Viêm đại tràng thường đau ở vị trí nào?
Nội Dung Bài Viết
Xác định đúng vị trí đau là cách giúp bạn có thể phát hiện được bệnh đau đại tràng đơn giản nhất. Vậy viêm đại tràng thường đau ở vị trí nào? Bài viết dưới đây giúp bạn biết rõ điều đó.

Viêm đại tràng thường đau ở vị trí nào?
Đại tràng là phần ruột non của hệ tiêu hóa của con người, giúp phân hủy thức ăn thành phân và đào thải ra ngoài. Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng không ngừng tăng lên. Người bệnh viêm đại tràng sẽ bị đau ở nhiều vị trí khác nhau. Bệnh nhân cần xác định đúng những vị trí này để có biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đại tràng như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, ung thư trực tràng,… Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như chảy máu trực tràng, đi đại tiện nhiều lần, cơ thể suy nhược, đầy bụng,…
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng thường có biểu hiện bị đau bụng ở vị trí phần dưới rốn. Vị trí đau có thể bị lệc xuống phía dưới rốn và lan sang hai bên mạn sườn. Thông thường, người bệnh sẽ hơi đau quặn thắt ở những vùng nhỏ và đau lan sang toàn bộ các đoạn đại tràng. Kèm theo đó là tình trạng phình bụng, chứng bụng, mất ngủ.
Ngoài ra, người bệnh thường xuyên đi đại tiện nhiều hơn, rặn khó, đi cầu có phân lỏng, cơ thể bị mất nước trầm trọng. Những cơn đau bụng do bệnh viêm đại tràng gây ra rất đa dạng. Bệnh nhân có thể bị đau sau khi ăn no hoặc ăn những loại thức ăn cay, nóng. Tùy thuộc vào mức độ đau, vị trí đau, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp nhất.
Khi bị đau đại tràng, bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau đớn dữ dội ở vùng bụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ phải hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… Thậm chí là tử vong cho người bệnh.
Chẩn đoán tình trạng đau do viêm đại tràng
Viêm đại tràng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Những cơn đau do bệnh viêm đại tràng gây ra khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, ợ chua,… Nếu nhận thấy vùng bụng bị đau và kèm theo các biểu hiện dưới đây, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị.

- Hoa mắt, chóng mặt
- Buồn nôn
- Suy nhược cơ thể
- Đầy bụng, ợ hơi
- Đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng
Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống. Riêng bệnh nhân bị viêm đại tràng ở mức độ nặng, đã tiến hành xét nghiệm máu, phân, chụp CT để quan sát bên trong đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị phù hợp.
Viêm đại tràng – Khi nào cần đi khám?
Với những trường hợp cơn đau đại tràng, viêm loét dạ dày kéo dài trong vài ngày nhưng không hết, bệnh trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần phải nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng phát hiện bệnh và cảm thấy an tâm hơn, tránh được các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng đều do vấn đề tiêu hóa tạm thời. Nếu bị viêm đại tràng ở mức độ nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật hoặc áp dụng các phương pháp y khoa khác như hóa trị, xạ trị, truyền dịch,… để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc tại nhà đúng đắn để bệnh nhanh chóng khỏi.
Ngoài ra, bệnh nhân nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Đặc biệt, nơi khám phải có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giỏi tay nghề và trang thiết bị máy móc hiện đại. Điều này sẽ giúp người bệnh có thể an tâm hơn trong suốt quá trình điều trị bệnh và tránh được các biến chứng của bệnh viêm đại tràng.
Cải thiện đau do viêm đại tràng
Sau khi tiến hành thăm khám, điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây để sớm cải thiện cơn đau do bệnh viêm đại tràng gây ra.

- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học, an toàn cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường thêm rau xanh và trái cây cho cơ thể.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như ngũ cốc, rau cải, súp lơ,…
- Có lối sống lành mạnh, tránh ngồi làm việc quá lâu tại một chỗ
- Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng, tránh sử dụng thuốc quá liều lượng hoặc uống thuốc không đúng thời gian.
- Nếu thuốc uống gây ra một số bất thường cho cơ thể thì người bệnh cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, tránh luyênj tập quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.
- Không được áp dụng các bài thuốc dân gian được truyền miệng khi không được sự cho phép của bác sĩ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh việc đi đại tiện quá lâu
- Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện
- Vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Viêm đại tràng thường đau ở vị trí nào? Tốt nhất, nếu nhận thấy cơ thể có những bất thường, bệnh nhân nên sớm thăm khám. Tùy thuộc vào từng vị trí đau, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!