Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Hành trình chiến thắng bệnh vảy nến 10 năm của người tài xế nghèo

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc & giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Viêm khớp vảy nến – Điều trị đúng, tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm khớp tiêu xương. Lâu dần, tình trạng này có thể phá hủy các xương ở bàn tay, nhất là ngón tay gây biến dạng và tàn tật vĩnh viễn. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh viêm khớp vảy nến sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm khớp vảy nến và các biện pháp điều trị
Viêm khớp vảy nến và các biện pháp điều trị

I/ Tổng quan về bệnh viêm khớp vảy nến

Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của viêm khớp vảy nến:

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch của bản thân tấn công vào các tế bào mô khỏe mạnh gây viêm ở các khớp. Giống như bệnh viêm khớp, các triệu chứng của bệnh này sẽ nặng dần theo thời gian. Nhưng không phải toàn bộ diễn tiến của bệnh đều diễn ra theo hướng nặng dần mà trong những khoảng thời gian đó, các triệu chứng có thể cải thiện hoặc thuyên giảm xen kẽ nhau.

Thông thường, viêm khớp vảy nến thường xuất hiện ở những người bị bệnh vảy nến nặng. Các biểu hiện có thể gây ảnh hưởng đến cả một hoặc cả 2 bên cơ thể. Những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất là cổ, lưng dưới, ngón tay. Ngoài ra, móng, mắt, tim cũng có khả năng bị viêm nhưng với mức độ ít hơn.

Triệu chứng

So với vảy nến dạng thấp, bệnh viêm khớp vảy nến cũng gây ra các biểu hiện tương tự. Chúng đều khiến các khớp bị sưng, đau hoặc nóng ran khi đụng vào. Ngoài ra, viêm khớp vảy nến còn có thể gây nên các biểu hiện như:

  • Sưng ngón tay, ngón chân: Bệnh viêm khớp vẩy nến sẽ gây sưng đau hoặc gây sưng và biến dạng ở chân và tay trước khi thây có những triệu chứng nặng khác ở khớp.
  • Đau lưng dưới: Có không ít người bị viêm cột sống do viêm khớp vảy nến gây ra. Cột sống bị viêm sẽ gây viêm khớp ở giữa các đốt sống của cột sống là phổ biến. Ngoài ra, nó cũng sẽ gây viêm ở các khớp giữa cột sống và xương chậu.
  • Đau chân: Bệnh có thể gây đau tại những vị trí mà gân và dây chằng bám vào xương, nhất là ở vùng xương phía sau gót cân hoặc trong lòng bàn chân.
Bệnh có thể khiến các khớp bị sưng đau, nhất là các khớp ở tay và chân
Bệnh có thể khiến các khớp bị sưng đau, nhất là các khớp ở tay và chân

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến

Như đã được đề cập, viêm khớp vảy nến xảy ra do hệ thống miễn dịch của bản thân tấn công vào các tế bào mô khỏe mạnh. Chính cái phản ứng bất thường này gây tình trạng viêm ở trong khớp, các tế bào da lúc này cũng sẽ bị tăng sinh. Cho đến nay nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh vẫn chưa được xác định. Nhưng 2 yếu tố chính là di truyền và môi trường được cho là các yếu tố là tăng nguy cơ mắc bệnh. Các đứa trẻ con cha mẹ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Ngoài ra, nguyên nhân đến từ môi trường như ô nhiễm, nhiễm virus hoặc chấn thương vật lý cũng có thể gây viêm khớp vẩy nến.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp vảy nến

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp vảy nến được thực hiện như sau:

Chẩn đoán

Bệnh viêm khớp vảy nến được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng mà người bệnh mắc phải. Đồng thời, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra được kết luận chuẩn xác nhất về bệnh. Cụ thể người bị viêm khớp vảy nến thường được chẩn đoán thông qua:

Cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm khi có các triệu chứng bất thường
Cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm khi có các triệu chứng bất thường

*) Dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

  • Sưng đau khớp trong một thời gian ngắn, sau đó lại biến mất
  • Có thể bị đau mắt đỏ
  • Ở những khớp bị đau, sưng, một vài trường hợp còn kèm theo cả mẩn đỏ, cảm giác nóng lên tại khớp. Do đó bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
  • Các cơ quan như dây chằng, bắp thịt mặt sau của gót chân bị đau nhức.
  • Do khớp bị sưng đỏ nên sự vận động của ngón tay, ngón chân bị suy giảm
  • Móng tay, móng chân có thể bị tách ra khỏi nền móng
  • Da của bệnh nhân bị đỏ, các vảy nến móng tay và vảy nến móng chân có thể bị xuất hiện.

*) Xét nghiệm:

Ngoài việc dựa trên các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm như sau:

  • Chẩn đoán viêm khớp vẩy nến bằng phương pháp sinh thiết da.
  • Tăng tốc độ lắng máu và CRP ở những giai đoạn viêm khớp cấp.
  • Nếu bị bệnh quá nặng, thực hiện thêm xét nghiệm để kiểm tra là việc làm cần thiết.
  • Thực hiện xét nghiệm thêm yếu tố dạng thấp RF: Tuy không xuất hiện ở những bệnh nhân bị vảy nến thể khớp nhưng RF lại thường xuất hiện trong máu của những bệnh nhân bị thấp khớp.
  • Kiểm tra chất dịch bên trong khớp: Acid uric tăng ở những người bị tổn thương da nặng nề.

*) Chẩn đoán bằng hình ảnh:

Chụp X- quang giúp phát hiện và xác định được mức độ bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải
Chụp X- quang giúp phát hiện và xác định được mức độ bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải
  • Chụp X – quang: Khi chụp X – quang sẽ thấy khớp hẹp, xuất hiện phản ứng màng xương, mòn đầu xương dưới sụn, canxi hóa tại các vị trí bám gân và gai xương. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các hình ảnh về viêm khớp cùng – chậu hoặc viêm cầu xương ở cột sống, tiêu xương đốt xa cho hình ảnh bút chì cắm vào lọ mực.
  • Chụp MRT: Nếu muốn xác định thương tổn và giai đoạn của bệnh, chụp MRT khung chậu hoặc khớp sẽ được chỉ định. Nó cũng là phương pháp được sử dụng để kiểm tra các vấn đề về dây chằng, gân ở lưng dưới và bàn chân.

Điều trị viêm khớp vảy nến

Một thông tin đáng buồn là đến nay vẫn chưa có các chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp vảy nến. Các phương pháp điều trị được áp dụng chỉ nhằm mục đích là kiểm soát tình trạng viêm, tiêu sưng, giảm đau, phòng ngừa tàn tật.

*) Dùng thuốc chữa bệnh viêm khớp vảy nến:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc thường được dùng gồm các loại thuốc không kê đơn như naproxen natri, ibuprofen… giúp giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm dạ dày bị kích ứng, gan mật bị tổn thương, gây ra các vấn đề về tim.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bao gồm cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune), azathioprine (Imuran, Azasan) giúp làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn được sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, nó lại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Nhóm thuốc DMARDs: Đây là tên viết tắt của từ Disease-modifying antirheumatic drugs, gồm các loại thuốc như leflunomide (Arava), sulfasalazine (Azulfidine), methotrexate (Trexall, Otrexup…). Tác dụng của chúng là làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp vảy nến, đồng thời ngăn được tình trạng các mô khác bị tổn thương vĩnh viễn.
  • Các loại thuốc kích thích phản ứng sinh học hoặc tác nhân sinh học: Đặc điểm của nhóm thuốc này là chỉ nhằm vào một bộ phận cụ thể trên hệ thống miễn dịch đã kích hoạt viêm và gây tổn thương khớp. Từ đó, ức chế quá trình này và làm cho các triệu chứng bệnh được giảm bớt. Chúng bao gồm các loại thuốc như tofacitinib (Xeljanz) abatacept (Orencia), etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira), golimumab (Simponi), certolizumab (Cimzia), Infliximabab Cosentyx)… Chúng có thể được dùng riêng lẻ hoặc được kết hợp với DMARD. Tuy nhiên, một hạn chế của thuốc có tác nhân sinh học là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nếu sử dụng tofacitinib ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở trong phổi.
  • Apremilast (Otezla): Loại thuốc này có tác dụng ức chế một loại enzyme ở bên trong cơ thể, giúp kiểm soát hoạt động viêm ở bên trong tế bào. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thuốc ở trên, uống Apremilast (Otezla) có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu.
Dùng thuốc tây giúp làm giảm các triệu chứng mà bệnh viêm khớp vảy nến gây ra
Dùng thuốc tây giúp làm giảm các triệu chứng mà bệnh viêm khớp vảy nến gây ra

*) Phẫu thuật và thực hiện các kỹ thuật khác:

  • Phẫu thuật: Nếu bệnh viêm khớp vảy nến khiến các khớp đã bị tổn thương quá nghiêm trọng thì phẫu thuật khớp sẽ được chỉ định. Lúc này, khớp đã bị tổn thương sẽ được thay băng những bộ phận nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại.
  • Tiêm steroid: Có tác dụng giảm viêm nhanh chóng, một vài trường hợp cũng có thể dùng nó để tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm.

III/ Một số biện pháp nhằm hạn chế diễn tiến của bệnh

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và nhất là thay đổi cách thực hiện các công việc hàng ngày có tác động đến khớp giúp bảo vệ khớp.
  • Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khớp bị viêm để giảm sưng đau.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định bằng cách: Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế ăn tinh bột và các thực phẩm giàu chất béo. Bởi cơ thể ít tăng cân sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là tại các khớp đang bị đau.
  • Luôn tạo cho cơ thể một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng bằng việc tập luyện yoga, thiền…
  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn.
  • Nhận sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè của mình

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp vẩy nến và các biện pháp điều trị. Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, nắm rõ các thông tin về bệnh để chủ động trong việc phòng ngừa và chữa trị là điều cần thiết.

Cùng chuyên mục

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh...

Bệnh vẩy nến thể mảng và các thông tin cần biết

Vảy nến thể mảng là gì? Đặc điểm và cách điều trị

Trong số các dạng của bệnh vảy nến, vảy nến thể mảng được xem là loại phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân vô cùng...

Bị bệnh vảy nến ăn gì?

Danh sách các nhóm thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

Các thực phẩm giàu kẽm, acid béo omega-3, chất chống oxy hóa, acid folic... là danh sách thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thường xuyên sử dụng các...

Tư vấn: Người bị vảy nến có nên lập gia đình?

Vảy nến khiến cho người bệnh bị tổn thương ở da, làn da xuất hiện những mảng trắng, ửng đỏ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và...

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng...

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?

Vảy nến là bệnh lý do sự rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể khiến làn da trở nên sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy,... Vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn