Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
Nội Dung Bài Viết
Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
Viêm đại tràng là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng phải trải qua chế độ ăn uống nghiêm ngặt mới có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh. Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Khi mắc bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như đau rát bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, đầy hơi,…
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng là do vi khuẩn tấn công. Để kịp thời kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Ăn sữa chua hàng ngày cũng là một cách giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng và mang lại hiệu quả tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Thực tế, rất nhiều người sử dụng sữa chua để bổ sung cho cơ thể của mình. Đây là sản phẩm đã được lên men lactic, khử chất béo, thanh trùng vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc sử dụng sữa chua sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày của con người. Các nghiên cứu cho thấy, trong sữa chua có chứa 100 – 150 kcal, protein (8 – 10gr), canxi (20%), vitamin D (20%), đường (20 gr),…
Những thành phần có trong sữa chua là nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình trao đổi chất cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, sữa chua có rất nhiều tác dụng vượt trội như sau:
- Cải thiện tình trạng viêm loét, chảy máu, đầy hơi,… do bệnh viêm đại tràng gây ra.
- Sữa chua tốt cho đường ruột, lợi khuẩn có trong sữa chua tham gia vào quá trình cải thiện hệ tiêu hóa của con người.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn nhờ vi sinh vật probiotic, giảm thiểu tình trạng khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng,…
- Tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể nhờ các chất như vitamin B-2, vitamin B-12, kali, magie,…
- Những dưỡng chất có trong sữa chua có tác dụng kích thích, giúp cho con người ăn ngon miệng hơn.
- Giảm mỡ bụng, giúp cho vòng eo thêm thon gọn, săn chắc hơn.
- Ngăn ngừa các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như huyết áp, tim mạch, thận,…
- Bảo vệ răng miệng, cải thiện sắc tố da, giúp làn da trở nên mịn màng, trắng hồng rạng rỡ.
- Bổ sung canxi, giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
Bên cạnh đó, thành phần probiotics có trong sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn. Dưới tác động của vi khuẩn, các lactic trong sữa chua sau khi lên men sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose và cuối cùng hình thành axit lactic. Axit này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa ở đại tràng diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy sau khi uống thuốc chữa trị bệnh viêm đại tràng. Một số nghiên cứu cho thấy, sữa chua ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành đại tràng, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại. Do đó, người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua cho cơ thể của mình để hỗ trợ chữa trị bệnh, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Lưu ý ăn sữa chua cho người viêm đại tràng
Mặc dù sữa chua được chứng minh rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh không được lạm dụng ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày. Điều này sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Với những người bị viêm đại tràng, khi ăn sữa chua, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và thức ăn được hấp thu dễ dàng hơn.
- Không được ăn sữa chua khi bụng đói vì vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và axit trong sữa chua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
- Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn 1 – 2 hủ sữa chua, không được ăn quá nhiều.
- Nên dùng sữa chua sau khi ăn no khoảng 1 – 2 giờ
- Không nên kết hợp ăn sữa chua với uống thuốc vì hoạt chất trong thuốc sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Ăn nhiều sữa chua sẽ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, phát ban,… và khiến cho bệnh viêm đại tràng chuyển biến nặng hơn.
- Bảo quản sữa chua trong ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ từ 6 – 8 độ C.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, xử lý phân và chất thải đúng cách
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn và ăn thức ăn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây
- Tránh ăn những thực phẩm có vị chua, cay, nóng,… gây ảnh hưởng đến đại tràng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh gây tổn thương đường ruột
- Uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp thêm các loại nước ép chứa nhiều thành phần vitamin
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tẩy giun sán định kỳ và kiểm tra đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá sức, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc tây hoặc tự ý mua thuốc uống mà không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân giải đáp được thắc mắc: Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Mặc dù sữa chua rất tốt cho sức khỏe con người nhưng bạn nên ăn với lượng vừa đủ, không được làm dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải tiến hành điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong quá trình điều trị, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp kiểm soát kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!