Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm họng cấp tính – Triệu chứng, cách xử lý và điều trị

Virus, các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, bạch hầu… được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm họng cấp tính. Bệnh có thể lây nhiễm cho người khác thông qua dịch tiết nước bọt khi hắt hơi hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân. Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị, nắm rõ các thông tin về bệnh là điều cần thiết. 

Các thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp
Các thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp

I/ Tổng quan về bệnh viêm họng cấp tính

Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị chứng bệnh này:

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng được chia thành hai dạng là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính. Trong đó, viêm họng cấp là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở niêm mạc mũi, họng, miệng và thường kèm theo viêm xoang, viêm amidan khẩu cái, viêm mũi, đôi khi tình trạng này còn đi kèm với viêm amidan đáy miệng. Do chúng thường xuất hiện cùng nhau nên viêm họng cấp hay được gọi bằng cái tên khác là viêm họng – amidan cấp. Ngoài ra, viêm họng cũng có thể đi kèm với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, cảm, sởi. Bệnh viêm họng có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc  bệnh nhất. Do ở trẻ, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại.

Nguyên nhân

Viêm họng cấp có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc bệnh đều do sự tấn công của vi khuẩn và virus, nhất là virus. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mắc bệnh không do nhiễm trùng, cụ thể:

  • Viêm họng do virus: Các virus cúm, Adenovirus, Herpes simplex virus, virus sởi, Epstein-Barr virus
  • Viêm họng do vi khuẩn: Bạch hầu, liên cầu khuẩn, các nhóm vi khuẩn khác…
  • Viêm họng không do nhiễm trùng: Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, bị trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng thuốc lá, rượu bia…

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp, do đó xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Triệu chứng

Đau họng, ho khan là những triệu chứng bệnh thường gặp
Đau họng, ho khan là những triệu chứng bệnh thường gặp

Cũng giống như bệnh viêm họng, các triệu chứng viêm họng cấp chúng ta thường gặp có thể kể đến gồm:

  • Ho khan, đau rát cổ họng: Niêm mạc cổ họng bị viêm sẽ khiến chúng bị khô, khát nước. Sau đó nó chuyển sang cảm giác đau rát, ăn uống khó khăn. Khi nuốt sẽ thấy có cảm giác nghẹn, vướng giống như có một vật lạ nằm ở cổ. Nếu ho hoặc nói chuyện, cơn đau sẽ càng tăng lên. Cơn đau nhói đôi khi còn lan lên cả vùng gần tai.
  • Đau đầu, sốt: Đây được xem là những biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất khi bị viêm họng cấp tính. Bệnh thường khởi phát đột ngột và gây sốt cao từ 39 – 40 độ C. Bên cạnh sốt cao, người bệnh còn thấy đau đầu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
  • Cổ nổi hạch gây đau: Mặc dù không xảy ra thường xuyên nhưng sưng hạch vùng cổ cũng có thể là dấu hiệu viêm họng cấp tính. Bệnh nhân có thể nhận biết được tình trạng nổi hạch bằng cách dùng tay để sờ nắn.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống cúm: Bệnh nhân bị viêm họng cấp có thể bị ho, sổ mũi, đau toàn thân…
  • Phát ban da

Viêm họng cấp có lây không?

Nhiều người vẫn thường băn khoăn không biết viêm họng có lây không nên họ còn chưa thực sự chủ động trong việc phòng bệnh cho bản thân mình. Theo các bác sĩ, bệnh viêm họng do vi khuẩn và virus gây nên, vì vậy nó có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Khi một người bị viêm họng cấp tính ho hoặc hắt hơi, các giọt nước nhỏ li ti sẽ bị văng ra ngoài. Trong các giọt nước này chứa mầm bệnh, người khác sẽ bị nhiễm bệnh khi:

  • Không may hít phải những giọt nước này
  • Tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân rồi đưa lên mặt, mũi của mình
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân, dùng chung bát đũa, bát nước chấm với người bệnh

II/ Các biện pháp chẩn đoán và điều trị viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp tính được chẩn đoán và điều trị như sau:

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán thường được dựa vào triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải
Việc chẩn đoán thường được dựa vào triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải là đã có thể chẩn đoán bệnh viêm họng. Tuy nhiên, việc dựa vào các biểu hiện này lại khó có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus nên cũng khó để đưa ra quyết định có nên cho bệnh nhân dùng kháng sinh hay không. Do đó, để đưa ra kết luận chính xác hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp chẩn đoán khác.

Để kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn, các sĩ có thể sẽ dựa vào tiêu chuẩn Centor. Phương pháp này được đo bằng các dấu hiệu sau:

  • Đối tượng mắc bệnh có độ tuổi dưới 15
  • Không ho
  • Vùng hạch cổ sưng to, đau
  • Amidan sưng đau, bị xuất tiết
  • Sốt cao hơn 38 độ C

Theo đó, mức độ nhiễm khuẩn sẽ được xác định như sau:

  • Trường hợp bệnh nhân xuất hiện ít hơn hoặc bằng 1 dấu hiệu như trên thì việc điều trị bằng kháng sinh là chưa cần thiết.
  • Nếu có từ 2 – 3 dấu hiệu thì việc có điều trị bằng kháng sinh hay không sẽ tùy thuộc vào kết quả của các test xác định bằng chứng nhiễm khuẩn.
  • Có từ 4 – 5 dấu hiệu đã nêu trên, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo kinh nghiệm

Bên cạnh dựa vào tiêu chuẩn Centor, các xét nghiệm khác được dùng để xác định nguyên nhân và mức độ viêm họng cấp tính bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nếu bệnh ở những giai đầu, bạch cầu trong máu sẽ không tăng. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn bội nhiễm, lượng bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng cao.
  • Phết dịch họng để nuôi cấy vi khuẩn: Để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, phết dịch họng để nuôi cấy là phương pháp được chỉ định. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đồ để điều trị hiệu quả hơn.
  • Xét nghiệm CRP
  • Xét nghiệm procalcitonin

Điều trị

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị viêm họng cấp
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị viêm họng cấp

Thông thường, bị viêm họng cấp sẽ không cần phải dùng đến kháng sinh. Chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bệnh sẽ tự khỏi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các cách trị viêm họng cấp tại nhà. Chúng sẽ giúp giảm thiểu bớt các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Dưới đây là những cách chữa trị được dùng phổ biến:

*) Chữa viêm họng cấp do virus:

  • Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen, paracetamol
  • Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: Viên ngậm Tyrothricin, các loại viên ngậm thảo dược

*) Điều trị bệnh do vi khuẩn: 

Nếu bị viêm họng do vi khuẩn, bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng, cần phải dùng thêm các kháng sinh nhóm:

  • Penicillin
  • Cephalosporin thế hệ 1,2 như cefuroxime, cephalexin
  • Nhóm beta lactam như ampicillin, amoxicillin…

Đối với người trưởng thành, viêm họng cấp ít khi gây nguy hiểm. Nhưng đối với trẻ em, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé. Do đó, các mẹ hãy chú ý đưa con đi đến các cơ sở y tế ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt cao kéo dài
  • Ho ra máu
  • Có các biểu hiện suy hô hấp như: Tím tái, thở gấp, khó thở, các cơ hô hấp bị co kéo
Không sử dụng các chất kích thích để phòng bệnh viêm họng
Không sử dụng các chất kích thích để phòng bệnh viêm họng

III/ Phòng ngừa viêm họng cấp bằng cách nào?

Viêm họng cấp tính rấ phổ biến, nhất là vào mùa lạnh. Thêm vào đó, nó là bệnh rất dễ có khả năng lây nhiễm. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh cho bản thân:

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị các bệnh về đường hô hấp
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho bản thân
  • Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích khác
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm họng, mũi xoang. viêm amidan, VA
  • Đeo khẩu trang đi đường, làm việc trong các môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng vào mùa đông
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, uống nước chanh mật ong, ăn tỏi… vừa làm tăng sức đề kháng vừa là các cách trị viêm họng cấp tại nhà dễ làm.
  • Uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp tính và cách điều trị. Không điều trị sớm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy đi khám để được tư vấn điều trị khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Cùng chuyên mục

Viêm họng do liên cầu khuẩn – Dấu hiệu, đặc điểm & điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là hiện tượng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu. So với viêm họng do virus, loại viêm họng này...

Viêm mũi họng là gì? Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là bệnh hô hấp phổ biến và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều xảy...

Viêm loét họng – Mức độ nguy hiểm và thông tin cần biết

Tình trạng viêm loét họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như nấm họng, đau tai, ung thư vòm họng, viêm...

Cách chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi (chi tiết A-Z)

Cách chữa viêm họng bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính trừ ho, tiêu...

Cách chữa viêm họng bằng tỏi nhanh khỏi nhờ tinh chất quý

Với hoạt chất Allicin và thành phần chống oxy dồi dào, dùng tỏi chữa viêm họng có thể làm giảm một số triệu chứng như đau rát cổ họng, ho...

Có nên uống nước đá lạnh khi bị viêm họng?

Bị viêm họng có nên uống nước đá lạnh hay không?

Đa số chúng ta đều nghĩ uống nước đá hoặc ăn các đồ ăn lạnh là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng. Do đó, nếu bị viêm họng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn