Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?

Với nguồn dưỡng chất phong phú, dồi dào, sữa là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý về dạ dày, bạn không thể dùng sữa một cách thoải mái như bình thường. Vậy người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt cho sức khỏe? 

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?
Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?

Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (đoạn đầu ruột non) xuất hiện những ổ viêm loét. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm: đau dạ dày khi đói, ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, sút cân không rõ lý do.

Nếu tình hình trở nên trầm trọng, bệnh nhân có thể bị hẹp môn vị, teo môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP (helicobacter pylori) chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (naproxen, ibuprofen, aspirin) cũng có thể là tác nhân hình thành những vết loét nghiêm trọng ở niêm mạc dạ dày.

Sữa là nguồn protein, canxi, chất béo, vitamin và khoáng chất dồi dào. Thức uống này rất thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn với mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung dưỡng chất thiết yếu bằng cách uống sữa hàng ngày. Và tất nhiên, những người bệnh viêm loét dạ dày cũng không ngoại lệ.

Khi được cơ thể dung nạp, thành phần protein, chất béo, vitamin và khoáng chất phong phú từ sữa sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ thống miễn dịch, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi – tái tạo niêm mạc dạ dày. Thói quen uống sữa đúng cách có thể giúp bệnh nhân làm dịu cơn đau, bổ sung probiotics và phòng ngừa hiện tượng kích ứng dạ dày, cụ thể:

Hạn chế tình trạng kích ứng

Các chuyên gia cho biết, đối với những người bệnh viêm loét dạ dày, một ly sữa có tác dụng tương tự một viên thuốc giảm đau thông thường (ibuprofen, aspirin).

Thức uống này có khả năng giảm thiểu rủi ro hình thành các ổ viêm loét, đồng thời ngăn ngừa quá trình kích ứng mạn tính diễn ra bên trong niêm mạc dạ dày, nhất là ở những người đã và đang dùng thuốc giảm đau NSAID trong một khoảng thời gian dài.

Việc dùng một ngụm sữa trước khi uống thuốc giảm đau cũng góp phần phòng tránh nguy cơ thuốc dính vướng tại cổ họng. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ kích ứng ruột non – thực quản, xoa dịu cơn đau dạ dày và phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, thói quen uống 300ml sữa tươi (hoặc nước lọc) và không nằm ngay sau khi dùng sữa cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn.

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?
Một ly sữa có tác dụng tương tự một viên thuốc giảm đau thông thường (ibuprofen, aspirin).

Hình thành lớp màng bao bọc niêm mạc

Khi đi vào dạ dày, sữa có thể tạo thành một lớp màng bao bọc niêm mạc, pha loãng axit dịch vị, xoa dịu cơn đau và làm chậm tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày.

Bổ sung lợi khuẩn

Với nguồn lợi khuẩn (probiotics) dồi dào, những loại thực phẩm lên men có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột, duy trì sức khỏe của hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu rủi ro nhiễm phải nấm men, virus, vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nuôi cấy từ sữa (phô mai, sữa chua, sữa lên men) đều chứa nhiều vi khuẩn lactobacillus. Loại vi khuẩn này có thể ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn HP (nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày). Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng sữa thanh trùng. Bởi thức uống này hầu như không chứa bất kỳ vi khuẩn nào tốt cho đường ruột.

Như vậy, sữa có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với mỗi người bệnh. Trước khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ thành phần và giá trị dinh dưỡng từ bao bì sản phẩm.

4 loại sữa tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

“Những người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?” Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để hỗ trợ chữa bệnh an toàn và hiệu quả, độc giả cần biết cách lựa chọn những loại sữa phù hợp nhất với thể trạng bản thân và mức độ bệnh lý. Sữa tươi, sữa hạt, sữa bột, sữa đặc sẽ là 4 gợi ý lý tưởng dành riêng cho bạn.

Sữa tươi

Nếu được sử dụng đúng cách, sữa tươi rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Với nguồn protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, thức uống này có khả năng dung hòa axit dịch vị dạ dày, giảm nhanh cơn đau, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

4 loại sữa tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày
Sữa tươi có khả năng dung hòa axit dịch vị dạ dày, giảm nhanh cơn đau, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Tất nhiên, bệnh nhân không thể uống quá nhiều hoặc dung nạp sữa tươi một cách tùy ý. Việc lạm dụng sữa tươi cùng lúc sẽ gây phản tác dụng, làm tăng nồng độ axit dịch vị và kích thích các vị trí viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thức uống này cũng có thể dẫn đến triệu chứng đầy hơi, trướng bụng.

Những bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày nên uống sữa tươi hàng ngày theo nguyên tắc sau:

  • Liều lượng: người lớn uống 200ml/ngày, trẻ em uống 150ml/ngày
  • Tần suất: 2 – 3 lần/ngày
  • Thời điểm: tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, tránh dùng sữa khi đang đói bụng

Nhiều người có thói quen đun nóng sữa tươi trước khi thưởng thức để diệt khuẩn, khử trùng. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Khi thức uống này được đun nóng, thành phần lactose sẽ biến chất và có thể gây ra bệnh ung thư. Bên cạnh đó, lượng canxi trong sữa cũng dẫn đến hiện tượng lắng sâu phosphat. Điều này khiến đường ruột khó hấp thụ tất cả dưỡng chất từ sữa tươi, đồng thời kéo theo nguy cơ đau – viêm – loét ở dạ dày.

Theo các chuyên gia, bạn không nên dùng sữa tươi cùng lúc với trà xanh, nước ép trái cây và thuốc Tây bởi:

  • Một số thành phần của trà xanh có thể đẩy nhanh quá trình đào thải toàn bộ lượng canxi từ sữa trước khi cơ thể kịp hấp thụ, từ đó làm giảm tác dụng chữa lành viêm loét của thức uống này.
  • Khi tiếp xúc với nhau, protein từ sữa tươi và axit trong nước ép trái cây sẽ hình thành phản ứng kết tủa, gây khó tiêu và làm rối loạn chức năng đường ruột.
  • Bạn tuyệt đối không dùng sữa tươi thay thế nước lọc khi uống thuốc bởi điều này có thể vô tình biến đổi thành phần của thuốc và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, độc giả tránh bổ sung sữa tươi nếu:

  • Dị ứng sữa bò
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Không dung nạp đường sữa
  • Bị sỏi thận
  • Có lượng chì trong cơ thể cao
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Vừa phẫu thuật ổ bụng

Sữa bột

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tuy đã trải qua quá trình tinh luyện nhưng sữa bột vẫn chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân hoàn toàn có thể dung nạp sữa bột (nhất là sữa Ensure) trong quá trình điều trị vì:

  • Nguồn vitamin, chất khoáng và protein từ sữa bột giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng của mọi đối tượng, đặc biệt là bệnh nhân vừa phẫu thuật, người cao tuổi, người mới ốm dậy…
  • Lượng axit của loại sữa này rất thấp, đảm bảo không gây kích ứng dạ dày.
Sữa bột
Sữa bột chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

Lưu ý, bệnh nhân tránh uống sữa bột khi đói. Lúc đói, sự kết hợp của lượng axit dịch vị của dạ dày và lượng axit từ sữa bột có thể dẫn đến những cơn quặn bụng khó chịu, đồng thời tạo thành các ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, bạn nên pha sữa theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất, không pha quá loãng hoặc quá đặc. Nhiệt độ nước ấm lý tưởng để pha sữa là khoảng 30 – 35 độ C.

Sữa đặc

Sữa đặc nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng rất cao. Với thành phần chính là protein và chất béo, đây là thức uống cung cấp nguồn năng lượng phong phú, dồi dào và có thể hỗ trợ tăng cân nhanh chóng.

Thành phần protein của sữa đặc giúp bao bọc – bảo vệ niêm mạc dạ dày và xoa dịu những cơn đau quặn khó chịu. Tuy nhiên, hàm lượng đường và chất béo của loại sữa này khá cao. Do đó, sản phẩm không phù hợp với những bệnh nhân tiểu đường, béo phì.

Sữa đặc - Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?
Sữa đặc cung cấp nguồn năng lượng phong phú, dồi dào và có thể hỗ trợ tăng cân nhanh chóng.

Việc dung nạp sữa đặc không đúng cách dễ kéo theo nhiều triệu chứng phiền toái như: khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng… Vì vậy, để hỗ trợ chữa bệnh và đảm bảo an toàn, bạn nên dùng sữa đúng cách bằng cách hòa 1.5 muỗng cà phê sữa đặc với 250 – 300ml nước ấm (có thể bổ sung 1 muỗng cà phê bột nghệ) và thưởng thức sau khi dùng bữa sáng 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.

Sữa hạt

Theo đánh giá của giới y khoa, đây là một trong những loại thức uống tốt nhất dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Sữa hạt có sự hòa quyện trọn vẹn giữa thành phần dưỡng chất tự nhiên của các loại hạt (đặc biệt là omega-3) với hương vị thơm ngon, hấp dẫn của sữa tươi đã qua tinh luyện.

Sữa hạt vô cùng bổ dưỡng và cực kỳ phù hợp với nhóm người cao tuổi. Nguồn chất đạm từ sữa hạt tuy không dồi dào như sữa bột Ensure hoặc sữa động vật nhưng lại rất an toàn, lành tính, giàu chất xơ, tốt cho dạ dày và có lợi cho tim mạch.

Sữa hạt - Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?
Sữa hạt là một trong những loại thức uống tốt nhất dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Bạn có thể chủ động bổ sung sữa bắp, sữa bí đỏ, sữa hạt điều, sữa hạt sen, sữa hạnh nhân, sữa óc chó… hàng ngày, hâm nóng trước khi thưởng thức và tránh uống lúc đang đói bụng.

“Những người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?” Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bệnh nhân cần dùng sữa đúng cách nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị. Tốt nhất, độc giả hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, tần suất cũng như một số lưu ý cụ thể. Ngoài ra, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày...

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Bị viêm loét dạ dày có uống mật ong được không?

Mật ong rất tốt cho sức khỏe của con người, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Vậy bị loét dạ dày có uống mật ong được không? Câu trả...

Cách nấu các món cháo tốt cho người đau dạ dày

Top 11 món cháo tốt cho người đau dạ dày nên ăn

Cháo bí đỏ, đậu xanh, cháo nấm hương, cháo nếp, long nhãn, cháo dạ dày, lá lách heo… là những loại cháo tốt cho người đau dạ dày. Vậy thì...

Xuất huyết dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai, có rất nhiều vấn đề xảy ra với mẹ bầu, bất cứ một vấn đề nào cũng khiến mẹ bồn chồn lo lắng, không dám...

Lá bàng và công dụng chữa đau dạ dày ít ai ngờ

Song song với các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể tận dụng lá bàng để chữa đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá bàng sắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn