Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

5 Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu tốt nhất tại TPHCM

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh có cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu có nhiều bọt,… Vậy bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi
Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng một số vị trí như niệu quản, niệu đạo, bàng quang,… Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ thường bị kích thích đi tiểu, nước tiểu nổi nhiều bọt, đi tiểu có cảm giác đau buốt, nóng rát, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ,… Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Thực tế, viêm đường tiết niệu là căn bệnh không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị trong khoảng thời gian dài. Khi bị viêm đường tiết niệu, một số cơ quan trong cơ thể dễ bị ảnh hưởng như bàng quang, các ống dẫn, thận,… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng nếu không kiểm soát bệnh kịp thời.

  • Nhiễm trùng tái phát: Đường tiết niệu bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, có thể 3 – 4 lần/năm.
  • Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn ở bàng quang di chuyển lên thận qua đường niệu đạo khiến thận bị sưng viêm, nhiễm trùng, phù nề. Dần daanc các độc tố tích tụ, không thể đào thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng xơ hóa thận, tổn thương thận.
  • Nhiễm trùng huyết: Tình trạng này là do vi khuẩn di chuyển vào máu gây nhiễm trùng huyết. Người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim tăng bất thường, ớn lạnh, sốt cao,…
  • Biến chứng thai kỳ với thai phụ: Viêm đường tiết niệu tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, thai nhi nhẹ cân, dọa sinh non,…
  • Viêm lan sang các cơ quan khác: Một số cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng nếu người bệnh mắc phải căn bệnh này như ống dẫn tinh, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn,…
  • Hẹp niệu đạo: Viêm niệu đạo tái phát nhiều ngày sẽ gây hẹp niệu đạo. Nam giới sẽ có cảm giác đau đớn, nóng rát khi đi tiểu do hẹp niệu đạo.
  • Giảm chất lượng tình dục: Nam giới có cảm giác bị đau đớn khi cương dương hoặc xuất tinh, có khi xuất hiện máu trong tinh dịch. Nữ giới có dấu hiệu bị đau ở âm đạo, đau bụng dưới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăn gối, khiến cả hai không có hứng thú quan hệ tình dục.

Đường tiết niệu là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu, đào thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể. Đối tượng hay mắc phải căn bệnh này là trẻ em, người cao tuổi. Theo các thống kê, phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn. Tùy thuộc vào vị trí bị viêm, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị bệnh phù hợp nhất. Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám, chữa bệnh sớm.

Chữa viêm đường tiết niệu mất bao lâu?

Với căn bệnh viêm đường tiết niệu, việc chữa trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng mắc bệnh của bệnh nhân. Tốt nhất, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, bạn nên sớm tiến hành thăm khám. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi
Viêm đường tiết niệu có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng cách.

Trường hợp viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày sẽ khỏi. Đôi khi thời gian điều trị có thể kéo dài 10 – 15 ngày để phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát và tránh bị viêm bể thận. Những trường hợp nặng, người bệnh sẽ cần phải điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài hơn.

Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không những không khỏi mà chuyển biến nặng hơn. Nếu quá nôn nóng, không điều trị đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh do tình trạng nhiễm khuẩn, vi khuẩn gây nên. Đây là bệnh lý xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ gây tổn thương niệu đạo, thận, bàng quan, tắc vòi trứng,… Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau đây.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu.

# Xét nghiệm nước tiểu

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định lấy mẫu nước tiểu để phát hiện các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn tồn tại. Khi lấy nước tiểu, bạn cần chú ý, tránh tình trạng nước tiểu bị nhiễm khuẩn. Lúc này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục bằng một miếng đệm đã được sát trùng. Đồng thời, bạn chỉ được lấy nước tiểu giữa dòng.

# Xét nghiệm cấy vi khuẩn

Phương pháp này sẽ được thực hiện ở phòng xét nghiệm với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được  chính xác vi khuẩn gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị với những loại thuốc phù hợp để giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh dễ dàng hơn.

 # Nội soi bàng quang

Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nhưng tái phát nhiều lần. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bàng quang bằng cách sử dụng ống sonde dài, mỏng. Ống sẽ được gắn máy quay ở phía đầu để kiểm tra bên trong niệu đạo của người bệnh. Dựa vào những hình ảnh quan sát được, bác sĩ sẽ xác định chính xác bệnh của bệnh nhân.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cách nào?

Viêm đường tiết niệu có thể gây tắt vòi trứng, vô sinh, sinh non,… Hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị căn bệnh này. Vì bệnh chuyển biến phức tạp nên bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh có thể tìm hiểu.

# Thuốc uống

viêm đường tiết niệu có tự khỏi
Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.

Sử dụng thuốc uống là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm đau để gây tê bàng quang, niệu đạo. Đây là cách giúp cải thiện tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi đi tiểu.

# Vật lí trị liệu

Đây là phương pháp tự nhiên giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, phục hồi một số chức năng trong cơ thể hiệu quả. Để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt. Cách làm này sẽ giúp tình trạng viêm nhiễm được đẩy lùi nhanh chóng. Đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn bệnh tái phát, thúc đẩy phát triển các tế bào mới.

# Biện pháp hỗ trợ

  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu và dễ dàng đẩy vi khuẩn ở đường tiết niệu ra bên ngoài cơ thể con người.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… vì chúng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn hoặc đi tiểu đột ngột.
  • Sử dụng túi chườm ấm ở bụng để giảm đau, giãn cơ, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Trước khi quan hệ nên uống nhiều nước. Sau khi quan hệ, bạn nên đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm phụ khoa vì dễ gây kích thích niệu đạo.
  • Vệ sinh trước và sau khi đi tiểu tiện sạch sẽ tránh tình trạng vi khuẩn lây lan sang các cơ quan khác.
  • Không nên sử dụng chất bôi trơn, bao cao su có chất diệt tinh trùng để quan hệ vì chúng làm bệnh viêm đường tiết niệu chuyển biến nặng hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến những kiến thức bổ ích và giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan, rất nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài thuốc từ râu ngô, tỏi, cỏ đuôi ngựa, bồ công anh… là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy các bài...

viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn