Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Nội Dung Bài Viết
Viêm khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do chấn thương, lao động quá sức. Nếu bệnh không sớm được điều trị thì sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng khiến cho chất lượng cuộc sống dần bị giảm sút. Vậy viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không sẽ dược giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm khớp gối không đe dọa tính mạng đến người bệnh nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động. Hiện nay, khoảng 80% người bị viêm khớp gối đều bị hạn chế một số vận động thông thường và 20% còn lại làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như khó ngủ, ngủ không đủ giấc, giảm năng suất làm việc,…
Vì vậy, viêm khớp gối là tình trạng rất nguy hiểm nếu như người bệnh vẫn còn chần chừ mà không sớm điều trị thì bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, cứng khớp, hệ thống dây chằng yếu, mất khả năng đi lại. Ngoài ra, người bị viêm khớp gối còn gặp phải những vấn đề sau đây:
1. Hạn chế trong sinh hoạt
Theo số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có rất nhiều người bệnh đã phải nghỉ việc nhiều ngày vì đau khớp gối mãn tính. Các triệu chứng của đau khớp gối hoành hành khiến cho người bệnh bị giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như nấu ăn, làm việc nhà, mặc quần áo,…
Bên cạnh đó, viêm khớp gối còn là nguyên nhân chính khiến cho người bệnh bị hạn chế mọi hoạt động thường ngày. Trong đó, 22% trường hợp gặp khó khăn trong việc di chuyển, 18,6% gặp khó khăn trong việc mang, vác đồ vật và 12,8% trường hợp gặp khó khăn trong việc mặc quần áo.
2. Tinh thần và thể chất
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị viêm khớp gối có một thể chất và tinh thần yếu. Không những vậy mà người ta còn phát hiện thấy bệnh lý thần kinh ở người bị viêm khớp gối chiếm 33,3% và tác nhân của vấn đề này có thể là do:
- Viêm khớp gối diễn tiến sang căn bệnh mãn tính, gây đau đớn khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng quá nhiều.
- Các cơn đau tái phát khiến cho cuộc sống của họ bị hạn chế.
3. Trầm cảm – Mất ngủ
Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 11,6% nữ giới bị viêm khớp gối sẽ phải trải qua giai đoạn trầm cảm lớn và khoảng 7,1% nam giới bị viêm khớp gối cũng sẽ phải trải qua nhưng trong một giai đoạn nhỏ. Như vậy có thể nói, chứng trầm cảm cũng có mối liên hệ với bệnh viêm khớp gối và tỷ lệ trầm cảm chiếm 19,4%.
Không những vậy, những cơn đau tiếp diễn của viêm khớp gối cũng khiến cho bạn bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, việc thiếu ngủ thường xuyên còn có mối liên quan đến những căn bệnh mãn tính khác như: Tiểu đường, loãng xương, đau tim, đột quỵ,…
4. Tăng cân
Người mắc bệnh viêm khớp gối sẽ bị giảm khả năng hoạt động, trong đó có cả việc tập thể dục thể thao và đi bộ. Điều này không chỉ làm giới hạn sự tận hưởng cuộc sống của bạn mà còn khiến cho cơ thể bạn bị béo phì thừa cân và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh tim, tăng huyết áp,…
Đặc biệt, trường hợp thừa cân nặng cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm khớp gối của bạn trở nên trầm trọng hơn. Điển hình nhất là những lần bước xuống cầu thang hoặc bước đi thì lực sẽ tác động lên khớp gối sẽ lớn hơn 2 – 3 lần trọng lượng của cơ thể và áp lực này sẽ khiến cho sụn giữa các khớp bị phá hủy nhanh hơn và nhiều hơn.
5. Mắc bệnh Gout
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chứng bệnh gout ở người bị viêm khớp gối. Chứng viêm khớp gối sẽ làm thay đổi sụn khiến cho tinh thể natri urat hình thành bên trong khớp của người bệnh. Chất natri urat là một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh gout cũng như các cơn đau cấp tính ở khớp.
6. Vôi hóa khớp
Khi bị viêm khớp gối thì các tinh thể canxi pyrophotphat sẽ hình thành trong sụn đầu gối và dẫn tới chứng vôi hóa khớp. Tình trạng này sẽ khiến cho các triệu chứng của viêm khớp gối sẽ càng trở nặng hơn như: Khớp gối bị lung lay và gây ra nhiều cơn đau khớp đột ngột.
7. Khuyết tật – Dị tật
Theo nghiên cứu về bệnh tật toàn cầu năm 2010 của WHO chỉ ra viêm khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người lớn. Theo đó cho thấy viêm xương khớp là nguyên nhân thứ 11 gây khuyết tật trên thế giới
Bệnh viêm khớp gối cũng khiến cho người bệnh mắc phải các dị tật trong việc di chuyển. Điển hình là mất sụn nghiêm trọng ở khớp gối sẽ khiến cho đầu gối bị cong ra, làm chân trở nên vòng kiềng khiến cho việc đi đứng và co duỗi trở nên khó khăn hơn.
8. Tử vong
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm xương khớp bao gồm cả viêm khớp gối cũng sẽ có nguy cơ bị tử vong cao hơn so với dân số nói chung. Tỉ lệ tử vong ở bệnh này thường cao hơn cả bệnh tim mạch và chứng mất trí nhớ, nguyên nhân gia tăng tử vong là do viêm hệ thống cấp thấp hoặc bị thiếu hụt các hoạt động thẻ chất.
9. Các biến chứng khác
Ngoài những nguy cơ trên, người bị viêm khớp gối còn có khả năng phát sinh một số biến chứng khác như:
- Chết xương hay còn gọi là hoại tử xương
- Gãy xương
- Chảy máu hoặc bị nhiễm trùng trong khớp
- Suy thoái gân và dây chằn quanh khớp gối
Viêm khớp gối có chữa được không?
Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh hợp lý cho bệnh nhân. Đối với bệnh viêm khớp gối cấp tính do vỡ sụn, đứt dây chằng, xương gây ra dị vật hoặc làm kẹp khớp gối thì sẽ sử dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ các dị vật cũng như nối dây chằng,…
Còn đối với bệnh viêm khớp gối do các nguyên nhân còn lại thì có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ chỉ định để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì quá trình điều trị sẽ bao gồm sự kết hợp các liệu pháp gồm thuốc, vật lý trị liệu cũng với sự thay đổi lối sống khoa học thì mới mang đến kết quả khả quan nhất.
1. Sử dụng thuốc không kê đơn và thuốc theo toa
Hướng điều trị bệnh viêm khớp gối là giúp người bệnh giảm đau nhức. Do đó, một số loại thuốc giảm đau được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh như:
- Paracetamol: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn và đau dạ dày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Naproxen (Aleve) hoặc ibuprofen (Motrin) là thuốc được thay thế nếu paracetamol không mang lại hiệu quả. NSAID cũng gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho dạ dày.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số loại thuốc bôi như diclofenac và capsaicin dùng cho bệnh nhân sử dụng paracetamol không hiệu quả hoặc không thể dung nạp NSAID.
- Thuốc ức chế COX-2: Đây là thuốc kê toa có cường độ mạnh, mặc dù thuốc ức chế này có ít nguy cơ mắc các vấn đề về da dày nhưng lại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.
- Opioids: Đây là nhóm thuốc được sủ dụng khi cơn đau trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo không sử dụng lâu dài vì chúng có khả năng gây nghiện và phụ thuộc.
- Tiêm steroid: Glucocorticoids hoặc corticosteroid sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối nhằm làm giảm đau và giảm viêm tạm thời. Chỉ sử dụng liệu pháp này khi các triệu chứng đau và viêm trở nên tồi tệ cũng như không đáp ứng được với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.
2. Vật lý trị liệu
- Đây là phương pháp thực hành các bài tập để điều hòa cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt cũng như khả năng vận động của khớp gối. Các bài tập vật lý trị liệu này sẽ được thực hiện dưới sự chỉ dẫn bởi chuyên gia hướng dẫn.
- Liệu pháp này chỉ cần tập trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng của viêm khớp gối bùng phát hoặc là khi bạn cần phải học cách chung sồn với viêm khớp.
3. Phẫu thuật khớp gối
Phẫu thuật là phương pháp chỉ được áp dụng khi khớp gối bị đau nghiêm trọng và không thể sử dụng các liệu pháp giảm đau nào khác. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật điều trị khớp gối được sử dụng thường là:
- Phẫu thuật nội soi khớp: Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu để có thể loại bỏ được các sụn hư hỏng, giúp làm sạch mảnh vụn và sửa chữa lại các mô bị tổn thương. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau gần như ngay lập tức và những người dưới 55 tuổi thường được chỉ định áp dụng loại phẫu thuật này.
- Cắt bỏ xương: Giúp điều chỉnh lại liên kết của xương và giúp ngăn ngừa tổn thương ở khớp. Thủ thuật này thường chỉ định cho những người dưới 40 tuổi và hoạt động nhiều.
- Thay khớp: Đây là thủ thuật phức tạp có liê quan đến việc thay thế các phần đã bị thương hoặc hư hỏng ở đầu gối thành khớp nhân tạo. Thủ thuật này được chứng minh là giúp giảm đau và cải thiện được khả năng vận động hàng ngày của bệnh nhân.
4. Thói quen lành mạnh
Ngoài những phương pháp điều trị trên thì duy trì lối sống lành mạnh cũng được bác sĩ đề nghị thay đổi và kết hợp cùng với phác đồ điều trị trên như:
- Tập thể dục thường xuyên: Việc luyện tập thường xuyên không chỉ giúp giảm cân, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp duy trì, bảo tồn chuyển động khớp, cải thiện được sức mạnh của cơ quanh khớp gối và giảm đau khớp hiệu quả.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Để hạn chế việc thừa cân, béo phì thì bạn cũng cần cân bằng chế độ ăn đầy đủ, hạn chế ăn đồ ngọt, chất béo bão hóa, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều mỡ, đồ ăn nhanh và không ăn thịt đỏ quá 2 lần một tuần,…
- Tập yoga: Mõi ngày thực hiện các bài tập yoga sẽ giúp nới lỏng các khớp xương để hạn chế được những cơn đau nhức cũng như các triệu chứng khác trong ngày.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc chữa trị bệnh viêm khớp gối ngay từ khi bệnh mới hình thành. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, do đó nếu phát hiện bản thân có bất kỳ triệu chứng nào thì cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn có thể trở về một cuộc sống như bình thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!