Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

5 Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu tốt nhất tại TPHCM

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm trùng, có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của hệ tiết niệu. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: Viêm mào tinh, áp – xe tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở nữ giới… Để tránh gặp phải những vấn đề này, nắm rõ các thông tin về bệnh để chủ động phòng ngừa và điều trị là việc làm cần thiết.

I/ Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu

Nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa.

1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Thông tin cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị
Thông tin cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị

Đường tiết niệu được hình thành từ nhiều cơ quan khác như thận, niệu quản, âm đạo, bàng quang. Viêm đường tiết niệu xảy ra khi một trong những cơ quan của đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đều xảy ra ở cơ quan tiết niệu dưới như niệu đạo, bàng quang.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của các vi khuẩn vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Sau đó lan tới bàng quang và cả những cơ quan khác của hệ tiết niệu. Mặc dù cấu tạo của đường tiết niệu có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhưng đôi khi vi khuẩn vẫn có thể tấn công vào, sinh sôi phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thông thường, nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu thường gặp gồm có:

  • Viêm bàng quang: Là tình trạng bàng bị nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn E.coli gây ra.
  • Viêm niệu đạo: Là tình trạng niệu đạo bị nhiễm trùng, có thể xảy ra do vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn lên niệu đạo. Vì niệu đạo phụ nữ gần với âm dạo hơn nên các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia herpes, mycoplasma cũng có khả năng gây viêm nhiễm đường niệu đạo.
  • Quan hệ tình dục cũng có thể là một nguyên nhân gây viêm bàng quang. Tất cả nữ giới đều có nguy cơ bị viêm bàng quang bởi khoảng cách từ lỗ niệu đạo đến bàng quang và từ niệu đạo đến hậu môn đều ngắn hơn nam giới.

3. Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Việc phát hiện bệnh viêm đường tiết niệu là khá khó khăn, vì không phải khi nào nó cũng có biểu hiện rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu chung như sau:

  • Thường xuyên bị kích thích đi tiểu.
  • Nước tiểu có nhiều bọt
  • Có cảm giác nóng rát, đau buốt khi tiểu.
  • Mặc dù đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu lại ít.
  • Nước tiểu có màu bất thường như màu hồng, màu cola, màu đỏ. Đây là những dấu hiệu cho thấy trong nước tiểu có máu.
  • Nước tiểu có mùi nặng.
  • Nếu là nữ giới, viêm đường tiết niệu thường có cảm giác đau vùng chậu, nhất là khu vực trung tâm của xương chậu, xung quanh khu vực có xương mu.
Đau vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt là những triệu chứng thường gặp
Đau vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt là những triệu chứng thường gặp

Ngoài những triệu chứng chung, tùy thuộc vào các vị trí bị nhiễm trùng của đường tiết niệu, nó sẽ gây ra những triệu chứng khác. Cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng thận: Cảm thấy đau lưng và đau bên hông, nôn và buồn nôn, sốt cao, cơ thể run rẩy, ớn lạnh.
  • Nhiễm trùng bàng quang: Tiểu tiện nhiều lần, có cảm giác đau buốt khi tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu vùng bụng dưới.
  • Nếu là nhiễm trùng niệu đạo: Đi tiểu có cảm giác nóng rát và đau. Do đó người bệnh hay đi tiểu ngắt quãng hoặc ngại đi tiểu.
  • Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng của bệnh viêm cầu thận. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ phát triển và lan tỏa đến dạ con, gây nóng rát và đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.

4. Ai có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu?

  • Nữ giới: So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch này là bởi lẽ đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Do đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển từ niệu đạo lên bàng quang và gây bệnh.
  • Sử dụng một số biện pháp tránh thai: Nhiều chị em dùng dung dịch diệt tinh trùng hay màng ngăn âm đạo để tránh thai, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch: Người bị tiểu đường, HIV hoặc những bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch khác sẽ làm cho cơ thể không chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ tăng lên.
  • Do hoạt động tình dục: Những chị em có hoạt động tình dục thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chị em ít hoạt động tình dục. Đặc biệt, nguy cơ sẽ càng tăng lên nếu quan hệ tình dục với nhiều người hoặc nhiều đối tượng mới.
  • Người bị tắc nghẽn trong đường tiết niệu: Trường hợp này thường gặp ở những người mắc bệnh tuyến tiền liệt phì đại hoặc bị sỏi thận.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Trong thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố estrogen của phụ nữ giảm đi. Điều này khiến cho niêm mạc tiết niệu – sinh dục bị khô, teo lại, làm mất đi độ mềm mại. Ngoài ra, chất nhờn của âm đạo cũng bị giảm theo. Vì thế, khả năng chống lại vi khuẩn không còn tốt như trước nên phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị viêm âm đạo.
  • Bệnh nhân phải đặt ống sonde tiểu: Một số bệnh nhân phải đặt ống sode tiểu do hôn mê, mắc các bệnh về thần kinh sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Bởi mặc dù phương pháp này giúp kiểm soát được lượng nước tiểu cho bệnh nhân nhưng nó lại làm xây xước đường tiết niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu.
  • Đối tượng có đường tiết niệu bất thường: Những người có dị tật về đường tiết niệu, nhất là ở trẻ nhỏ sẽ làm cho việc tiểu tiện bị hạn chế hoặc nước tiểu không thể đi ra khỏi cơ thể. Thậm chí, nước tiểu lại chảy ngược trở lại niệu đạo. Điều này sẽ làm cho nguy cơ mắc bệnh cao lên.
  • Thói quen vệ sinh cá nhân kém, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
  • Lạm dụng kháng sinh: Điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái lợi khuẩn trong đường ruột và đường tiết niệu.
  • Người đang điều trị bệnh bởi xạ trị hoặc các loại thuốc hóa trị như ifosfamide và cyclophosphamide.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có lây không? Lây qua đường nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có lây không? Lây qua đường nào?

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những biến chứng có thể gặp phải gồm có:

  • Nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính gây tổn thương vĩnh viễn.
  • Gây tắc vòi trứng, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
  • Viêm niệu đạo tái phát do lậu cầu sẽ làm hẹp niệu đạo ở nam giới.
  • Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.
  • Gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm trùng máu xuất phát từ thận.
  • Làm tăng nguy cơ bệnh tái phát, nhất là ở những phụ nữ mắc bệnh hai lần liên tục trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc mắc bệnh 4 lần trong một năm.

6. Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Lây qua đường nào?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, vì thế có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường dễ khiến bệnh lây nhiễm nhất đó chính là quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Khi mắc bệnh, đường tiết niệu của người bệnh đã bị viêm. Do đó, khi quan hệ tình dục sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm, tổn thương càng trở nên nghiêm trọng. Người bệnh sẽ càng cảm thấy đau rát, làm chảy máu và. Lúc này, vi khuẩn không những lây lan sang các bộ phận khác của cơ quan sinh dục mà còn lây bệnh cho cả bạn tình của mình. Do đó, nếu như đã mắc bệnh hãy ngưng quan hệ và cần điều trị dứt điểm trước.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu được chẩn đoán và điều trị như sau:

Thăm khám và chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm
Thăm khám và chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm

1. Chẩn đoán

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ xem xét dựa trên triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Sau đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Trong đó, những xét nghiệm thường được chỉ định gồm có:

Xét nghiệm nước tiểu:

Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để xem có phát hiện các tế bào hồng cầu, bạch cầu hay vi khuẩn hay không. Tuy nhiên, để giúp nước tiểu không bị nhiễm khuẩn trong quá trình lấy mẫu, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục. Thông thường, một miếng đệm sát trùng sẽ được sử dụng để làm sạch và chỉ lấy nước tiểu giữa dòng.

Nội soi bàng quang:

Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nội soi bàng quang. Người thực hiện nội soi sẽ sử dụng ống sonde dài và mỏng, đầu ống có gắn một máy quay nhỏ. Sau khi luồn vào bàng quang, thông qua máy quay bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường có trong bàng quang cũng như niệu đạo của người bệnh.

Xét nghiệm cấy vi khuẩn:

Đây là phương pháp được thực hiện trong các phòng xét nghiệm. Thông qua việc cấy vi khuẩn, bác sĩ sẽ xác định được loại vi khuẩn nào đang gây nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó xác định được loại thuốc điều trị hiệu quả nhất.

2. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh dễ gặp phải tác dụng phụ
Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh dễ gặp phải tác dụng phụ

2.1. Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tây y

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi sau 2 – 3 ngày điều trị. Nhưng với những người bệnh bị viêm nhiễm nặng hoặc có bệnh lý khác đi kèm như: Người ghép tạng, người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu…, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và kéo dài hơn.

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng và bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và phác đồ chữa trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Với trường hợp bị viêm đường tiết niệu cấp tính:

Thông thường, những trường hợp mắc bệnh do nhiễm khuẩn đều được chỉ định kháng sinh để chữa trị. Trong đó, thuốc kháng sinh dạng uống sẽ được dùng để chữa viêm đường tiết niệu dưới. Nếu như bị nhiễm trùng ở niệu đạo, thận thì dạng kháng sinh tiêm tĩnh mạch sẽ được chỉ định.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu được xem là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để tránh việc vi khuẩn kháng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa trị. Đặc biệt, không được tự ý ngưng dùng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.

Chữa viêm đường tiết niệu mạn tính:

Một số trường hợp do không được điều trị kịp thời, để bệnh tiến triển trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu mạn tính. Dấu hiệu của tình trạng này là người bệnh sẽ bị tái nhiễm từ 2 – 3 lần trong vòng 1 năm. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp hơn, chẳng hạn như:

  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, các loại thuốc kháng sinh liều thấp dùng trong thời gian dài sẽ được chỉ định.
  • Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng có liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục, sau khi quan hệ cần dùng đến thuốc kháng sinh.
  • Khi thấy các triệu chứng viêm đường tiết niệu xuất hiện, cần uống thuốc kháng sinh trong vòng 1 – 2 ngày.
  • Nếu không muốn sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn điều trị bằng y học dự phòng.

2.2. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y có hiệu quả không?
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng Đông y có thể mang lại hiệu quả mau chóng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Chưa kể đến việc dùng thuốc sai cách sẽ khiến vi khuân kháng thuốc, việc chữa trị lúc này cũng trở nên khó khăn hơn.

Để khắc phục những hạn chế đó, người bệnh có thể chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y. Các bài thuốc này có tác dụng thanh lọc cơ thể, khắc phục tình trạng nhờn thuốc khi sử dụng kháng sinh. Sau đây là những bài thuốc Đông y trị nhiễm trùng đường tiết niệu thường được sử dụng:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Hải kim sa (15g), Dây mướp đắng (15g) , Cỏ seo gà (30g), Chè (5g)
  • Cách thực hiện: Cho hải kim sa, dây mướp đắng, cỏ seo gà vào nồi, đun sôi lên với khoảng 1 lít nước. Đun sôi khoảng  20 – 30 phút thì cho thêm chè vào, tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút nữa. Mỗi ngày uống 1 thang, thực hiện thường xuyên để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc trên theo cách sau: Đem cả 4 vị thuốc trên cho vào ấm, đổ nước sôi nóng vào ngâm khoảng 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước để uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị sỏi niệu đạo, viêm thận thủy nhũng, viêm đường tiết niệu.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Cỏ seo gà (15g), rễ và cây ngải cứu (45g), mật ong (10g), rễ cỏ tranh (15g).
  • Cách thực hiện: Cho cỏ seo gà, rễ cỏ tranh, ngải cứu vào nồi đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, lấy nước thuốc hòa với mật ong để uống khi nóng. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần dùng trước bữa ăn. Bài thuốc có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp, giải độc mát máu, dùng để trị viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang.

Bài thuốc 3:

Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên và lâu dài để mang đến hiệu quả tốt nhất
Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên và lâu dài để mang đến hiệu quả tốt nhất
  • Chuẩn bị: Chè, hạt ích mẫu mỗi thứ 6 – 9g.
  • Cách thực hiện: Cho cả 2 vị thuốc vào nồi, đun sôi lên với 600ml nước. Cứ đun cho đến khi thấy lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp. Chắt lượng thuốc thu được để uống. Mỗi ngày uống 2 thang vào lúc đói có tác dụng chữa tiểu đục, thanh nhiệt, thông lâm, tiểu ra máu, tiểu dắt, nóng buốt.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị: Hải kim sa (30g), gừng tươi (2 nhánh), trà (15g), cam thảo (5g)
  • Cách thực hiện: Tán trà, hải kim sa thành bột, chia mỗi ngày 2 – 3 lần uống. Mỗi lần lấy khoảng 9g bột, thêm gừng, cam thảo để nấu thành nước rồi uống. Bài thuốc này có công dụng lợi tiểu tiêu trướng, thanh nhiệt thông lâm, trị các bệnh đái dắt, tiểu tiện không thông, bụng dưới đau tức.

Bài thuốc 5:

  • Chuẩn bị: 30 – 60g râu ngô, 30 – 60g kim tiền thảo
  • Các bước thực hiện: Cả 3 vị trên cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy nước, rồi đổ nước lại nấu tiếp để dùng. Trộn 2 nước của 2 lần nấu lại với nhau, uống hết trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng theo cách khác: Đem các nguyên liệu tán thành bột thôi, cho vào ấm rồi đổ nước đun sôi vào để hãm. Khoảng 20 phút sau, cho nước thuốc ra chén để uống hết trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng hóa thấp, thanh nhiệt, lợi niệu, bài sỏi, dùng để chữa sỏi thận, sỏi túi mật, niệu đạo.

Bài thuốc 6:

  • Chuẩn bị: Nụ hoa hòe (30g), vỏ trắng rễ liễu (60g), đường trắng vừa đủ
  • Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc đã chuẩn bị cho vào nồi, đun sôi với khoảng 1,5 lít nước. Cứ đun cho đến khi cạn còn 500ml thì cho đường trắng vào đun tiếp. Khi thấy nước thuốc đã sôi kỹ, chắt ra cốc để uống. Bài thuốc có tác dụng chữa tiểu buốt, bí tiểu.

Tuy nhiên, bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu này không dùng được cho người mắc chứng hư hàn và âm hư hữu nhiệt. Đồng thời, cần kiêng đồ ăn cay nóng và kiêng rượu trong quá trình điều trị.

Những bài thuốc Đông y thường lành tính, ít gây tác dụng phụ. Nhưng chúng lại không mang lại hiệu quả tức thời như khi dùng kháng sinh. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu quả mà mỗi bài thuốc mang lại cũng còn tùy vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người. Vì vậy, nếu điều trị một thời gian mà không thấy bệnh thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị khác.

III/ Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh là cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu
Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh là cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý điều chỉnh các thói quen sinh hoạt của mình để giúp bệnh mau khỏi. Đồng thời, ngăn ngừa bệnh tái phát cho bản thân. Vậy phòng ngừa viêm đường tiết niệu bằng cách nào?

  • Uống nhiều nước, tiểu tiện thường xuyên. Đặc biệt không được nhịn tiểu mà cần đi ngay khi có nhu cầu.
  • Sau khi đi vệ sinh, dùng khăn giấy sạch la từ trước ra sau để tránh làm cho vi khuẩn vùng hậu môn xâm nhập vào đường niệu đạo.
  • Hạn chế dùng bia, rượu, các chất kích thích có khả năng kích thích bàng quang.
  • Luôn giữ cho vùng kín được sạch sẽ.
  • Cần cân nhắc kỹ khi mua băng vệ sinh hoặc muốn sử dụng cốc nguyệt san.
  • Hạn chế tắm bằng bồn, thay vào đó nên tắm bằng vòi hoa sen.
  • Không sử dụng nước hoa để xịt lên bộ phận sinh dục.
  • Nên chọn những loại đồ lót làm bằng vải cotton thoải mái.
  • Nếu thấy xuất hiện các cơn đau, người bệnh có thể dùng túi chườm ấm hoặc chườm lạnh để chườm lên vùng bị đau. Nó sẽ giúp giảm đau, giãn cơ và giảm cảm giác khó chịu.
  • Trong một số trường hợp, các thuốc giảm đau sẽ được sử dụng để làm tê niệu đạo và bàng quang, từ đó bệnh nhân sẽ bớt đau khi đi tiểu. Nhưng cần phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là không quan hệ khi cơ thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Không mặc chung quần lót với người khác.
  • Bổ sung trái cây tươi và rau xanh vào chế độ ăn của mình để tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể.
  • Có thể áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu và cách điều trị. Vì là bệnh dễ gặp nên nhiều người có tâm lý chủ quan không đi khám và chữa trị sớm. Hệ quả là khiến bệnh nặng lên, thậm chí gây ra các biến chứng. Vì vậy để tránh gặp phải tình trạng này, đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường là điều nên làm.

Cùng chuyên mục

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì? Cùng theo...

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn