Viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn và những điều cần lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Viêm da cơ địa không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn có thể khởi phát ở cả người lớn. So với trẻ nhỏ, bệnh xảy ra ở người lớn thường có mức độ nhẹ và hầu như chỉ gây thương tổn ở da. Tuy nhiên do đặc tính dai dẳng nên khi điều trị, cần phối hợp đồng thời giữa biện pháp chuyên sâu và các cách phòng ngừa bệnh tái phát.
Viêm da cơ địa ở người lớn là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một dạng tổn thương da mãn tính và tiến triển dai dẳng. Bệnh lý này là hệ quả do các yếu tố cơ địa như hệ miễn dịch, loại da, di truyền, tình trạng sức khỏe,…
Viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi (chiếm hơn 70%) và chỉ có khoảng 3% người lớn mắc bệnh. Viêm da cơ địa ở người lớn không chỉ gây tổn thương da mà còn có thể đi kèm với sốt cỏ khô và hen suyễn.
Do căn nguyên, tính chất và tiến triển phức tạp nên hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng thực thể, triệu chứng cơ năng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng.
Nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở người lớn nói riêng đều có những đặc điểm khác biệt giữa giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ngoài ra phạm vi ảnh hưởng, mức độ tổn thương da và vị trí xuất hiện còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi và hệ miễn dịch của từng trường hợp cụ thể.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn cấp tính:
- Da xuất hiện các vết ban có màu hồng hoặc đỏ, hình thái và kích thích đa dạng, thường bằng phẳng và không có ranh giới rõ ràng.
- Nổi mụn nước nhỏ hoặc đám sẩn trên ban da, sau đó mụn nước vỡ và gây chảy dịch tiết
- Da phù nề, có dịch tiết và bắt đầu đóng mài
- Vùng da tổn thương có thể gây nóng rát, sưng đau và ngứa âm ỉ
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn mãn tính:
- Vùng da tổn thương bị thâm sạm, liken hóa và dày sừng.
- Da có thể xuất hiện các vết nứt nẻ hoặc nếp nhăn.
- Thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, ít gây đau và nóng rát
Tổn thương da do viêm da cơ địa phát sinh chủ yếu ở khuỷu tay, mặt sau đầu gối, mu bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, lưng hoặc đầu và thường có tính chất đối xứng. Ngoài ra ở một số trường hợp, tổn thương da có thể lan tỏa ra phạm vi lớn như toàn bộ thân trên/ thân dưới, các chi,…
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính (vảy nến, chàm, viêm da tiếp xúc,…) thường có căn nguyên phức tạp. Chính vì vậy hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra các bệnh lý này.
Tuy nhiên khi tiến hành sinh thiết mô da của bệnh nhân, các bác sĩ đều nhận thấy người bị viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE cao hơn bình thường và hơn 70% trường hợp có người thân mắc các bệnh lý liên quan như chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn, sốt cỏ khô,…
Ngoài nguyên nhân chính, bệnh viêm da cơ địa còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:
- Hệ miễn dịch suy giảm: Suy giảm khả năng miễn dịch có thể khiến triệu chứng của bệnh bùng phát. Ở những người có sức khỏe yếu, viêm da cơ địa không chỉ gây thương tổn trên da mà còn kích thích bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng.
- Dị ứng: Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm da cơ địa. Phản ứng dị ứng chủ yếu xảy ra do thời tiết thay đổi, nấm mốc, sử dụng thuốc, thức ăn, hóa mỹ phẩm,…
- Kích ứng: Kích ứng da xảy ra sau khi tiếp xúc với nhựa độc của cây trường xuân, tầm ma hoặc bị côn trùng cắn.
- Yếu tố cơ học: Ngoài ra, viêm da cơ địa còn bùng phát khi da cọ xát nhiều vào quần áo (do mang quần áo có chất liệu dày, chật hoặc mang giày bít trong thời gian dài).
- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng kéo dài, chấn động tinh thần mạnh, xúc động, làm việc quá sức,… cũng có thể là yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn có nguy hiểm không?
Thực tế cho thấy, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường có mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so viêm da cơ địa ở người lớn. Người trưởng thành thường có hệ miễn dịch phát triển hoàn chỉnh và thể trạng tốt nên các triệu chứng chỉ tập trung ở da và hiếm khi kích thích các bệnh cơ địa khác bùng phát (sốt cỏ khô, hen suyễn).
Tuy nhiên do tính chất dai dẳng và cố thủ nên viêm da cơ địa thường có khả năng tái phát cao. Tổn thương da tái phát nhiều lần kết hợp chế độ chăm sóc không đúng cách có thể làm phát sinh các biến chứng như sau:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh cơ địa: Theo thống kê, người bị tái phát viêm da cơ địa hơn 5 lần/ năm có khả năng bị hen suyễn và sốt cỏ khô cao hơn người bình thường.
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Bội nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn cấp tính, chủ yếu là do tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Viêm da cơ địa bội nhiễm không chỉ làm tổn thương da mà còn gây ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng.
- Gây tâm lý tự ti: Viêm da cơ địa thường dễ gây thâm sẹo, ngứa ngáy và tái phát nhiều lần. Tổn thương xuất hiện ở tay, chân, cổ, đầu và mặt ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và thường gây ra tâm lý tự ti cho người bệnh.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên do đặc tính tái phát nhiều lần và gây ngứa dữ dội nên bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu suất làm việc và tác động xấu đến các hoạt động sinh hoạt thông thường.
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn
Không có xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán viêm da cơ địa. Chính vì vậy quá trình chẩn đoán chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh lý và hình thái tổn thương.
Bên cạnh đó, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa với các bệnh lý sau đây:
- Tổ đỉa: Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một dạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bệnh lý này thường không có hồng ban và mụn nước ăn sâu vào da hơn so với mụn nước của viêm da cơ địa.
- Zona thần kinh: Zona thần kinh là một dạng tổn thương da thứ phát do virus varicella zoster (virus gây bệnh thủy đậu). Bệnh lý này đặc trưng bởi các vết hồng ban hơi phù nề, có kèm mụn nước mọc khu trú và chạy dọc theo các dây thần kinh. Tổn thương da do zona thần kinh thường gây sốt nhẹ, sưng nề và đau rát nhiều.
- Herpes môi/ herpes sinh dục: Bệnh do chủng virus herpes simplex type 1 và type 2 gây ra, đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ mọc tập trung trên vết hồng ban. Khi mới khởi phát bệnh thường gây ngứa nhưng sau đó chuyển sang đau và rát.
Ngoài ra chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thành còn phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn khác như da khô, tổn thương da tái phát nhiều lần, nồng độ IgE tăng,…
Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Điều trị viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn trước tiên phải loại trừ các yếu tố thuận lợi (thức ăn dị ứng, thuốc, hóa chất,…), sau đó tiến hành sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa bao gồm thuốc dùng ngoài và thuốc dạng uống.
Thuốc điều trị tại chỗ:
- Thuốc tím, dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Các dung dịch này thường được sử dụng ngay khi triệu chứng mới bùng phát, có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ.
- Nitrate bạc/ Hồ nước: Loại thuốc bôi này cũng được dùng trong giai đoạn cấp và được sử dụng ngay sau các dung dịch kháng khuẩn. Hồ nước và nitrate bạc có tác dụng làm khô dịch tiết và thúc đẩy tổn thương da đóng mài.
- Thuốc mỡ corticoid: Thuốc mỡ corticoid thường được dùng trong giai đoạn mãn tính. Sử dụng thuốc trong giai đoạn cấp có thể khiến da bị bí và lâu lành. Corticoid dạng bôi ngoài có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng viêm và dị ứng. Tuy nhiên thuốc có thể gây rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mỏng da, teo da,… nên chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
- Thuốc chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy acid, có tác dụng bạt sừng và giảm dày sừng da. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm được sử dụng nhằm làm giảm dịu vùng da tổn thương, bảo vệ da và ngăn ngừa nứt nẻ. Sản phẩm này được dùng khi vùng da tổn thương đã lành hẳn.
Thuốc điều trị toàn thân:
- Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế thụ thể histamine H1 ở hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra tác dụng an thần khi sử dụng (buồn ngủ).
- Corticoid đường uống: Có thể được dùng trong giai đoạn cấp nhằm giảm dị ứng và chống viêm mạnh. Tuy nhiên do rủi ro cao nên thuốc chỉ được sử dụng trong khoảng 3 ngày với liều lượng thấp. Corticoid đường uống hiếm khi được chỉ định trong giai đoạn mãn tính do thuốc chứa độc tính cao và có khả năng kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm (nhiễm trùng), bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm và kháng sinh toàn thân trong khoảng 7 – 10 ngày.
- Viên uống bổ sung: Viên uống bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B được chỉ định với những trường hợp viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do suy giảm miễn dịch và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
- Thuốc chống viêm không steroid: Trong trường hợp tổn thương da gây sốt nhẹ, đau và viêm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid để cải thiện triệu chứng.
Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị viêm da cơ địa theo Tây y còn bao gồm liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) và chiếu tia laser.
2. Điều trị bằng thuốc Nam
Điều trị bằng thuốc Nam có tác dụng chậm nên thường được phối hợp với thuốc Tây y hoặc Đông Y. Một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:
- Lá chè xanh: Lá chè xanh có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy bạn có thể nấu nước chè xanh uống và ngâm rửa vùng da tổn thương.
- Lá lốt: Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng sát trùng mạnh. Bài thuốc ngâm rửa từ lá lốt thích hợp với người bị viêm da cơ địa mãn tính gây ngứa nhiều và dữ dội.
- Lá trầu không: Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng sát trùng mạnh, tiêu viêm, giảm ngứa và phục hồi các mô da tổn thương. Do đó khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định, bạn có thể nấu nước tắm từ thảo dược này để giảm viêm, ngứa và làm mờ các vết thâm sạm.
3. Điều trị bằng thuốc Đông Y
Nếu không thể sử dụng thuốc Tây y (do dị ứng hoặc hội chứng không dung nạp), bạn có thể tìm gặp thầy thuốc để được thăm khám và chỉ định các bài thuốc Đông Y phù hợp.
Một số bài thuốc Đông Y chữa viêm da cơ địa ở người lớn:
- Bài thuốc Tiêu phong tán (dùng trong giai đoạn cấp): Đem phòng phong, thạch cao và ngưu bàng tử mỗi thứ 8g, thổ phục linh, sinh địa, thương truật, sài đất, kim ngân hoa, rau má và bồ công anh mỗi thứ 12g, kinh giới, khổ sâm, đương quy mỗi thứ 10g, cam thảo 4g sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán (dùng trong trường hợp có bội nhiễm): Đem sắc sài hồ, hoàng liên, hoàng cầm, chỉ xác, khương hoạt, bạch tiên bì, liên kiều, xuyên khung, độc hoạt, kinh giới, phòng phong mỗi thứ 8g, phục linh, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi thứ 12g, cam thảo và xác ve sầu mỗi thứ 4g, cát cánh 6g và dùng uống hết trong ngày.
- Bài thuốc Thanh dinh thang (dùng trong giai đoạn mãn tính): Dùng tang bạch bì, mạch đông, đảng sâm, thương nhĩ tử, ngân hoa, sài đất, rau má, phù bình, đơn tướng quân mỗi thứ 12g, đan sâm và liên kiều mỗi thứ 10g, trúc diệp và hoàng liên mỗi thứ 8g sắc uống.
Những lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có tính chất hệ thống. Vì vậy ngoài việc điều trị tại chỗ, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao thể trạng và ổn định hoạt động của hệ miễn dịch.
- Loại bỏ các yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân kích thích bệnh bùng phát (xà phòng, thức ăn, da khô, căng thẳng,…).
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và giảm khối lượng công việc.
- Tập thể dục 20 – 30 phút/ ngày nhằm điều hòa hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.
- Bảo vệ da bằng cách dưỡng ẩm 2 lần/ ngày kết hợp với việc sử dụng kem chống nắng và dùng áo khoác, ô dù che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Viêm da cơ địa ở người lớn thường có mức độ nhẹ và tiến triển ít phức tạp hơn so với viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Hồi nhỏ nghe mẹ em nói em có bị chàm ở mặt và cả người, mẩn đỏ nổi nốt, mẹ em cũng cho em đi chữa chạy các bệnh viện thì có đỡ nhưng mẹ bảo đến năm 5 tuổi thì tự nhiên không dùng gì cả mà bệnh vẫn khỏi. Giờ em 16 tuổi rồi cũng chưa thấy sao nhưng em không biết là sau này còn có thể bị lại bệnh này không? Với muốn phòng tránh bị phát lại thì cần chú ý những gì ạ?
Thật ra chàm sữa nhiều trẻ con bị lắm em, nên cũng không lo đâu, em cứ sinh hoạt ăn uống điều độ là được. Tập luyện thể dục thể thao cho người khỏe.hạn chế tiếp xúc hóa chất, khói bụi, khói thuốc… và các nguyên nhân gây dị ứng khác. Không nên ăn lạ, các thức ăn dễ gây dị ứng
Cho em hỏi với, ngoài mấy loại lá trầu không, lá trà xanh thì có lá nào dùng tốt cho bệnh viêm da cơ địa không, 2 lá này em dùng suốt rồi mà còn thấy khô da hơn, chắc không hợp.
Nếu em muốn điều trị dùng mấy cách dân gian thì có thể đọc ở đây này, có nhiều cách mà thấy cũng khá đơn giản, không tốn kém, có điều anh chưa dùng thử nên chưa biết thế nào https://2doctor.org/tri-viem-da-co-dia-tai-nha-6736.html
Quê chồng tui hay dùng cách này nè: Uống 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong pha vào nước ấm vào buổi sáng kết hợp ngâm tắm nước lá sài đất đun hàng ngày đều đặn, tầm khoảng 2, 3 tháng là sẽ thấy rõ thay đổi.
Tôi bị chàm khô á sừng ở chân 5 năm nay, da rất khô, bong da thành từng lớp từng lớp, đợt rồi còn ứa máu nứt toác, đi lại cũng đau. Tôi vẫn bôi dầu dừa với kem gót hồng mà không giảm. Có thuốc bôi nào hiệu quả hơn không mọi người?
Ý bạn là thuốc gót sen á, thuốc đấy bôi dưỡng ẩm da khi khô da bình thường thôi chứ á sừng do bên trong cơ thể cơ địa có bệnh nên dùng không hiệu quả là phải rồi, như em mình đang bôi thuốc gì của Nhật thấy cũng được nhưng nó bảo vẫn muốn tìm loại thuốc uống thì mới khỏi được chứ bôi vẫn chỉ đỡ thôi. Chú ý phải kiêng xà phòng hóa chất nữa đó
Bôi không không ăn thua đâu chị, em cũng bị á sừng bàn tay gần 4 năm nay, đến mùa đông là da bong hết ra. Còn đến mức không còn nhìn thấy vân tay đâu luôn ấy ạ, em đi làm ở công ty phải chấm công bằng vân tay riêng em được đặc cách không cần. Cuối tháng lại tự phải làm cái tính ngày công đưa sếp kí duyệt, lằng nhằng lắm. Xong bị bệnh thế này đi đâu cũng ngại, ai mới gặp cũng nhìn chằm chằm vào bàn tay của em, nên em toàn phải đep gang tay suốt. Công việc liên quan đến máy tính nhiều nên nhiều hôm em đánh máy tính cũng cảm giác khó khăn, đau rát. Em đã khám hết mấy bệnh viện lớn rồi điều trị dùng thuốc mà vẫn không khỏi. Thế nào may gặp được chị họ ở xa về quê chơi ngày tết chị ý mới biết bệnh tình em thế mách em tới chữa tại phòng khám thuốc dân tộc ở trên hà nội. Em đọc thông tin về nhà thuốc trên mạng thì thấy cũng yên tâm là cơ sở uy tín nên tới khám, dùng thuốc gần 3 tháng thì da ổn có vân tay trở lại, thời gian đầu thì hơi hoảng chút vì da bong tróc và ngứa hơn nhưng bác sĩ dặn em là do hiệu quả của thuốc nên vậy. Sau khoảng 2 week thì da tay dần dần đỡ, bong ít hơn, đỡ ngứa hơn. Mà thuốc là phải dùng theo hướng dẫn bác sĩ bao gồm cả 3 loại uống, bôi và ngâm buổi tối. Như vậy mới tác động cả bên trong lẫn bên ngoài da. Em thấy trên ti vi còn có giới thiệu thuốc này trong chương trình về sức khỏe, nhiều người cũng chữa khỏi rồi ngay cả bản thân em sau gần 2 năm rồi cũng không bị lại nên thuốc ok đấy chị, chị thử xem.
Thế cắt thuốc uống ở đấy họ có sắc sẵn cho mình rồi không hay về nhà phải tự sắc vậy bạn? Tôi ngại cái dùng thuốc uống đông y là phải sắc đun hàng tiếng đồng hồ, tốn thời gian lắm.
Trung tâm họ có sắc cô đặc thành dạng viên dùng tiện rồi đó chị, cứ không cần phải sắc nữa. Trước em cũng sắm cái ấm đun thuốc rồi mà đến khám ở đây thấy có loại sẵn thế tiện nên chọn loại đấy uống luôn. Mang đên công ty cũng dễ ấy ạ
Em có một bé trai được 3 tháng tuổi nhưng bé rất hay bị nổi mẫn ngứa, có lúc mẩn như bị phát ban, có lúc lại các nốt nhỏ nhỏ, nhưng thấy bé hay lấy tay dụi dụi gãi chỗ đó lắm nên em đoán chắc ngứa khó chịu. Em đã cho bé đi khám, bác sĩ bảo con em bị viêm da cơ địa và cho bôi thuốc nhưng không khỏi hẳn các mom ạ. Em đọc thì thấy bệnh này phải dưỡng da nữa, các mom có biết loại dưỡng da nào tốt không?
Tui bị viêm da cơ địa khá lâu rồi, có bị cả trên mặt nữa, giờ dùng kem chống nắng để bảo vệ da thì có loại nào tốt có thể sử dụng được cả người cả mặt không?
Đúng rồi tôi cũng thấy bác sĩ khuyên nên dùng kem chống nắng, mà lười quá con trai con đứa nên cũng ngại bôi bôi trát trát.
xài dòng eucerin hay vichy tớ thấy được đó, kem chống nắng vật lý tốt hơn loại hóa học mà cũng có loại bôi được cả người cả mặt. nói chung là người bình thường cũng nên bảo vệ da bằng kem chống nắng nữa là những người bị viêm da cơ địa như bọn mình.
Từ bé đến lớn tay em bình thường mà từ hồi em đi làm ở nhà máy gạch được một thời gian thì da tay em bong tróc và ngứa nhiều, đến nay tầm 6 tháng rồi mà nó chưa đỡ, đây cũng là bệnh viêm da cơ địa ạ?
Dễ là viêm da tiếp xúc bạn à, đeo gang tay vào để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, gạch ngói, với không động vào xà phòng, nước rửa bát … nha. Ngứa thì phải kiêng đồ hải sản, tôm cua cá đó nha. Ăn vào sẽ càng ngứa thêm nhiều.
Em bị cả viêm da cơ địa chàm ở người, tay chân với bệnh Hen suyễn, dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang được không bác sĩ?
Dùng được đó bạn ạ, mình cũng bị viêm mũi dị ứng và chàm cơ địa ở người, bác sĩ bảo dùng thuốc không có ảnh hưởng gì mà còn giúp điều chỉnh lại cơ địa đó. Đến nay mình uống thuốc được hơn 2 tháng thấy cũng tốt, các vết chàm bớt đi mà cũng ít ngứa hơn, cũng đỡ hắt hơi sổ mũi so với trước.
Thế thường liệu trình dùng bao lâu vậy bạn, như tớ bị cũng khá lâu rồi, nhiều chỗ tay chân thâm hết cả, da dày hơn sờ cứ cảm giác bì bì. Tớ cũng điều trị mấy nơi nhưng lại bị lại nên sợ chỗ này cũng thế :(((
Mình thấy bác sĩ bảo cũng tùy cơ địa từng người nhưng thường 3, 4 tháng là ok hết rồi, bệnh này thì khỏi xong rồi vẫn phải chăm sóc, kiêng khem mới tránh tái phát đó. Nhưng mình đọc phản hồi của những người điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc này thì thấy họ khỏi nhiều năm không bị lại. Nên chắc thuốc tốt đó bạn. Bạn đọc thêm ở đây này https://www.tapchidongy.org/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia.html
Cái chỗ phòng khám thuốc dân tộc đấy ở đâu vậy hai bạn, có địa chỉ Hà Nội không vậy? Khám theo y học cổ truyền thì có cần chuẩn bị gì không? Có cần nhịn ăn sáng không? Tôi chưa khám đông y bao giờ cả. Trước giờ toàn dùng thuốc tây mà bị tái lại liên tục, đến nản’
Có địa chỉ Hà Nội ở chỗ số b31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định đó bạn, bạn cứ ăn uống bình thường rồi qua khám thôi, cẩn thận hơn thì đặt lịch khám trước để đỡ phải chờ đợi tới lượt mà được sắp xếp khám đúng giờ bạn ạ, số điện thoại của bên trung tâm đấy này 02471096699. Bạn gọi họ sẽ hướng dẫn các thứ đó. Mà có cả tư vấn bệnh qua điện thoại luôn
Mình bị viêm da giai đoạn mãn tính rồi. nhiều chỗ da dày và khô sẩn lên, có khi 1 số chỗ da rỉ dịch loét, mình bôi provide sát trùng thì 1 2 ngày là khô. Đọc thấy giai đoạn mãn tính dùng Thanh dinh thang tốt. Mình Muốn mua bài thuốc Thanh dinh thang thì mua ở đâu, dùng thế nào?
Tôi vừa hỏi đứa em cũng học trung cấp y dược thì nó bảo đây là bài thuốc cổ phương, muốn cắt dùng thì ra hiệu thuốc đông y mua, nhưng liều lượng thuốc thì thay đổi theo mỗi người chứ không phải ai cũng như ai, với bài thuốc từ thời xưa thì có thể không hợp với người bệnh ngày nay nữa nên là vẫn nên có bác sĩ khám kê thuốc thì mới hiệu quả
Vào mùa đông da tôi ở bụng và đùi cứ thành từng đám sờ sần sần nổi gồ lên, ngứa và có bong những vảy trắng nhỏ. Đến mùa hè nóng thì lại đỡ. 3, 4 năm nay cứ liên tục thế, tôi cũng không dùng thuốc gì cả. Như vậy có phải bệnh lý viêm da cơ địa không? Cứ để như vậy thì liệu bệnh có năng hơn không?
Chắc viêm da cơ địa rồi đấy bác, em nghe giống giống bệnh chàm khô em đang bị, da cũng khô khô bong vảy trắng, mua đông khô hơn nên da bị nhiều hơn, nhưng của em thì ngứa lắm, nên cứ khi nào bị là lại phải lấy tuýp thuốc mỡ bôi vào mới đỡ. Với phải bôi thêm vaselin để dưỡng ẩm da nữa.
Cứ để bệnh mà không chữa thì chắc chắn nặng thêm rồi, chị nên đi khám càng sớm càng tốt, hồi đầu em mới bị bệnh cũng chủ quan không đi khám luôn, nghĩ là chỉ khô quá nên bong da thôi nó sẽ tự khỏi ai ngờ càng ngày càng nặng, đến bây giờ nghĩ lại đi khám ngay từ đầu có phải nhanh khỏi đâu. bệnh ngoài da cũng có nhiều loại lắm, đi khám có khi còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm vẩy da thì mới biết chính xác bệnh gì.
Mình bị á sừng bàn tay đeo găng tay trong mọi trường hợp luôn
Từ rửa bát ,lau nhà,gội,giặt… và bôi kem giữ ẩm ngày 2lần,thấy cũng dễ chịu
Hôm nào lười chỉ cần rửa 1cái bát không đeo găng là biết tay nhau ngay hix
Chuẩn, kinh nghiệm của tôi là cứ Mang găng tay bằng vải khi đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào thấy khô hay ngứa nếu bị ở tay ,còn bị ở chân thì mang vớ cotton thường xuyên
Em năm nay 24 tuổi. 2 năm trước ban đầu em thấy 1 ngón tay có nổi nốt nhỏ nhỏ ở rìa ngón ngứa sau đó nó lan dần sang các ngón tay khác em cứ tưởng bị nấm bôi thuốc nấm mà không hết. Em mới đi khám ở viện da liễu và đươc bác sĩ chuẩn đoán là chàm. Hồi nhỏ em từng bị chàm môi nhưng chỉ uống thuốc tây 1 thời gian ngắn là hết. Đến bây giờ tay có vẻ nặng hơn nhiều ấy ạ, trước thì nó chỉ mọc nốt li ti ít thôi, dùng với bôi thuốc tây y giờ nó lở loét chảy cả dịch trong vàng ra.Có cách nào chữa được không mọi người>
Có phải em dùng không theo hướng dẫn bác sỹ không mà sao lại bị nặng hơn trước vậy, bình thường chị dùng thuốc tây nhanh đỡ lắm, nhưng từ hồi có em bé không dám dùng nữa sợ bôi ngoài da con lại động vào cho tay vào mồm thì chết
Lở loét chảy dịch thế có khi nhiễm trùng rồi em ơi, tới bệnh viện kiểm tra lại để người ta kê kháng sinh cho. Không đơn giản là bệnh chàm thông thường nữa rồi.
Các bác có người nào bị chàm ướt không, con em mới đi khám và phát hiện bệnh chàm ướt. Em lên mạng đọc thì thấy bệnh này cũng là viêm da cơ địa và điều trị rất khó được. Cháu nó còn bị ở mu bàn chân và cẳng chân nên em sợ dễ bị nhiễm trùng nữa. Nên chữa bằng thuốc đông y hay tây y vậy các bác?
Trẻ con mà bị thì khổ lắm, bọn nó chạy nhảy nhiều nên dễ bị nhiễm khuẩn, em băng gạc vào cho cháu chứ đừng để hở. Gần nhà chị trên Thái Nguyên thấy có thầy lang chữa được đó.
Chàm ướt thì cũng không bôi được coticoit đâu. Nó phát ra lại bị nhiều hơn. Con mình bị chàm sữa thôi cũng đã khổ sở lắm rồi, cháu còn bé quá nên mình cũng chỉ cho con dùng mấy cách dân gian chưa dùng thuốc gì. Nhưng mà mình quen 1 chị làm cùng công ty chị bị chàm ướt mà chữa ở đâu khỏi rồi ấy, để mình nhắn tin hỏi chị ý xem chữa ở đâu rồi bảo bạn nha.
Các bác biết chỗ nào cho em địa chỉ cụ thể với nhé, cứ chỗ nào tốt chữa khỏi được bệnh là được, có xa xôi em cũng cố cho con đến chữa, cháu sắp phải vào cấp 3 rồi, nên em muốn chữa cho khỏi luôn cháu còn yên tâm ôn thi đại học nữa, chứ bệnh cứ dai dẳng mãi thế này không được.
Mình vừa hỏi rồi, chị ý bảo cũng chữa ở chỗ trung tâm thuốc dân tộc ở cuối bài viết có nhắc đến kìa, chị bảo khó chữa nên phải kiên trì dùng thuốc mấy tháng mới khỏi đó, dùng cả bôi cả ngâm rửa, cả uống kết hợp. Chị còn gửi cho mình thêm cái link thông tin về bài thuốc đấy nữa nè https://www.chuyenkhoadalieu.net/thuoc-dieu-tri-benh-viem-da-co-dia-tot-nhat.html
Cảm ơn bác nhiều nhé bác nhiệt tình quá , để em đọc tìm hiểu thêm rồi dẫn con tới khám. Mong là lần này chữa chỗ này sẽ khỏi được.
Mình bị chàm môi 6 năm rồi, mình chữa tùm lum mà không khỏi. Môi cứ nổi nốt, bong tróc đau rát lắm, ăn uống nhiều lúc cũng thấy khó. Ai chữa khỏi bệnh này mách mình với.
Thuốc mỡ demovate có tốt không bà con, em bị viêm da cơ địa tổ đỉa ở tay chân, dùng thuốc nam ông lang ở làng mấy tháng nay mà chưa khỏi, giờ chị làm cùng nhà máy bảo bôi cái này tốt, chị ý bị chàm ở chân cũng bôi rồi. Mà em vẫn hơi sợ dùng thuốc tây sợ nó có hại
Bôi mấy ngày thì được, bôi kéo dài lâu thì sẽ bị mỏng da, teo da đó. Tác dụng của cái thuốc này nhanh lắm, có vài ba ngày đã đỡ rồi. Trước tui cũng dùng mấy lần nhưng đọc được bài báo 1 chị bôi corticoid bị hoại tử da sợ quá nên bỏ luôn
Tôi bị chàm gần chục năm nay giai đoạn đầu là nổi mục nước ở tay hoặc chân đó, tôi không biết để đó 1 time dài thì chuyển qua mãn tính luôn, có thời gian nó tự đỡ sau đấy chỉ 1, 2 tháng lại nổi trở lại như cũ, cũng ngâm đủ các loại lá cây lá cỏ mà đâu vẫn vào đó. Tôi còn bị 1 cái là cứ uống bia rượu vào là người nổi mẩn đỏ ngứa ngáy vô cùng. Thế có phải là do gan kém, cần chữa bệnh gan không?
Tôi thấy khám ở bệnh viện bác sỹ cũng kê kèm thêm mấy thuốc bổ gan mà hỏi thì chả thấy giải thích gì nên cũng không rõ tại sao, mặc dù men gan của tôi kiểm tra thì vẫn bình thường không sao cả.
Theo đông y là do tạng can, thận kém, khiến chức năng giải độc hạn chế, tích tụ độc tố tại da, tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh. Em đọc được bài viết về thanh bì dưỡng can thang thì thấy bác sĩ giải thích thế. Ở trang web này đây https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-dac-tri-cac-benh-viem-da-hieu-qua.html
Thấy nhiều người dùng phết, em đang định tới khám. Mà hơi xa.
Mình cũng đang dùng thuốc ở đây gần hết liệu trình rồi, da mịn màng không sần sùi như trước, mỗi tội vẫn còn thâm một chút nhưng không sao chắc chịu khó bôi thuốc thêm sẽ đỡ. Thuốc ở đây làm từ thảo dược nên dùng thích lắm không lo bị tác dụng phụ như thuốc tây. Trước mình dùng thuốc tây còn hay bị ứng mà thuốc này thì không thấy bị sao cả.
Vậy là thuốc này có tác dụng giải độc gan thì điểu trị được cả bệnh mẩn ngứa của tôi đúng không? Hay có cần kết hợp với thuốc gì khác nữa.
Bác sĩ bảo mình là thuốc này vừa thanh nhiệt vừa giải độc gan giúp điều trị nguyên nhân bệnh bên trong, nhưng chắc bạn nên trực tiếp đến khám hoặc gọi điện cho bác sĩ, mỗi người sẽ kết hợp thuốc khác nhau mà.
Có thể dùng đồng thời cả lá lốt, lá chè xanh, lá trầu không được không? Mấy lá này dưới quê tôi đầy, nghe đâu các cụ cũng mách dùng đun lên để ngâm tắm với uống nước chè xanh hàng ngày tốt lắm mà chưa thử.
chắc là được, cứ thử xem, mấy lá này cũng lành dùng cùng nhau chắc cũng chả sao. tôi thì dùng mỗi lá lốt thấy cũng ok phết, mà ngâm tắm cũng dùng thời gian ngắn thôi, ngâm nước lâu là da càng mất nước thêm.
Bé nhà mình cũng bị chàm viêm da cơ địa đi khám ở viện da liễu bác sỹ kê 2 loại thuốc về bôi và tắm mà dùng được mới có 1 ngày bôi xong da con còn bị đỏ nặng hơn và khô lắm. Làm sao bây giờ vậy ạ?