Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp điều đó.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP
Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 70% những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Khi tồn tại ở dạ dày, vi khuẩn HP nhanh chóng tiết ra enzyme Urease để trung hòa lượng acid. Vi khuẩn này sẽ nhanh chóng chiếm lấy dạ dày và khiến cho bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng,…

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không tiến hành kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng,… Cụ thể các biến chứng do bệnh gây ra như sau:

  • 90 – 95% người bệnh có dấu hiệu bị loét tá tràng.
  • Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày
  • Trên 70% người bệnh bị khó chịu, loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Trên 50% người bệnh có chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP.

Bên cạnh đó, các thống kê cho thấy, có khoảng 80% những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP không có triệu chứng hoặc biến chứng. Đây là vấn đề khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, gần như tất cả các trường hợp viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP đều bị viêm dạ dày mãn tính trên xét nghiệm mô học.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng phá hủy niêm mạc và gây ra một số bệnh lý như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… Đặc biệt, bệnh có thể lây lan sang cho trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu.

Khi mắc phải bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,… Tốt nhất, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh gây ra các biến chứng phức tạp khác.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP lây lan qua con đường nào?

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP đều rất khó phát hiện bởi triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ và khó nhận biết. Để phát hiện căn bệnh này, bệnh nhân cần phải áp dụng phương pháp xâm lấn và không xâm lấn bằng cách nội soi dạ dày, test hơi thở, xét nghiệm,… Thông thường, viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP sẽ lây lan sang các con đường sau đây:

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP
Con đường lây lan bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP.
  • Miệng – miệng: Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, dạ dày, răng miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP thì khả năng mắc bệnh của con cái sẽ cao hơn.
  • Phân – miệng: Vi khuẩn HP từ phân người sau khi được đào thải xuống hồ sẽ nhanh chóng khiến cho nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan cho cộng đồng trên diện rộng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống đồ sống sẽ khiến cho mọi người dễ mắc bệnh.

Đối tượng cần xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP, đau dạ dày cần sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Trước tiên, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tiến hành xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP trong dạ dày là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bệnh nhân phát hiện bệnh và tiêu diệt vi khuẩn HP kịp thời, tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP được tìm thấy ở dạ dày thông qua các xét nghiệm.

Chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày được yêu cầu thực hiện đối với những bệnh nhân sau đây:

  • Xuất hiện chứng đầy bụng, khó tiêu mà không rõ nguyên nhân cụ thể
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Phẫu thuật ung thư dạ dày
  • Gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Người bị thiếu máu không rõ nguyên nhân.
  • Những người đang điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc aspirin trong một thời gian dài.

Sau khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả và điều trị bệnh kịp thời cho bệnh nhân. Một số loại thuốc điều trị như thuốc ức chế bài tiết dịch vị nhóm PPI, thuốc kháng sinh, thuốc diệt HP,… Thông thường, bệnh nhân điều trị bệnh sẽ có kết quả trong khoảng 4 tuần. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP

Thực tế, tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ngày càng tăng nhanh do thái độ chủ quan của rất nhiều người. Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với dạ dày. Với căn bệnh này, mọi người nên tiến hành phòng ngừa để kiểm soát và tránh nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa nhiễm bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP đơn giản nhất.

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại rau quả tươi giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện
  • Đảm bảo thức ăn được bảo quản ở những nơi sạch sẽ, tránh bị phơi nhiễm trước các loại côn trùng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,… gây hại cho dạ dày
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, cung cấp thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây thường xuyên.
  • Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Ngủ đủ 8 tiếng và không được thức khuya quá mức
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng
  • Tiến hành kiểm tra dạ dày định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ
  • Nếu dạ dày và cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành chữa trị và không được chủ quan. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sớm kiểm soát được bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Bị viêm loét dạ dày có uống mật ong được không?

Mật ong rất tốt cho sức khỏe của con người, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Vậy bị loét dạ dày có uống mật ong được không? Câu trả...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương dẫn đến sưng viêm, phù nề, xung huyết, lâu dần gây...

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không?

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân bị đau dạ dày vô cùng quan trọng. Vậy bị đau dạ dày có uống được cà phê không? Bài viết dưới...

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày...

Người bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Không chỉ khiến chức năng dạ dày suy giảm đáng kể, bệnh viêm loét dạ dày còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như: thủng dạ dày,...

Cách nấu các món cháo tốt cho người đau dạ dày

Top 11 món cháo tốt cho người đau dạ dày nên ăn

Cháo bí đỏ, đậu xanh, cháo nấm hương, cháo nếp, long nhãn, cháo dạ dày, lá lách heo… là những loại cháo tốt cho người đau dạ dày. Vậy thì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn