Viêm dạ dày cấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Nội Dung Bài Viết
Theo báo cáo của Hội khoa học Tiêu hóa, 70% người Việt có nguy cơ mắc các bệnh viêm dạ dày, trong đó có viêm dạ dày cấp. Căn bệnh này có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi nhưng chủ yếu nhất là người dưới 40 tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy viêm dạ dày cấp là gì? Các nhận biết và điều trị viêm dạ dày cấp là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này.
Viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng sưng hoặc viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Chúng gây đau đớn dữ dội cho người bệnh nhưng lại không kéo dài liên tục mà chỉ là những cơn đau tạm thời. Tuy vậy viêm dạ dày cấp cũng gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc của hệ tiêu hóa và sinh hoạt của con người. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời nó sẽ chuyển sang viêm dạ dày mãn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu bị viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp là căn bệnh rất dễ nhận biết. Đặc trưng triệu chứng của căn bệnh này bao gồm 2 dấu hiệu cơ bản sau:
Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị đau dữ dội kèm theo nóng rát, cồn cào là dấu hiệu đầu tiên của đau dạ dày cấp. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi ăn do niêm mạc đã bị sưng huyết trước đó. Khi dạ dày co bóp khiến thức ăn vô tình tiếp xúc với khu vực vị viêm gây nên những cơn đau dữ dội, bỏng rát.
Thông thường, cơn đau thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn no từ 2 – 3 tiếng hoặc ăn khi đói. Có nhiều trường hợp cơn đau buột phát lúc nửa đêm, gần sáng làm mất ngủ, sáng dậy mệt mỏi, uể oải khó làm việc. Tuy nhiên cũng có một số ít bệnh nhân không đau dữ dội mà chỉ âm ỉ, thỉnh thoảng quặn đau thành cơn. Ngoài ra, người bệnh có thể có thêm các biểu hiện như tức ngực hay đau lan ra sau lưng.
Buồn nôn và nôn
Khi bị viêm dạ dày cấp, cơ thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều ngay sau khi ăn xong. Nghiêm trọng hơn còn có thể nôn ra máu có màu bã cà phê. Sau khi nôn xong, cơn đau thường giảm ngay nhưng nó sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Tình trạng trên kéo dài có thể gây mất nước, chất điện giải, sắc mặt nhạt, hốc hác và sút cân.
Chán ăn, ăn không ngon
Những cơn đau bất chợt, âm ỉ khiến hệ tiêu hoá của người bệnh kém, ăn uống khó tiêu ăn không ngon miệng. Đặc biệt, đi kèm với triệu chứng đầy bụng sau khi ăn nên dần dần khiến cho bệnh nhân chán ăn. Cơ thể suy nhược khiến sức khoẻ người bệnh ngày càng đi xuống.
Đi ngoài phân đen
Đây cũng là một trong những triệu chứng cho thấy bạn bị viêm dạ dày cấp. Tình trạng ăn uống khó tiêu, hệ tiêu hoá không bài tiết được khiến cho người bị viêm dạ dày cấp đi ngoài khó khăn, kèm phân đen mùi hôi khó chịu.
Nếu bạn đang gặp phải một trong những triệu chứng trên hãy tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán bệnh. Mặc dù, viêm dạ dày cấp không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu để lâu hoặc không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những diễn biến khôn lường như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp
Trong thực tế, viêm dạ dày cấp khi mới ở giai đoạn đầu được chữa trị kịp thời đều sẽ khỏi bệnh. Một số trường hợp cũng tự khỏi mà không cần điều trị khi cơ thể kịp thời tự phát hiện và chữa lành (cơ chế tự chữa lành).
Mặc dù vậy, đa số các ca bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng do không chú trọng đến các dấu hiệu phát bệnh. Vì vậy sự can thiệp của y khoa thông qua các loại thuốc là điều chắc chắn. Nhưng do viêm dạ dày cấp có thể do nhiều nguyên nhân như virus, căng thẳng cực độ hay lạm dụng chất kích thích,… nên phương pháp và thời gian điều trị có thể khác nhau.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được đề nghị sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị. Cụ thể:
- Thuốc kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày.
- Thuốc đối kháng H2 hạn chế khả năng tự sản xuất axit của dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton nhằm ức chế các axit dạ dày được sản sinh.
- Thuốc kháng sinh khi nhiễm khuẩn H. pylori,…
- Ngừng sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hay corticosteroid bởi nó có thể là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp.
Áp dụng các bài thuốc bằng phương pháp dân gian đơn giản rẻ tiền
Đây là phương pháp cũng được rất nhiều người bệnh lựa chọn, ưu điểm là đơn giản rẻ tiền mà hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả lâu dài người bệnh cần áp dụng kiên trì và đều đặn.
Chuối xanh và mật ong
Chuối xanh có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích lớp màng nhầy dạ dày phát triển. Bên cạnh đó, chuối xanh còn có tác dụng chống lại vi khuẩn tấn công dạ dày. Vì vậy, sử dụng kết hợp chuối xanh và mật ong sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm dạ dày cấp.
Cách làm: Lấy chuối xanh, lột vỏ rồi ngâm với nước muối để nhựa ra hết. Sau đó, rửa sạch xắt lát mỏng đem phơi khô. Khi chuối khô thì tán thành bột mịn trộn với mật ong thành viên nhỏ mỗi ngày uống 3 lần.
Đậu rồng
Trong đậu rồng có chứa nhiều hàm lượng vitamin cùng chất xơ rất tốt cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy sử dụng đậu rồng để điều trị bệnh viêm dạ dày cấp hiệu quả.
Cách làm: Lấy đậu rồng rửa sạch để ráo rồi rang trên bếp cho tới khi có mùi thơm là được. Mỗi sáng người bệnh ăn khoảng 10 quả đậu rồng, thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Đây cũng là cách giúp cải thiện bệnh tình vì hầu hết những người mắc viêm dạ dày cấp đều có thói quen sinh hoạt lộn xộn, thiếu khoa học. Cụ thể:
- Hạn chế hoặc tốt nhất là tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Tránh đồ chiên xào, đồ chua và đồ cay.
- Ăn ngủ đúng giấc, hạn chế thức khuya.
- Sử dụng thực phẩm ít chất xơ để cơ thể dễ tiêu hóa. Nếu thường xuyên nôn thì hãy thử dùng các loại súp hoặc thức ăn lỏng.
- Chia bữa chính ra các bữa ăn nhỏ hơn.
- Kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
Viêm dạ dày cấp rất dễ gặp phải và tác động tiêu cực đến cơ sức khỏe con người. Nó làm thể chất, tinh thần sa sút, uể oải. Mong rằng bài viết viêm dạ dày cấp là gì và dấu hiệu, cách chữa của viêm dạ dày cấp trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đáng ngờ, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sớm, bảo vệ tốt nhất sức khỏe bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!