Viêm đại tràng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Mách bạn cách chữa viêm đại tràng bằng nghệ cực hay

Lá vối có công dụng chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả

Viêm đại tràng co thắt là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?

Đại tràng Sigma và những bệnh nguy hiểm thường gặp

Viêm đại tràng khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm đại tràng theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hay

Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ lá ổi cực đơn giản

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý gây viêm nhiễm do sử dụng thuốc kháng sinh. Mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm bởi nó có có thể dẫn tới những biến chứng như: Mất nước, thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy viêm đại tràng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc còn có tên gọi là viêm đại tràng do kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. difficile. Tình trạng này liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clotridium difficile và trong một số trường hợp hiếm gặp thì các sinh vật khác có thể tham gia vào.

Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh dẫn đến viêm nhiễm

Điều trị bằng thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ dẫn đến các lợi khuẩn bị tiêu diệt và tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển, trong đó có loại vi khuẩn Clostridium difficile. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra độc tố làm viêm niêm mạc và hình thành 1 lớp màng màu trắng dính vào ruột gọi là giả mạc.

Các giả mạc này vô cùng mềm nên rất dễ bong và khi bong sẽ để lại các ổ viêm, ổ loét gây chảy máu. Bệnh có thể gây ra trải nghiệm đau đớn, xuất hiện một số triệu chứng như sốt, đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Nhưng, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như người bệnh sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng giả mạc

Theo các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh viêm đại tràng giả mạc được gây ra bởi những nguyên nhân như sau:

1. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thông thường, vi khuẩn trong đường ruột tồn tại một cách tự nhiên, cân bằng và lành mạnh. Nhưng nếu sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc tây khác sẽ khiến cho sự cân bằng vốn có này bị đảo lộn. Khi đó, các hại khuẩn gồm có C.difficile phát triển quá mức làm tiết ra nhiều độc tố tác động vào niêm mạc đại tràng gây viêm và tạo thành giả mạc màu trắng.

Hầu như các loại thuốc kháng sinh nào cũng có thể gây ra viêm đại tràng giả mạc. Trong đó, có một số loại kháng sinh có khả năng gây viêm cao hơn so với những loại khác, gồm có:

  • Fluoroquinolones
  • Penicillin
  • Cephalosprin
  • Clindamycin

2. Hoá trị liệu

Hoá trị liệu thường được dùng để điều trị bệnh ung thư, nhưng nó cũng có thể làm phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng dẫn đến mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, ung thư trực tràng,… cũng có nguy cơ gây bệnh.

3. Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố nguy cơ cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm đại tràng giả mạc như:

  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không phù hợp.
  • Bị suy dinh dưỡng thiếu hụt các dưỡng chất.
  • Đã trải qua phẫu thuật ruột hoặc tiếp nhận chăm sóc đặc biệt.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc cao có thể kể đến như:

  • Người già trên 65 tuổi.
  • Trước đó, người bệnh đã từng bị nhiễm C.difficile trong quá khứ.
  • Người bệnh có vết bỏng trên cơ thể.
  • Có tiền sử về ruột kết như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc ung thư trực tràng.
  • Từng sử dụng qua các thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc ức chế bơm proton.

Dấu hiệu nhân biết của viêm đại tràng giả mạc

Thông thường, các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc xuất hiện rất sớm, chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng cũng có trường hợp bệnh khởi phát sau liệu trình uống thuốc kháng sinh hoặc thậm chí lâu hơn. Một số biểu hiện có nguy cơ cơ mắc bệnh như:

  • Tiêu chảy: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh, lúc này người mắc bệnh sẽ đi đại tiện mỗi ngày khoảng 7 – 8 lần. Phân có sự thay đổi từ mềm, sệt sang toàn nước, đôi khi có lẫn máu kèm theo chất nhầy.
  • Đau bụng: Những cơn đau bụng sẽ kéo dài liên tục, có khi âm ỉ hoặc có lúc lại quặn bụng. Triệu chứng này khiến cho người bệnh rất dễ bị lầm tưởng với bệnh viêm đại tràng hoặc bị rối loạn tiêu hoá.
  • Sốt: Người bệnh có dấu hiệu bị sốt với nhiệt độ cơ thể lên tới khoảng 39 – 40 độ. Theo số liệu thống kê hiện nay thì những người bị mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc sẽ có khoảng 28% bệnh nhân bị sốt.
  • Mất nước: Đại tiện liên tục cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị mất nước dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt và khô họng. Đối với trường hợp nặng, người bệnh còn có những biểu hiện như: Bị suy thận, phù toàn thân, hạ huyết áp.
Viêm đại tràng giả mạc
Đau bụng là một trong những dấu hiệu cảnh mắc mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý liên quan tới các loại kháng sinh khiến cho sự phát triển quá mức của vi khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh gây kích ứng đường ruột dẫn đến viêm đại tràng giả mạc.

Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh trở nặng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi những biến chứng khôn lường như:

  • Hạ Kali trong máu: Thường xuyên bị tiêu chảy sẽ khiến cho lượng kali trong máu bị tụt dốc và  có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không sớm can thiệp vào.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: Tình trạng đại tràng bị phình to do không thể thoát khí và đào thải phân ra ngoài được dẫn đến gây ứ đọng. Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp, nhưng nếu không sớm can thiệp có thể sẽ gây vỡ đại tràng và làm nhiễm trùng ổ bụng.
  • Thủng đại tràng: Đại tràng đóng vai trò là nơi chứa chất thải của cơ thể và vi khuẩn. Nếu tình trạng phình đại tràng nhiễm độc không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến hậu quả thủng đại tràng. Khi đó vi khuẩn sẽ tấn công vào ổ bụng đe doạ đến tính mạng của người bệnh.
  • Mất nước: Người bệnh sẽ phải đi đại tiện khoảng tứ 10 – 20 lần với tình trạng phân lỏng, có khi toàn nước và kèm theo chất dịch nhầy, có mùi tanh. Nếu bệnh nhân không được uống hoặc truyền các dung dịch có chất giải diện để bù nước thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng và có thể dẫn tới tụt huyết áp hoặc suy thận.

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng giả mạc

Để biết chính xác bệnh nhân có mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc hay không thì ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm mẫu phân: Xét nghiệm này sẽ được tiến hành cùng với một hoặc nhiều mẫu phân nhằm xác định loại vi khuẩn C.difficile có tồn tại vượt mức an toàn không.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết được tế bào máu trắng (hệ thống bạch cầu) có bị ảnh hưởng hay không. Nếu tăng bạch cầu thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Nội soi đại tràng: Sử dụng một ống mềm có gắn máy ảnh thu nhỏ ở đầu và đưa vào bên trong hậu môn qua trực tràng để đến đại tràng. Nội soi cho phép bác sĩ quan sát kỹ những dấu hiệu ở bên trong đại tràng. Nếu xuất hiện những mảng màu vàng hoặc lớp niêm mạc bị tổn thương sẽ có nguy cơ mắc phải viêm đại tràng giả mạc.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Nếu bệnh nhân có những biểu hiện nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ổ bụng hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng nghiễm độc hoặc vỡ đại tràng.
Viêm đại tràng giả mạc
Nội soi đại tràng giúp quan sát và chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm có:

  • Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm đại tràng giả mạc. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tây nhằm làm giảm bớt các triệu chứng, trong đó có tiêu chảy.
  • Dùng kháng sinh khác: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một loại kháng sinh khác để chống lại vi khuẩn C.difficile, cho phép sự phát triển trở lại của các vi khuẩn bình thường để khôi phục sự cân bằng lành mạnh trong ruột già. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng mà có thể dùng kháng sinh bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc thông qua một ống mũi vào dạ dày.
  • Cấy ghép vi khuẩn phân: Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách cấy ghép mẫu phân từ một người hiến tặng khoẻ mạnh để khôi phục lại hệ thống vi sinh vật ở đường ruột bằng cách chuyển qua bằng ống thông mũi để đi đến dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, phân có thể được đặt trong viên nang và người bệnh có thể nuốt viên nang này.
  • Phẫu thuật: Thủ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần ruột kết để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật này sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân bị suy nội tạng, vỡ đại tràng hoặc bị viêm phúc mạc.

Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị

Sau khi thăm khám thực hiện các chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp thì các bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan như:

  • Cần tuân thủ sử dụng đầy đủ các loại kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn.
  • Uống paracetamol khi bị đau bụng hoặc bị sốt.
  • Không nên dùng thuốc chống tiêu chảy vì sẽ làm ngăn chặn nhiễm trùng được xoá khỏi cơ thể bạn.
  • Tập thói quen uống nhiều nước để tránh mất nước và ăn các loại thực phẩm đơn giản dễ tiêu hoá như súp, gạo, bánh mì, mì ống nếu cảm thấy bụng đói.
  • Thường xuyên rửa tay và ở nhà cho đến ít nhất 48 giờ sau đợt tiêu chảy cuối cùng.
  • Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu phát hiện các triệu chứng tái phát lại sau khi điều trị kết thúc thì hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến gặp bác sĩ trực tiếp.
Viêm đại tràng giả mạc
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm giúp hạn chế ngăn ngừa bệnh

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng giả mạc

Bệnh viêm đại tràng giả mạc có tính tái phát cao, do đó người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau đây nhằm phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Tránh dùng kháng sinh không cần thiết: Thuốc kháng sinh kê toa giúp điều trị một số bệnh lý nhưng không thể điều trị các bệnh do nhiễm virus. Do đó, nếu cần sử dụng thì hãy yêu cầu bác sĩ kê toa một loại thuốc có phạm vi hẹp và có thể dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Cách ly người bệnh: Cần cách ly người nhiễm C.difficile ở một phòng riêng và cần phải hạn chế tiếp xúc với phân hoặc chất thải của người bệnh. Nhân viên bệnh viện cần đeo găng tay sử dụng 1 lần và áo choàng cách ly khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm C.difficile.
  • Vệ sinh kỹ lưỡng: Sống tại bất kỳ môi trường nào cũng phải cần khử trùng tất cả các bề mặt một cách cẩn thận bằng sản phẩm có chứa chất tẩy Clo. Bởi vì các bào tử C.difficile có thể tồn tại khi tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa thông thường nếu không chứa chất tẩy trắng.
  • Rửa tay: Sử dụng xà phòng và nước ấm là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh tay, bởi vì chất khử trùng tay chứa cồn không tiêu diệt các bào tử C.difficile một cách hiệu quả.

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý làm tổn thương nghiêm trọng ở vùng đại tràng và có nguy cơ tử vong nếu không sớm điều trị. Bệnh có nguy cơ tái phát lại mặc dù đã được điều trị, do đó người bệnh cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế và ngăn ngừa khả năng tái phát lại.

Cùng chuyên mục

chữa viêm đại tràng bằng nghệ

Mách bạn cách chữa viêm đại tràng bằng nghệ cực hay

Chữa viêm đại tràng bằng nghệ là mẹo lành tính có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh. Dùng nghệ đúng cách sẽ khắc phục được tình...

Lá vối có công dụng chữa bệnh viêm đại tràng

Lá vối có công dụng chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng bằng lá vối. Đây...

Viêm đại tràng co thắt là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng ruột già bị rối loạn chức năng không đi kèm với tổn thương thực thể. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới từ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn