháp cải thiện tại nhà
Chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng là một trong những phương pháp giúp kiểm soát tình trạng viêm amidan hốc mủ. Để hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các loại thực phẩm từ rau xanh và trái cây
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống nước ép trái cây thay thế
- Cần đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi
- Không nên ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây tổn thương vòm họng
- Giữ ấm cơ thể, không được uống nước đá và ăn thực phẩm lạnh
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại
- Tích cực luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
- Luôn lạc quan, vui vẻ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ tốt hơn
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng và vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Vốn dĩ căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp nên bệnh nhân không được chủ quan. Tốt nhất, khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!