Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
Nội Dung Bài Viết
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc kháng sinh hay đông y, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là việc mà người bệnh nên làm. Nó không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn gì, uống gì?
1. Thường xuyên ăn tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Vì vậy có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể, trong đó có vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, tỏi là một trong những thực phẩm nên ăn khi bị viêm đường tiết niệu.
Bạn có thể dùng tỏi theo cách sau: Chuẩn bị từ 3 – 4 tép tỏi sống, cắt thành từng lát mỏng, phơi trong không khí chừng 15 phút. Sau đó, ăn sống những lát tỏi vừa phơi. Mục đích của việc này là giúp cho các chất kháng sinh trong tỏi tiếp xúc với oxy để tạo thành chất ngăn ngừa ung thư. Nếu cảm thấy khó ăn sống, người bệnh có thể dùng nó để thêm vào các món ăn hoặc dùng tỏi làm trà để uống.
2. Cá hồi – lời giải đáp cho câu hỏi viêm đường tiết niệu nên ăn gì
Cá hồi là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh viêm đường tiết niệu không nên bỏ qua. Loại thực phẩm này sẽ cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể. Hơn nữa, cá hồi chứa nhiều chất acid béo omega – 3, có khả năng kháng viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Chính vì những lý do trên mà ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Tuy nhiên, với những người bị mẫn cảm với hải sản và không thể ăn cá hồi, có thể dùng dầu cá tổng hợp để thay thế.
3. Uống nước ép nam việt quất
Nếu chưa biết bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì uống gì, nước ép nam việt quất là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Đây là thức uống được đánh giá là rất tốt đối với những người đang bị viêm đường tiết niệu. Theo các nghiên cứu của nền y học hiện đại, trong quả nam việt quất chứa nhiều proanthocyanidin. Loại chất này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn bám dính vào thành của đường tiết niệu. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Sử dụng nước ép nguyên chất của quả nam việt quất là cách tốt nhất để phát huy tác dụng của loại quả này. Bạn không nên cho đường hay các chất tạo ngọt khác. Tuy nhiên, nếu như không có nhiều thời gian để dùng theo cách trên, có thể sử dụng viên uống nam việt quất để thay thế. Nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo đảm an toàn. Đặc biệt là với những người đang điều trị bằng thuốc warfarin làm loãng máu, không nên dùng loại quả này để tránh tương tác thuốc.
4. Cháo hạt dành dành – món ăn tốt cho người bị viêm đường tiết niệu
Nếu chưa biết bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, cháo hạt dành dành là món ăn không nên bỏ qua. Sở dĩ món ăn này tốt cho người bệnh bởi lẽ hạt dành dành là vị thuốc Nam quý, có nhiều tác dụng đối với cơ thể như: Lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, giải độc cơ thể… Vì vậy có thể dùng hạt dành dành để nấu cháo theo cách sau:
- Chuẩn bị : Hạt dành dành (20g), đậu xanh (60g), đậu đen (60g), gạo (100g), đường phèn vừa đủ
- Cách thực hiện: Cho hạt dành vào nồi, đun sôi thật kỹ rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Đậu đen, đậu xanh và gạo vo sạch, cho vào nước hạt dành dành nấu chín nhừ thành cháo. Khi thấy các nguyên liệu đã mềm, thêm đường phèn vào khuấy đều là có thể sử dụng. Chia lượng cháo thu được thành 2 lần, ăn lúc đói liên tục trong vòng 3 ngày.
5. Súp lơ xanh – câu trả lời cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì
Súp lơ xanh là một loại thực phẩm tốt cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì loại rau này chứa nhiều vitamin C, làm cho nồng độ acid trong nước tiểu tăng lên, giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn bám trên thành đường tiểu. Không chỉ thế, vitamin C còn làm cho sức đề kháng của cơ thể tăng lên, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ đang mang thai thường xuyên ăn súp lơ xanh có tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu thấp hơn.
Người bệnh có thể dùng súp lơ theo nhiều cách khác nhau, có thể là xào, luộc. Nhưng nên chọn cách chế biến ít dầu mỡ như luộc, hấp để bảo vệ sức khỏe.
6. Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh)
Chúng ta đều biết rằng probiotic rất tốt cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nhưng không chỉ thế, nó còn có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Chúng cung cấp những vi khuẩn có lợi, loại bỏ vi khuẩn có hại, từ đó giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến niệu đạo.
Ngoài ra, probiotic còn tạo màng ngăn bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa. Chính vì thế, nếu chưa biết bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, các sản phẩm chứa probiotic như sữa chua không đường, nấm thủy châm, kefir là những sự lựa chọn tốt.
7. Nước ép rau dền cơm
Đây cũng là loại nước nên dùng khi bị viêm đường tiết niệu. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng theo cách dưới đây:
- Chuẩn bị: 50g rau dền cơm tươi (nếu khô thì dùng 20g), 30g lá mã đề tươi (nếu khô thì 15g), 10g cam thảo đất (nếu khô dùng 5g).
- Cách thực hiện: Những nguyên liệu trên, nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, đem giã nhỏ. Sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào, lọc lấy nước đặc. Chia lượng nước vừa thu được để uống 2 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày. Trường hợp dùng các nguyên liệu khô thì cho vào ấm, đun sôi lên lấy nước đặc, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.Áp dụng trong vòng 3 ngày để thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
8. Uống nước ép dứa – câu trả lời cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì
Dứa hay còn gọi là thơm chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Nếu sử dụng đúng cách, nó còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu rất tốt. Vì vậy, nếu chưa biết nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn gì, bạn có thể tham khảo cách làm nước ép dứa theo cách sau đây:
- Chuẩn bị: 1 quả dứa xanh, 10g đường phèn
- Các bước thực hiện: Chọn quả dứa xanh, nhưng phải là những quả gần chín, đem nướng trên lửa khoảng 1 – 2 phút. Sau đó lau sạch, ép lấy nước. Cho thêm đường phèn vào khuấy đều lên rồi uống. Uống nước ép dứa 3 lần mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 3 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
9. Bột quế – thực phẩm nên ăn khi bị viêm đường tiết niệu
Đây là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Ngoài việc được dùng như một loại gia vị, bột quế còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu y học cho thấy, bột quế có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Do đó, có thể hạn chế viêm sưng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E.coli gây bệnh viêm đường tiết niệu. Chính vì thế, thường xuyên dùng bột quế sẽ giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng do bệnh gây ra.
Ngoài ra cháo chim sẻ, nước rau ngô, đu đủ… cũng là những thực phẩm nên ăn khi bị viêm đường tiết niệu. Nó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời còn ngăn ngừa được bệnh tái phát.
Bị viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, cũng có những thực phẩm cần tránh khi bị viêm đường tiết niệu. Vậy bị viêm đường tiết niệu kiêng gì?
1. Các đồ ăn cay nóng
Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì chúng ta đã có câu trả lời. Nhưng khi mắc bệnh cần kiêng gì để mau khỏi lại là điều ít ai biết đến. Loại thực phẩm đầu tiên nên kiêng chính là các món ăn cay nóng. Bởi chúng sẽ khiến bàng quang bị kích thích, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Vì thế, hãy hạn chế ăn những đồ ăn cay, hạn chế dùng các loại gia vị có vị cay nóng như ớt đỏ, tiêu… để chế biến món ăn.
2. Thực phẩm chứa nhiều đường
Đa số các loại đồ ngọt chứa chất ngọt nhân tạo đều không tốt cho sức khỏe, nhất là với những người đang bị viêm đường tiết niệu. Theo các bác sĩ, đồ ngọt có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng đang gặp phải, đặc biệt là với những người bị viêm bàng quang cấp tính.
Do đó, hãy tránh xa những loại chất tạo ngọt nhân tạo có trong bánh ngọt, nước uống có gas, các loại nước ép trái cây đóng hộp…
3. Rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác
Rượu bia và các chất kích thích chính là lời giải đáp cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu cần kiêng gì. Bởi những loại đồ uống có cồn nói chung đều có thể kích thích lên bàng quang, tạo ra nhiều nước tiểu gây áp lực lên bàng quang. Từ đó làm cho trương lực cơ xương chậu bị suy yếu, ảnh hưởng xấu đếu sức khỏe.
Thêm vào đó, những chất kích thích co trong cà phê, socola… cũng là những chất làm kích thích bàng quang, khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng hải sản
Đối với người bình thường, ăn hải sản rất có lợi cho sức khỏe vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, đây lại là những thực phẩm cần phải kiêng. Do chúng dễ gây kích ứng, ăn nhiều có thể làm cho vùng kín trở nên ngứa ngáy, khó chịu do ẩm ướt. Việc điều trị lúc này cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, bị dị ứng hải sản cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu chưa biết nên kiêng gì khi bị viêm đường tiết niệu, bạn cần tránh ăn hải sản.
5. Các loại trái cây có múi
Cam, quýt, bưởi, chanh vàng… là những loại trái cây không nên ăn khi bị viêm đường tiết niệu. Bởi chúng chứa hàm lượng lớn vitamin C tốt cho cơ thể nhưng lại chứa lượng acid lớn. Khi ăn vào, nó sẽ kích thích bàng quang, làm cho cơ quan này bị suy giảm chức năng. Vì thế, nếu muốn ăn những trái cây này, hãy chờ sau khi điều trị khỏi.
Ngoài ra khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục. Bởi lẽ bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Do đó, nếu mắc bệnh, quan hệ tình dục không những làm triệu chứng thêm nặng mà còn lây bệnh sang cho bạn tình của mình.
Trên đây là những lời giải đáp cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì. Ngoài việc điều trị bằng thuốc và xây dựng chế độ ăn hợp lý, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình cho hợp lý. Cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi… Nó sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, cơ thể cũng vì vậy mà nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!