Đề phòng viêm da cơ địa tái phát khi trời trở mùa
Nội Dung Bài Viết
Viêm da cơ địa là căn bệnh mạn tính, dễ tái phát vào mùa đông lạnh, khô hanh. Để phòng ngừa bệnh tái phát khi trời trở mùa, người bệnh cần chăm sóc da đúng cách, có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất,…
Tổng quan về chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu mạn tính. Bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn 3 tháng tuổi và tái phát suốt cuộc đời. Đây là căn bệnh bẩm sinh, có tính di truyền. Thông thường, bệnh sẽ tái phát khi gặp các tác nhân từ bên ngoài tác động như: bụi bặm, phân hoa, thời tiết khô hanh, nóng nực, thời tiết lạnh,…
Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa là:
- Da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ;
- Mẩn đỏ quy tụ thành từng đám;
- Mẩn đỏ gây ngứa, rát, sưng nhức;
- Da khô;
- Da bong vảy;
- Khi nốt mẩn đỏ lặn, chúng để lại những đốm thâm nâu trên da;
- Càng gãi, đám mẩn đỏ càng lan rộng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân hình thành bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định. Viêm da cơ địa có thể xuất hiện cùng với một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm bởi vì đây là căn bệnh do cơ địa gây ra. Mọi hoạt động, phương pháp chữa trị của y học chỉ dừng lại ở mức điều trị triệu chứng. Các phương pháp điều trị chỉ giúp cho người bệnh cải thiện cảm giác ngứa da, khô da,…
Bệnh viêm da cơ địa không phải là căn bệnh nguy hiểm, ít cho biến chứng. Tuy nhiên nếu người bệnh thường xuyên cọ gãi, dùng móng tay gãi gây trầy xước, vùng da bị tổn thương sẽ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm gây mưng mủ, lở loét.
Cách đề phòng viêm da cơ địa tái phát mùa đông lạnh
Viêm da cơ địa dễ tái phát nhất vào mùa đông. Ở thời điểm đầu mùa đông, thời tiết lạnh, khô hanh, da thường mất nước, khô ráp, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh quay lại hành hạ bệnh nhân.
Sau đây, chúng tôi xin gợi ý một số biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát vào mùa đông lạnh:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Đối với người bệnh viêm da cơ địa, chế độ dinh dưỡng là một phương diện vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp sức đề kháng trong cơ thể hoạt động tốt, giúp cơ thể có thể tự giữ ấm (cân bằng nội môi) và không để mụn ngứa xuất hiện.
Một số loại thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên ăn là:
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là loại vitamin tốt cho da, giúp da khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cụ thể, vitamin A tham gia trực tiếp vào quá trình điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng tế bào da, ức chế sự hoạt động của tuyến bã nhờn, ức chế hình thành các androgen,…
Người bị viêm da cơ địa nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào bữa cơm hàng ngày, trong những ngày mùa đông khô lạnh.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin A tự nhiên là: khoai lang, bí ngô, cà rốt, gan động vật, cần tây, cá sông,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B là một nhóm vitamin gồm có các tiểu loại như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9, vitamin B12. Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm tươi sống hàng ngày. Trong cơ thể con người, vitamin tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể.
Nếu thiếu vitamin B, bạn sẽ gặp phải nhiều chứng bệnh như: chuột rút, chán ăn, thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, đau vai gáy, liệt dây thần kinh nhẹ, dễ mắc các bệnh về da,…
Vitamin B tham gia vào quá trình tái tạo da, giúp da khỏe mạnh hơn. Do đó, người mắc bệnh viêm da cơ địa cần bổ sung vitamin B từ các loại thực phẩm để ngăn bệnh tái phát trong mùa đông lạnh.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin B như: trứng, rau xanh, gao lứt, hạt điều, đậu phộng (lạc), hạt óc chó, chuối,…
Trong trường hợp có nhu cầu uống viên uống vitamin B tổng hợp, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, chớ nên tùy tiện dùng.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là loại vitamin giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể người lại không thể tự tạo vitamin C. Do đó, con người cần phải dung nạp vitamin C từ bên ngoài.
Thiếu vitamin C sẽ gây ra một số hiện tượng như: vết thương khó lành, da dễ bị trầy xước, tổn thương, mệt mỏi,…
Đối với người bệnh viêm da cơ địa, vitamin C giúp cho người bệnh có làn da khỏe mạnh, chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, ngăn không cho mẩn ngứa hình thành trên da, ngăn chặn quá trình lão hóa da, giúp da đàn hồi hơn.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C là: cam, quýt, cà chua, bông cải xanh, dâu tây, táo,… Đa phần, trái cây tươi là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Do vậy, người bệnh nên ăn trái cây hàng ngày hoặc có thể đổi khẩu vị bằng cách uống sinh tố, uống nước ép trái cây.
Khi tiêu thụ các loại thực phẩm, trái cây chứa nhiều vitamin C, người bệnh cần dùng có điều độ. Thu nạp vitamin C quá mức có thể gây ra một số triệu chứng như: mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ, có nguy cơ bị sỏi thận,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E là một nhóm vitamin rất cần thiết cho làn da, giúp da khỏe mạnh, mịn màng, dưỡng ẩm các lớp biểu bì,… Vào mùa đông lạnh, người bệnh viêm da cơ địa cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E để làn da luôn khỏe mạnh, được cung cấp đầy đủ độ ẩm.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E là: hạt hướng dương, giá đỗ, rau xanh, thịt nạc, sữa tươi, trứng, quả bơ, quả đu đủ, ớt chuông, hạt vừng, mầm lúa mạch, đậu tương,…
Mỗi ngày, cơ thể con người cần khoảng 15mg hàm lượng vitamin E. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, dùng quá liều lượng, người bệnh có thể sẽ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… thậm chí bị tử vong.
Bên cạnh các loại thực phẩm kể trên, người bệnh viêm da cơ địa cũng cần hạn chế hoặc kiêng dùng một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt gà, hải sản, thịt bò, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
2. Chăm sóc da đúng cách
Vào mùa đông lạnh, chăm sóc da đúng cách là một điều cần thiết, giúp bệnh viêm da cơ địa không tái phát. Một số biện pháp giúp da luôn khỏe mạnh là:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da để da tránh bị khô;
- Tắm bằng nước ấm, tránh tắm bằng nước quá nóng;
- Mặc quần áo dày, dài tay để giữ ấm làn da;
- Thay quần áo sạch mỗi ngày;
- Vệ sinh chăn, gối, nệm thường xuyên;
- Tránh cọ gãi da vì sẽ khiến cho tình trạng mẩn ngứa lan rộng hơn;
- Uống nước đầy đủ hàng ngày. Điều này giúp da luôn được cung cấp độ ẩm và giúp thận đào thải độc tố trong cơ thể;
- Thận trọng với các loại xà phòng, sữa tắm, mỹ phẩm và nước hoa.
3. Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh
Một lối sinh hoạt lành mạnh giúp người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh bệnh viêm da cơ địa tái phát.
Người bệnh viêm da cơ địa nên:
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…;
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan;
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
- Tập luyện thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc khi tối muộn. Hai thời điểm này, nhiệt độ hạ thấp, người bệnh dễ bị cảm lạnh, khô da, viêm đường hô hấp,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!