Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Viêm loét dạ dày để lâu có gây ung thư?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi và giới tính. Những triệu chứng đau đớn, khó chịu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy viêm loét dạ dày để lâu có gây ung thư không?

Viêm loét dạ dày để lâu có gây ung thư?
Viêm loét dạ dày để lâu có gây ung thư không?

Viêm loét dạ dày để lâu có gây ung thư không?

Ngày nay, bệnh viêm dạ dày trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hàng đầu trên toàn thế giới. Nếu tái phát thường xuyên hoặc kéo dài liên tục, bệnh lý sẽ tiến triển mạn tính và chuyển thành bệnh viêm loét dạ dày. Theo thời gian, viêm dạ dày có thể hình thành nhiều ổ viêm loét và dẫn đến một số biến chứng khôn lường, thậm chí gây ung thư dạ dày.

Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa VIệt Nam, khoảng 70% người Việt đang có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày, trong đó, 26% dân số hiện phải đối mặt với chứng viêm loét dạ dày. Vấn đề này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Viêm dạ dày là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc dạ dày, hình thành nhiều ổ viêm loét và được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng dữ dội. Bệnh lý này bao gồm hai cấp độ là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.

  • Viêm dạ dày cấp tính xuất hiện với các triệu chứng sưng viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày cùng những cơn đau bụng dữ dội theo từng đợt ngắn.
  • Viêm dạ dày mạn tính diễn ra khi niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng, tổn thương khu trú hoặc lan tỏa. Tình trạng này có thể gây ra biến chứng teo niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày.

Nếu được xử lý đúng cách, kịp thời, viêm dạ dày cấp tính hiếm khi kéo theo biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chủ động kiểm soát, bệnh lý này sẽ phát triển mạn tính và diễn biến phức tạp.

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính chủ yếu do vi khuẩn HP gây ra. Khi xâm nhập vào các vị trí tổn thương, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và tấn công ồ ạt, từ đó bào mòn niêm mạc dạ dày cũng như gây ra hiện tượng loạn sản, dị sản. Điều này tạo nên một số thay đổi tiền ung thư bên trong tế bào và có thể dễ dàng dẫn đến bệnh ung thư nếu bệnh nhân không chữa bệnh dứt điểm.

Bên cạnh đó, viêm sung huyết dạ dày cũng là tiền đề xuất hiện của một số vị trí viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Khi một vết loét mới hình thành, chúng sẽ gây thoái hóa dần dần các mô xung quanh, mở rộng diện tích vết loét, gây xuất huyết nội, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày. Ngoài ra, bệnh viêm dạ dày mạn tính còn đi kèm nhiều rủi ro như:

  • Thiếu máu do xuất huyết nội hoặc thiếu sắt
  • Mắc phải các vấn đề sức khỏe vì thiếu vitamin B12
  • Dạ dày tăng trưởng bất thường, có thể xuất hiện khối u

Chế độ chăm sóc, điều trị và phòng ngừa

Căn cứ vào mức độ viêm nhiễm ở dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp. Nếu bị viêm dạ dày thể nhẹ, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Tây và hướng dẫn thực hành lối sống lành mạnh.

Chế độ chăm sóc, điều trị và phòng ngừa
Chế độ dinh dưỡng khoa học là giải pháp hàng đầu giúp bạn chủ động chữa bệnh và phòng ngừa tái phát.

Tuy nhiên, nếu bị viêm dạ dày mạn tính nghiêm trọng, thậm chí viêm loét dạ dày, bạn khó có thể điều trị bệnh lý dứt điểm, tận gốc. Lúc này, kiểm soát triệu chứng chính là trọng tâm của liệu trình chữa bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ dinh dưỡng khoa học cùng lối sống lành mạnh chính là giải pháp hàng đầu giúp bạn chủ động đẩy lùi triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống

Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày lâu ngày cần:

  • Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
  • Dùng bữa đúng giờ
  • Kiêng cữ thuốc lá, nước ngọt, trà đặc, cà phê, rượu bia và các chất kích thích
  • Tránh dùng thức ăn cay nóng, món ăn chiên xào, trái cây vị chua
  • Chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều natri
  • Ăn ít thịt đỏ
  • Tăng cường bổ sung nhiều nước, trái cây, thịt cá, rau củ, ngũ cốc (gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống), các loại đậu, gừng, nghệ, tỏi, thì là, nam việt quất…
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya
  • Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao

Điều trị bằng thuốc Tây

Đây là biện pháp kiểm soát triệu chứng viêm loét dạ dày đơn giản và phổ biến nhất. Đa số thuốc chữa bệnh đều tập trung hạn chế nồng độ axit dịch vị ở niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Với thành phần canxi, magie, muối nhôm, natri, nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày và thường đi kèm chứng tiêu chảy, táo bón.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc đặc hiệu được kê đơn với khả năng điều hòa lượng axit bên trong dạ dày.
  • Thuốc kháng histamin H2: Tương tự nhóm thuốc ức chế bơm proton, nhóm thuốc kháng histamin H2 giúp ức chế quá trình bài tiết axit dạ dày một cách hiệu quả.

Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường như: buồn nôn, chán ăn, đau bụng, ợ chua, trướng bụng, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bởi nếu chủ quan để bệnh tình tiến triển nghiêm trọng, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Cùng chuyên mục

Có nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng

7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, cơn đau thường xuất hiện bất thường. Do đó, người bệnh cần nắm được các biện pháp...

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ? [Chuyên gia tư vấn]

Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua. Sữa chua có một lượng axit nhất định nhưng axit trong sữa chua rất nhỏ, không thể so sánh được lượng...

Nên làm gì khi bị đau dạ dày? Cách điều trị tại nhà như thế nào?

14 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất

Dùng gừng, nghệ và mật ong, uống nước giấm táo, dùng nha đam… là các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả. Những mẹo dân gian...

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh nguy hiểm?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, lao ruột… Đây đều là những...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn