Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm Amidan là một bệnh lý khá phổ biến đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm và dẫn đến một số biến chứng về sau. Vì vậy phụ huynh cần hiểu rõ viêm Amidan ở trẻ em để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm, ngăn ngừa tái phát bệnh.

Viêm Amidan ở trẻ em là gì, tại sao bị?

Amidan – Một tổ chức lympho, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường họng nhờ vào hoạt động miễn dịch tại chỗ của nó.

Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm gây sưng đau amidan, khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, thường gây sốt nhẹ. Xảy ra khi số lượng virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể quá lớn, khiến amidan không thể chống đỡ nổi. Gồm 2 dạng chính là:

  • Viêm amidan cấp tính ở trẻ: Gây sưng đỏ và đau rát khó chịu ở họng.
  • Bệnh viêm amidan mãn tính: Khi các loại virus, vi khuẩn bị tích tụ lại trong hố amidan do không lưu thông được, khiến bệnh nặng thêm, tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần thành mãn tính.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu hơn chúng ta rất nhiều, nếu như chúng ta không lưu tâm, quan sát sự thay đổi bất thường trên cơ thể của bé thì sẽ dẫn đến một số nguyên nhân viêm Amidan ở trẻ em:   

Viêm Amidan ở trẻ em
Viêm Amidan là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em

  • Trẻ từ 4-10 tuổi, là thời gian hoạt động miễn dịch của amidan mạnh mẽ nhất. Trong khi sức đề kháng của trẻ chưa cao, nên nó dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh đánh bại, gây viêm nhiễm.
  • Với khí hậu biến đổi thất thường, không khí môi trường bị ô nhiễm khiến nhiệt độ trong cơ thể  bé thay đổi một cách đột ngột và cũng là một trong những tác nhân chính ảnh hưởng đến hệ hô hấp dẫn đến tình trạng viêm Amidan ở trẻ nhỏ.
  • Bên cạnh đó, việc cho trẻ em ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… uống nhiều nước lạnh là một trong những tác nhân bổ sung khiến cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng Amidan.
  • Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ em rất dễ hiếu động, các em thường vui chơi và tiếp xúc ở những khu vực có nhiều bụi bẩn. Nếu như không vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì sẽ dễ trở thành nguyên nhân xúc tác khiến cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài ồ ạt thâm nhập vào.
  • Và một nguyên nhân nữa dẫn đến việc khiến cho trẻ bị viêm Amidan là do sự nảy sinh của các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, và sự xâm nhập của virus cúm, ho gà, sởi,… điều này khiến cho sự phòng vệ của Amidan trong cơ thể bị yếu dần đi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết viêm Amidan ở trẻ em

  • Sốt cao: thông thường nhiệt độ cơ thể ớ mức bình thường của mọi trẻ em là 37 độ, nếu như thân nhiệt của bé thay đổi đột ngột từ 39 đến 40 độ thì rất có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Amidan thay đổi bất thường: bình thường Amidan có màu hồng nhạt, hai bên thành họng trơn láng. Nhưng nếu như cơ thể phải chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài sẽ khiến cho vùng Amidan sưng tấy đỏ, hai bên thành họng có những đốm trắng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
  • Đau rát cổ họng: cổ họng bị khô, hơi thở có mùi, đau vùng vòm họng gây khó khăn trong quá trình ăn nhai và nuốt nước bọt,…
  • Ho: Vùng bị viêm lan xuống khí quản sẽ khiến cho bé ho nhiều và dữ dội như ho khan, ho đờm, thay đổi giọng khàn, lạc giọng.
bệnh viêm amidan mãn tính
Sự xâm nhập của virus khiến cho Amidan bị phù nề

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp và không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bị viêm Amidan ở trẻ nhỏ, nếu phụ huynh gặp phải những trường hợp kể trên thì nên đưa con em mình đi thăm khám để theo dõi tình hình bệnh khởi phát ở mức độ nào. 

Cần lưu ý rằng nếu như viêm Amidan không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ em và một số biến chứng để lại như:

  • Ung thư Amidan
  • Viêm cầu thận
  • Gây áp xe quanh Amidan
  • Viêm tai giữa 
  • Viêm cơ tim

Cách điều trị viêm Amidan ở trẻ em

Khi thấy xuất hiện tình trạng bất thường, các bậc phụ huynh cần đưa bé đến trung tâm y tế, cơ sở phòng khám để theo dõi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà các y, bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị sao cho phù hợp.

Điều trị viêm Amidan ở trẻ em
Đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường

Thông thường việc điều trị viêm Amidan ở trẻ nhỏ thường có 2 phương pháp:

Sử dụng thuốc: nếu tình trạng viêm nhẹ thì bé sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh để giảm phù nề, tấy đỏ và phòng bội nhiễm.

Phẫu thuật: việc cắt bỏ Amidan là một trong những phương pháp được các y, bác sĩ không khuyến khích thực hiện. Vì Amidan là một trong những cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất của hệ miễn dịch, chỉ được cắt Amidan trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh tình tiến triển nặng hơn, từ viêm nhiễm dẫn đến một số biến chứng nguy hại như: hở van tim, tiểu ra máu, suy tim,…
  • Viêm Amidan tái phát nhiều lần trong năm, bé cảm thấy khó thở, sốt liên tục và giảm sức đề kháng ở trẻ em.

Cách phòng tránh viêm Amidan ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc các loại bệnh lý liên quan đến miệng và vùng họng, đặc biệt là viêm Amidan. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần quan tâm và chú ý đến sức khỏe của con em mình bằng những cách sau đây:

Phòng ngừa viêm Amidan ở trẻ em
Bổ sung nguồng dinh dưỡng có trong thức ăn cho bé

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau những lần vui chơi tiếp xúc với bụi bẩn; vệ sinh răng miệng đúng cách, khuyến khích súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, việc hưởng ứng để các bé tham gia vào thể dục rèn luyện sức khỏe không những giúp bé phòng tránh bệnh viêm Amidan mà còn ngăn ngừa những căn bệnh khác;

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em bằng cách bổ sung nhiều vitamin có trong thức ăn như: rau, củ, quả, tập thói quen uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để thanh lọc cổ họng. Hạn chế ăn những món ăn khô, cứng, gia vị cay, rán hoặc thực phẩm lạnh;

Hãy để cho bé tránh xa môi trường nhiều khói bụi, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi ra ngoài để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh;

Cần giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết chuyển mùa, nếu ở trong phòng lạnh cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cơ thể của bé (25 – 28 độ), thường xuyên vệ sinh tấm chắn của máy điều hòa để bảo vệ cơ quan hô hấp cho trẻ nhỏ.

Để bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con em mình, trên đây chỉ đề cập những vấn đề cơ bản của bệnh viêm Amidan ở trẻ nhỏ. 

Nếu như bé có những dấu hiệu bất thường của viêm Amidan thì các bậc phụ huynh không nên tự chữa trị tại nhà, mà cần phải đưa bé đi thăm khám để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó cũng cần rèn luyện thói quen hằng ngày cho bé về việc vệ sinh thân thể và ăn uống lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì giảm đau, nhanh khỏi?

Cùng chuyên mục

Hình ảnh viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan hốc mủ là trường hợp của viêm amidan mãn tính. Viêm amidan hốc mủ nếu không nhận biết được dấu hiệu và điều trị kịp thời sẽ gây...

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm amidan quá phát là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, ít xảy ra ở người lớn và thường xảy ra ở độ tuổi của trẻ em. Bệnh...

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì, có nguy hiểm?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì, có nguy hiểm?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là căn bệnh liên quan đến vùng amidan, hầu hết ở mọi lứa tuổi đều mắc phải chứng bệnh này. Vậy viêm amidan hốc...

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Bệnh viện Tai Mũi Họng là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin cậy để thực hiện tiểu phẫu cắt amidan. Nếu bạn đang có nhu cầu cắt amidan và...

Viêm amidan và những thông tin cần biết

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi có sự xâm nhập quá mức của vi khuẩn và virus. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm,...

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Phương pháp cắt amidan bằng Coblator  với quy trình thực hiện nghiêm ngặt đang được rất nhiều người lựa chọn để kiểm soát các triệu chứng đau rát, sưng tấy,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn