Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm họng mủ ở trẻ em – Cách nhận biết, chăm sóc, điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài và tạo thành các hạt hoặc mủ. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến bé dễ gặp biến chứng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các thông tin về bệnh cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe cho con.

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách điều trị

I. Thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh viêm họng mủ sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và ngăn ngừa bệnh cho con:

Viêm họng mủ là gì?

Viêm hong mủ ở trẻ em hay viêm họng có mủ là một bệnh lý khá phổ biến, do vi khuẩn và virus  gây nên. Các tác nhân gây hại xâm nhập vào cổ họng và làm cho niêm mạc họng bị viêm trong thời gian dài, làm cho niêm mạc vùng họng phình to và dẫn đến sự hình thành các hạt hoặc có mủ. Vì đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm họng, do đó nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.

Nguyên nhân

Viêm họng mủ ở trẻ em có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Vi khuẩn: Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất được cho là do liên cầu khuẩn – Streptococcus pyogenes. Những loại vi khuẩn này thường sẽ xâm nhập và tấn công đường hô hấp trên, gây nhiễm trùng niêm mạc họng. Sau đó, chúng có xu hướng trú ngụ tại cổ họng, sinh sôi phát triển làm cho niêm mạc họng xuất hiện dịch mủ.
  • Do virus: Viêm họng mủ do tác nhân virus thường xuất hiện sau khi bé mắc các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, cảm cúm, bệnh sợi, thủy đậu…

Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng mủ ở trẻ em còn có thể do nhiều yếu tố khác gây nên. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ điển hình:

  • Bé nói hoặc la nhiều quá mức
  • Sống trong mô trường có độ ẩm thấp hoặc thường xuyên ngủ trong phòng điều hòa khiến cổ họng bé bị khô.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người đang bị các bệnh lý về đường hô hấp trên
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên để bé ăn đồ ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng.
  • Trẻ vệ sinh răng miệng không tốt
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, lông động vật, mạt bụi, phấn hoa…

Triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em

Đau họng, sốt, cơ thể mệt mỏi là những biểu hiện thường gặp
Đau họng, sốt, cơ thể mệt mỏi là những biểu hiện thường gặp

Viêm họng có mủ ở trẻ nhỏ thường có các biểu hiện như sau:

  • Có cảm giác đau rát vùng họng, cơn đau tăng lên khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống
  • Ho ít và thường không chảy dịch mũi. Nếu trẻ bị chảy dịch mũi thì thường là bị bệnh viêm họng đỏ do virus gây nên.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Chỉ một số ít bé biết kêu đau, còn thông thường các bé hay có biểu hiện bỏ ăn, quấy khóc khi ăn.
  • Có kèm theo sốt, đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn
  • Hơi thở hôi, có thể chảy cả nước dãi
  • Trên da xuất hiện ban đỏ và sần
  • Nếu soi họng sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, xuất hiện mủ trắng ở thành họng hoặc trên amidan.

Phân biệt

Điều trị viêm họng mủ có sự khác biệt với những bệnh hô hấp khác. Do đó, cần phân biệt với các loại bệnh cùng triệu chứng khác như:

  • Viêm mũi
  • Cảm cúm
  • Viêm họng đỏ do sự xâm nhập của virus
  • Mắc bệnh tay chân miệng do Coksackie, EV

Để phân biệt các bệnh trên với nhau, không thể đoán bằng mắt thường mà các bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám trực tiếp, đồng thời chỉ định các kỹ thuật xét nghiệm chuyên biệt.

Viêm họng mủ có nguy hiểm không?

Cần đưa con đi khám và chữa trị sớm để tránh gặp các biến chứng nghiêm trọng
Cần đưa con đi khám và chữa trị sớm để tránh gặp các biến chứng nghiêm trọng

So với viêm họng thông thường, bệnh viêm họng mủ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến áp xe, gây viêm tấy cổ họng, viêm amidan.

Chưa hết, viêm họng mủ thường do tác nhân là vi khuẩn và virus. Chúng lại có thể lây nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng đến cả các cơ quan xung quanh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí là viêm phổi, viêm thanh quản cấp… Nếu chúng bùng phát mạnh còn có thể gây bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp.

II. Điều trị bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Cách chữa viêm họng mủ cho bé sẽ được chỉ định dựa trên mức độ bệnh lý và cơ địa của từng trường hợp. Thông thường, các loại thuốc tây sẽ được sử dụng. Các loại thuốc được dùng phổ biến để chữa viêm họng mủ bao gồm:

  • Kháng sinh: Loại thuốc này được dùng cho các trường hợp mắc bệnh do liên cầu khuẩn. Penicillin là thuốc được dùng phổ biến.
  • Oresol: Nếu trẻ có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy thì sẽ được dùng thêm Oresol. Nó giúp cân bằng điện giải và bù nước cho bé sau mỗi lần đi tiêu.
  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là loại thuốc thường được chỉ đỉnh khi bé bị sốt trên 38 độ C. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà liều lượng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Loại thuốc này có thể dùng bằng đường uống hoặc đặt qua đường hậu môn. Nếu bé sốt trở lại và muốn dùng liều tiếp theo, cần phải chờ ít nhất từ 4 – 6 tiếng.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng, bác sĩ có thể kê thêm cho bé các loại viên uống để bổ sung thêm sắt, kẽm, vitamin…

Vì đây là đối tượng vô cùng nhạy cảm, do đó cần phải thận trọng khi áp dụng cách chữa viêm họng mủ cho bé bằng thuốc tây. Chúng đều tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy cho bé uống thuốc đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã kê, đồng thời theo dõi sát biểu hiện của con. Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu thấy có những triệu chứng bất thường.

Thận trọng khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh cho trẻ
Thận trọng khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh cho trẻ

III. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ

Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc con đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn, đồng thời hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là những biện pháp các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chú ý cho con uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Để làm giảm đau họng, có thể cho con uống nước ép táo, với những bé lớn hơn có thể để con ngậm kẹo mút. Đối với các bé từ 8 tuổi trở lên, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp giảm viêm, giảm đau.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, nê để bé ăn các loại kem mềm, nước mát, sữa chua.
  • Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống hợp lý. Nếu các mẹ còn băn khoăn chưa biết trẻ bị viêm họng mủ nên ăn gì thì có thể tham khảo các loại thực phẩm như: Chuối, canh gà, các loại rau củ luộc, cháo yến mạch, thực phẩm giàu omega – 3, các thực phẩm kháng viêm khác như rau cải, súp lơ xanh, việt quất, táo…
  • Tránh để bé ăn các thức ăn khô cứng, thực phẩm cay mặn, chua, nhiều dầu mỡ… Vì nó sẽ làm cho niêm mạc họng bị kích thích nhiều hơn, khiến bệnh lâu được chữa lành hơn.
  • Các món ăn cũng nên chế biến mềm bằng cách hầm kỹ nấu cháo, súp cho con, đừng để con ăn các thực phẩm cứng khi đang bị bệnh.

Tham khảo thêm: Bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt hiệu quả

Bệnh viêm họng mủ có khả năng lây nhiễm, do đó để phòng tránh lây chéo các mẹ nên:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Đeo khẩu trang cho bản thân và cho con khi đến những nơi đông người.
  • Giữ ấm cho bé khi trời trở lạnh, nhất là vùng cổ.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi để ngăn không cho vi khuẩn bay ra không khí.
  • Không để con dùng chung các vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc các bệnh đường hô hấp trên. Đồng thời không nên để con tiếp xúc trực tiếp với người khác khi đang bị bệnh để tránh sự lây nhiễm cho người khác.
  • Nên dùng các dung dịch vệ sinh mũi và rửa tai để vệ sinh mũi cho bé khoảng 2 – 3 lần/ tuần.
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng. Đây cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ các mẹ cần lưu tâm. Vì răng miệng được vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, các biểu hiện bệnh cũng vì thế mà mau chóng được khắc phục.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách chữa. Bởi đây là chứng bệnh có tỉ lệ tái nhiễm rất lớn. Nếu bệnh tái phát, bé dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, song song với việc điều trị, các bậc phụ  huynh cũng cần chú ý áp  dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cho con.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng do rối loạn cảm họng, mức độ không nguy hiểm

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nuốt nước bọt vị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng khó nuốt, nuốt cảm thấy đau, tình trạng tái diễn thường xuyên...

Những điều cần biết khi trẻ bị sốt do viêm họng

Nhận biết trẻ bị sốt do viêm họng & cách chăm sóc, điều trị

Trẻ bị sốt do viêm họng là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù vậy phụ huynh không được chủ quan mà...

Viêm họng bội nhiễm

Viêm họng bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không?

Viêm họng là bệnh lý thuộc tai - mũi - họng và khá thường gặp ở nhiều độ tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Nếu như việc điều...

Cách chữa viêm họng tại nhà (mẹo dân gian + lời khuyên y tế)

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể phối hợp với một số mẹo chữa viêm họng tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng đau họng, ho khan, ho có...

Khi trẻ bị sốt thì thân nhiệt tăng cao trên 37.5 độ

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn [Chuyên gia chia sẻ]

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn được nhiều người áp dụng, có hiệu quả cao và có thể áp dụng tại nhà. Sốt là tình...

Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị

Viêm họng mạn tính quá phát xảy ra khi nhiễm trùng họng tái phát nhiều lần khiến niêm mạc bị tổn thương, phù nề và dấu hiệu tăng sản. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn