Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp vai có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vai gây khó khăn cho việc vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm khớp vai có nguy hiểm không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm chữa trị, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.

Viêm khớp vai có nguy hiểm không
Viêm khớp vai gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Viêm khớp vai có nguy hiểm không?

Khớp vai có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Khi bị viêm quanh khớp vai, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với những cơn đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Ban đầu, cơn đau chỉ thoáng qua nên rất nhiều người bệnh chủ quan. Về sau, tình trạng đau đớn ở khớp vai trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp vai là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các biến chứng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Một số nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải khi bị viêm khớp vai như sau.

1. Hạn chế vận động

Những cơn đau dai dẳng do tình trạng viêm khớp vai gây ra sẽ khiến cho người bệnh rất dễ bị hạn chế vận động. Bệnh nhân không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, người bệnh có thể không cử động được nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

2. Biến dạng khớp vai

Viêm khớp vai gây tổn thương xung quanh khớp, khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội. Tình trạng viêm khớp vai kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị tràn dịch khớp, phá hủy cấu trúc của khớp. Lâu dần, bệnh nhân sẽ bị biến dạng khớp vai. Hình ảnh X-quang sẽ giúp bạn thấy rõ được những bất thường ở khớp vai dễ dàng hơn.

3. Liệt, tàn phế

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp vai. Khi khớp vai bị viêm lâu ngày sẽ rất dễ gây ra tình trạng tổn thương sâu, suy giảm chức năng hoạt động. Cuối cùng, khớp vai có thể ngưng hoạt động hoàn toàn và khiến cho người bệnh đối diện với tình trạng liệt, tàn phế. Lúc này, khớp vai trở nên bất động và mất hoàn toàn khả năng hồi phục.

4. Hoại tử xương

Viêm khớp vai sẽ gây hoại tử xương do thiếu máu cục bộ. Tình trạng này sẽ khiến cho các tế bào xương bắt đầu chết đi, mỏng manh, dễ gãy. Bên cạnh đó, các mạch máu nhanh chóng bị hẹp và xương khớp rất dễ bị chấn thương nếu người bệnh thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày.

5. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi mắc bệnh viêm khớp vai, bệnh nhân có thể đứng trước nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn thông qua mạch máu hoặc vết thương hở nhanh chóng xâm nhập gây tổn thương khớp vai. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, sưng tấy, bầm tím ở khớp vai.

6. Hội chứng khớp vai đông lạnh

Đây là tình trạng khớp vai bị đau nhức, cứng khớp do bệnh viêm khớp vai gây ra. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu đi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Cơn đau khớp vai tăng dần nếu người bệnh thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

7. Gãy xương vai

Viêm khớp vai trong thời gian dài sẽ rất dễ khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng gãy xương vai. Khi khớp vai bị viêm, cơ và xương khớp liên tục bị đau nhức. Bệnh nhân không có khả năng xoay cánh tay. Những cơn đau nhức diễn ra thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đôi khi chỉ cần bệnh nhân thực hiện sai tư thế đã rất dễ khiến cho xương khớp vai bị gãy.

Viêm khớp vai có tự khỏi được không?

Với căn bệnh viêm khớp vai, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, chữa trị. Viêm khớp vai không thể tự khỏi mà dễ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Sau khi kiểm tra, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

Viêm khớp vai có nguy hiểm không
Bệnh nhân viêm khớp vai nên tiến hành điều trị bệnh sớm.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vai nên tiến hành thăm khám bác sĩ khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu như tê buốt tay, sưng tấy, ửng đỏ khớp vai, cơn đau kéo dài vài tuần, nóng xung quanh vai, tức ngực, khó thở,… Khi bị viêm khớp vai, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.

Để bệnh viêm khớp vai nhanh chóng khỏi, bệnh nhân nên tích cực điều trị bệnh. Đồng thời, bạn cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh không được làm việc nặng hoặc tăng cân quá mức gây ảnh hưởng đến khớp vai. Trong quá trình điều trị nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có hướng xử lý kịp thời.

Phương pháp điều trị viêm khớp vai

Viêm khớp vai gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các sinh hoạt hàng ngày cả bệnh nhân. Với căn bệnh viêm khớp vai, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Hiện tại có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp chữa trị căn bệnh này. Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị bệnh viêm khớp vai, bệnh nhân cần biết.

1. Điều trị nội khoa

Viêm khớp vai có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp vai

Với những trường hợp người bệnh bị viêm khớp vai ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Các loại thuốc này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở khớp vai. Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng phương pháp sử dụng sóng ngắn kháng viêm hoặc giảm đau bằng điện xung.

2. Điều trị tại nhà

Áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh viêm khớp vai tại nhà sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cách chữa trị này chỉ thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vai ở mức độ nhẹ.

  • Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng túi đá để chườm lên mặt trước, sau vai khớp vai trong khoảng 20 – 30 phút. Với phương pháp này, người bệnh không nên thực hiện quá lâu vì rất dễ gây kích thích dây thần kinh cảm giác dưới da.
  • Chườm nóng: Đây là phương pháp giúp máu dễ dàng lưu thông ở khớp vai, đồng thời giúp bệnh nhân giảm đau, thư giãn, tăng khả năng bình phục.
  • Kéo nắn: Bệnh nhân chỉ nên thực hiện cách làm này khi được bác sĩ hướng dẫn chi tiết. Việc thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp vai.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Việc xoa bóp bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai tại nhà cần được thực hiện bởi những người có đủ chuyên môn, kỹ thuật. Người bệnh không nên tùy tiện áp dụng, tránh gây ảnh hưởng đến khớp vai.

3. Điều trị can thiệp

Phương pháp điều trị can thiệp thông qua nội soi sẽ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp cần thiết. Phương pháp chữa trị này sẽ giúp loại bỏ các tế bào hư tổn, hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm. Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị can thiệp bằng nội soi.

4. Phẫu thuật

Nếu người bệnh bị viêm khớp vai đã sử dụng các phương pháp chữa trị khác nhưng không khỏi thì sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật. Đây được xem là giải pháp cuối cùng giúp bệnh nhân có thể thực hiện các cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Người bệnh có thể đối diện với hàng loạt các biến chứng phức tạp như nhiễm trùng, hoại tử, đông máu,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được: Viêm khớp vai có nguy hiểm không? Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp vai, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Cùng chuyên mục

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh kéo dài ít nhất 6 tuần, và có...

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm khớp cùng chậu là một trong các dạng của bệnh viêm cột sống dính khớp, phổ biến ở phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang trong độ tuổi...

Đứng lên ngồi xuống hoặc co duỗi chân bị đau đầu gối là bị gì?

Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân là dấu hiệu cho thấy cấu trúc khớp bị tổn thương và hư hại. Tình trạng này...

Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý xương khớp thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của cánh tay và bả vai, từ...

Viêm khớp mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp mạn tính là thuật ngữ đề cập đến các bệnh lý gây tổn thương sụn, xương dưới sụn, các mô bao xung quanh khớp trong thời gian dài...

Biểu hiện của tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ

Đau khớp gối khi chạy bộ có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Đau khớp gối khi chạy bộ là hiện tượng thường gặp nhất ở những người đam mê bộ môn thể thao này. Thông thường, các triệu chứng sẽ tự khỏi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn