Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày bắt đầu thay đổi và mất đi nhiều tế bào bảo vệ. Đặc biệt, bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, khó lường như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày…

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Niêm mạc dạ dày là lớp lót giúp bảo vệ những tổ chức mô cơ của dạ dày, đồng thời hạn chế sự ăn mòn của dịch vị tiêu hóa đối với các tế bào tại đây. Tình trạng viêm loét lâu ngày khiến lớp niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng đáng kể và từ từ mất đi tế bào bảo vệ.

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở lớp niêm mạc dạ dày suốt một khoảng thời gian dài. Bệnh lý này có diễn biến chậm chạp, gây ra nhiều tổn thương rộng khắp hoặc chỉ khu trú ở một số vị trí nhất định tại niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là sự tàn phá, gây hại của vi khuẩn HP và axit dịch vị.

Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính thay đổi theo độ tuổi và khu vực địa lý, ví dụ khoảng 30 – 50% những người Châu Âu mắc chứng bệnh này đều trên 60 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân trên 50 tuổi ở Nhật Bản và Hoa Kỳ lần lượt là 79% và 38%.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày mạn tính

Bệnh lý này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính tiến triển thành viêm loét dạ dày mạn tính vì bệnh nhân không tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liệu trình dùng thuốc và chế độ kiêng khem.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn HP không được điều trị tận gốc, dứt điểm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý. Nếu vi khuẩn HP quay trở lại, khả năng kháng thuốc của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Điều này góp phần cản trở quá trình điều trị cũng như thúc đẩy bệnh tình diễn biến phức tạp, khó lường.
  • Người bệnh chủ quan, lơ là không chủ động thăm khám và chữa bệnh ngay từ khi phát hiện triệu chứng bất thường.
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy căng thẳng, áp lực. Khi chúng ta bị stress, cơ thể sẽ tăng cường giải phóng hormon cortisol. Loại hormon này có thể gây viêm loét tương tự cơ chế của thuốc kháng viêm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày mạn tính
Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày mạn tính.

Nhóm đối tượng dễ bị mắc phải bệnh lý này bao gồm:

  • Những bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính nhưng không chủ động điều trị triệt để
  • Nhân viên văn phòng (thói quen ăn uống tùy tiện, không đúng bữa, thường vừa ăn uống vừa làm việc)
  • Công nhân làm việc theo ca (lao động nặng nhọc, hay ăn khuya, ăn uống vội vàng…)
  • Tài xế lái xe đường dài (lịch trình ăn uống – làm việc – nghỉ ngơi không khoa học, điều độ)
  • Những người nghiện thuốc lá, rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích
  • Bệnh nhân có người thân từng bị viêm loét dạ dày mạn tính
  • Những người hay lạm dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs (aspirin, paracetamol…)
  • Những người mang nhóm máu O (rất dễ bị nhiễm vi khuẩn HP)
  • Những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng, áp lực

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày mạn tính

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh lý thường biểu hiện kín đáo, khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề về đường tiêu hóa khác. Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là:

  • Đau rát vùng thượng vị: Các cơn đau khó chịu, âm ỉ thường xuất hiện bất kể người bệnh ăn nhiều hay ăn ít, có xu hướng tái phát thường xuyên và xảy ra trên 6 tháng. Bên cạnh đó, nếu ăn thức ăn cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia, bạn có thể cảm thấy nóng rát vùng thượng vị.
  • Đầy bụng: Tình trạng này diễn ra trong và sau bữa ăn, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ăn không ngon miệng.
  • Thiếu máu: Khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, khả năng hấp thu dưỡng chất tạo máu (sắt, axit folic…) giảm đi đáng kể. Do đó, bạn dễ trở nên xanh xao, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Buồn nôn và nôn ói: Người bệnh viêm loét dạ dày thường cảm thấy buồn nôn vào mỗi buổi sáng hoặc nôn ra dịch chua sau khi dùng bữa. Triệu chứng này có thể kéo dài trên 6 tháng.
  • Sút cân: Vì hệ tiêu hóa suy yếu nhiều ngày liên tục nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể giảm sút rõ rệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện mệt mỏi và sút cân.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị an toàn, hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết
Người bệnh viêm loét dạ dày thường cảm thấy buồn nôn vào mỗi buổi sáng hoặc nôn ra dịch chua sau khi dùng bữa.

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh lý có xu hướng diễn biến lặng lẽ, âm thầm nhưng tương đối nguy hiểm và nghiêm trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng tồi tệ như:

Hẹp môn vị dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính có thể làm tổ chức tá tràng bị xơ hóa dần theo thời gian, gây ra hiện tượng khít hẹp môn vị. Biến chứng này xuất hiện khi những vị trí tổn thương nằm tại bờ cong nhỏ sát cạnh môn vị.

Khi môn vị bị thu hẹp, quá trình lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống hành tá tràng sẽ bị ách tắc. Vì vậy, người bệnh thường xuyên nôn ói sau khi ăn uống. Nếu nôn ói liên tục, bệnh nhân rất dễ bị mất nước, táo bón, gầy yếu, xanh xao và suy nhược cơ thể.

Teo niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày đảm nhận hai nhiệm vụ chính là sát khuẩn và tiết ra axit tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, lớp phủ đặc biệt này còn có khả năng biến thành lá chắn bảo vệ dạ dày khỏi tác động ăn mòn của axit dịch vị.

Khi bạn bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, teo dần theo thời gian, đồng thời mất đi khả năng phục hồi và tái tạo. Biến chứng này có thể khiến cơ thể bị thiếu vitamin B12, dẫn đến chứng thiếu máu và rối loạn tâm thần.

Xuất huyết dạ dày

Là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý, tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn quá nhiều và các mạch máu bắt đầu vỡ ra.

Bệnh có nguy hiểm không?
Biến chứng xuất huyết dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn quá nhiều và các mạch máu bắt đầu vỡ ra.

Nếu bị chảy máu dạ dày ồ ạt nhưng không được kịp thời cứu chữa, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Theo thống kê, tỷ lệ xuất huyết dạ dày của đàn ông cao hơn phụ nữ bởi đây là nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia.

  • Dấu hiệu xuất huyết dạ dày dạng nhẹ: đau bụng, da dẻ nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, đại tiện ra máu, đi tiêu phân đen…
  • Dấu hiệu xuất huyết dạ dày dạng nặng: buồn nôn, nôn ói ra máu, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, mạch yếu, tụt huyết áp, lạnh tay chân…

Thủng dạ dày

Khi phải chịu sự kích thích liên tục của axit dịch vị trong một khoảng thời gian dài, những vị trí viêm loét ở niêm mạc dạ dày bắt đầu bị bào mòn và hình thành lỗ thủng. Không chỉ dừng lại ở đó, dịch vị dạ dày có thể tràn vào ổ bụng, gây ra bệnh viêm phúc mạc. Nếu được phát hiện và đưa đi cấp cứu chậm trễ, bệnh nhân thủng dạ dày có thể tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng thủng dạ dày bao gồm:

  • Nôn ói
  • Tim đập nhanh
  • Cơ thành bụng co cứng
  • Bí tiểu
  • Khó đại tiện
  • Đau bụng dữ dội và đột ngột
  • Lạnh tay chân

Trong đa số trường hợp, những người bị thủng dạ dày sẽ được truyền máu khẩn cấp và khâu lại vết thủng nhờ phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch với vết thủng quá lớn, bác sĩ chuyên khoa có thể cắt bỏ một phần dạ dày tổn thương để bảo toàn tính mạng của người bệnh.

Ung thư dạ dày

Nếu không điều trị bệnh viêm loét dạ dày mạn tính triệt để và đúng hướng, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày. Đây là một trong năm loại ung thư phổ biến nhất nước ta.

Biểu hiện của ung thư dạ dày tương tự một số bệnh lý về dạ dày khác, do đó, dễ bị chẩn đoán sai/nhầm. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng rất khó nhận biết. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cho rằng bản thân đang bị rối loạn tiêu hóa thông thường và chủ quan không thăm khám cẩn thận.

Ung thư dạ dày
Nếu không điều trị bệnh viêm loét dạ dày mạn tính triệt để và đúng hướng, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày.

Bệnh ung thư dạ dày bao gồm 5 giai đoạn. Nếu phát hiện từ sớm và chữa trị kịp thời, tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 – 4, tỷ lệ sống còn trên 5 năm giảm xuống còn 5%. Khi bước vào giai đoạn cuối, đa số bệnh nhân chỉ sống được thêm 1 – 2 năm.

Thế nên, bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính cần chữa trị nghiêm túc, dứt điểm và chủ động tầm soát ung thư định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày mạn tính

Đây là bệnh lý tương đối phức tạp. Thông thường, người bệnh cần kết hợp áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình điều trị, cụ thể:

Sử dụng thuốc Tây y

Y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh viêm loét dạ dày mạn tính. Hiện nay, phác đồ chữa bệnh đang tập trung chủ yếu vào việc khắc phục cơn đau, đẩy lùi triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Những loại thuốc Tây phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thuốc bọc niêm mạc dạ dày (cytotec, misoprostol, bismuth subcitrat, sucralfate) giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự ăn mòn của axit cũng như sự tấn công của vi khuẩn gây hại đường ruột.
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày (maalox, mylanta, tums, rolaids) có công dụng trung hòa nồng độ axit dịch vị và cải thiện triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu, ợ nóng.
  • Thuốc kháng H2 (nizatidine, ranitidine, famotidine, cimetidin) có tác dụng ngăn chặn histamin (một hoạt chất hóa học bên trong cơ thể có vai trò cảnh báo thời điểm tiết ra axit dịch vị ở dạ dày).
  • Thuốc ức chế bơm proton như: pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid), dexlansoprazole (dexilant), omeprazole (prilosec, zegerid), esomeprazole (nexium), rabeprazole (aciphex)… có khả năng ức chế quá trình sản xuất axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày (nhưng không thể tiêu diệt vi khuẩn HP).
  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP (levaquin, tetracycline HCL, flagyl, tindamax)

Nếu bạn bị viêm loét dạ dày mạn tính vì lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức hoặc chuyển sang sử dụng một số loại thuốc khác phù hợp hơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc NSAIDs mà độc giả cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng là: ketoprofen, naproxen, meloxicam, ibuprofen, diclofenac, aspirin…

Áp dụng bài thuốc Đông y

Tuy không mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thời như thuốc Tây y nhưng các bài thuốc Đông y rất an toàn, lành tính, hiếm khi gây ra tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể phát huy công dụng trong một khoảng thời gian dài.

Áp dụng bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm loét dạ dày mạn tính rất an toàn, lành tính và hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng cách chữa bệnh này. Bạn hãy thăm khám tại các trung tâm y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

  • Bài thuốc 1: sài hồ, địa du, tam thất, thăng ma, đương quy, thanh bì, nghệ đen, nghệ vàng, bạch thược, cam thảo dây, thanh diệp hành, chuối hoa rừng cùng một số loại thảo dược khác
  • Bài thuốc 2: rau má, nhân trần, bạc sau, vỏ gạo, đơn đỏ, hồng hoa, kim ngân cành, bồ công anh, ké đầu ngựa, dây tơ hồng cùng một số loại thảo dược khác
  • Bài thuốc 3: xích đồng, cỏ mực, lá khôi, dạ cẩm, mai mực, mơ tam thể, bồ công anh, tơ hồng xanh cùng một số loại thảo dược khác

Duy trì chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Ưu tiên dung nạp rau xanh, hoa quả, cháo, canh, súp, bánh mì, gừng, nghệ, tỏi, sữa tách kem, mật ong nguyên chất, lòng trắng trứng…
  • Tránh xa kim chi, đồ chua, thực phẩm lên men, thức ăn quá mặn – quá ngọt, thực phẩm cay nóng – nhiều dầu mỡ…
  • Kiêng cữ thuốc lá, trà đặc, cà phê, rượu bia và các chất kích thích

4 sai lầm nghiêm trọng bệnh nhân cần tránh

Tự ý lựa chọn và dùng thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc theo toa cũ và ăn uống – sinh hoạt sai cách chính là bốn sai lầm phổ biến nhất khiến bệnh viêm loét dạ dày mạn tính càng thêm phức tạp.

Uống thuốc theo toa cũ

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính rất dễ tái phát khi gặp được điều kiện thuận lợi như: mệt mỏi, căng thẳng hay chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Khi bệnh tình tái phát, nhiều bệnh nhân ngại đi tái khám và chủ quan dùng lại đơn thuốc cũ. Sai lầm ấy khiến tình trạng viêm loét càng thêm phức tạp, khó chữa và trầm trọng.

4 sai lầm nghiêm trọng bệnh nhân cần tránh
Nếu dùng thuốc theo toa cũ, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Đặc biệt, nếu dùng thuốc theo toa cũ, bệnh nhân viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn hoặc vô tình giúp vi khuẩn kháng thuốc mạnh mẽ hơn. Đây chính là lý do bạn cần thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chữa bệnh hiệu quả và an toàn.

Tự ý lựa chọn và dùng thuốc

Tự ý lựa chọn và dùng thuốc là thói quen chung của rất nhiều người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính. Thông thường, sau khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên như: ợ chua, ợ hơi, bỏng rát thượng vị, các bệnh nhân sẽ đi mua thuốc giảm đau cấp tốc ở các hiệu thuốc Tây gần nhà.

Thế nhưng, không phải mọi dược sĩ đều có khả năng chẩn đoán bệnh lý chính xác. Họ có thể bán những loại thuốc điều trị chung chung như: thuốc kháng sinh, thuốc bọc niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm axit dạ dày… Các loại thuốc này tuy giúp ngăn chặn cơn đau tức thời nhưng không thể điều trị bệnh lý tận gốc.

Không tuân thủ phác đồ điều trị

Một số người bệnh tự ý ngưng thuốc khi các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đau rát dạ dày bắt đầu thuyên giảm. Lúc này, rất có thể các vị trí tổn thương, xung huyết, viêm loét vẫn chưa hoàn toàn lành lại.

Hơn nữa, nếu bị viêm loét dạ dày mạn tính dương tính với vi khuẩn HP nhưng tự ý ngừng thuốc giữa liệu trình, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao. Sau này, bệnh tình sẽ càng thêm nghiêm trọng và tồi tệ.

Ăn uống – sinh hoạt sai cách

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng là hai yếu tố then chốt quyết định kết quả điều trị bệnh lý.

Cuộc sống thiếu lành mạnh (thức khuya, căng thẳng, ăn đêm, dùng nhiều thực phẩm chiên xào, cay nóng, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích…) sẽ hình thành áp lực rất lớn lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính thêm phức tạp và khó lường.

Ăn uống – sinh hoạt sai cách
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố then chốt quyết định kết quả điều trị bệnh lý.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng lầm tưởng bệnh viêm loét dạ dày mạn tính do nhiễm khuẩn HP không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, trên thực tế, chủng vi khuẩn này có thể dễ dàng lan truyền thông qua phân, nước bọt và dịch tiêu hóa. Do đó, những người có thói quen ăn chung, uống chung rất dễ mắc phải bệnh lý này.

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày mạn tính

Lối sống khoa học, lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý chính là chìa khóa vạn năng giúp độc giả ngăn ngừa bệnh lý. Bạn hãy:

  • Thư giãn tinh thần, tránh xa căng thẳng, áp lực, mệt mỏi
  • Không dung nạp thực phẩm khó tiêu, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ
  • Kiêng cữ cà phê, thuốc lá, trà đặc, thức uống có cồn và các chất kích thích
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Ăn chín uống sôi
  • Dùng bữa đúng giờ
  • Phân chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ
  • Uống nhiều nước
  • Tăng cường bổ sung trái cây, thịt cá, rau xanh, các loại hạt
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày mạn tính. Bệnh lý này có thể được kiểm soát và đẩy lùi hiệu quả nếu bệnh nhân tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, xây dựng lối sống lành mạnh cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Cùng chuyên mục

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Bị viêm loét dạ dày có uống mật ong được không?

Mật ong rất tốt cho sức khỏe của con người, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Vậy bị loét dạ dày có uống mật ong được không? Câu trả...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương dẫn đến sưng viêm, phù nề, xung huyết, lâu dần gây...

Người bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Không chỉ khiến chức năng dạ dày suy giảm đáng kể, bệnh viêm loét dạ dày còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như: thủng dạ dày,...

Cách nấu các món cháo tốt cho người đau dạ dày

Top 11 món cháo tốt cho người đau dạ dày nên ăn

Cháo bí đỏ, đậu xanh, cháo nấm hương, cháo nếp, long nhãn, cháo dạ dày, lá lách heo… là những loại cháo tốt cho người đau dạ dày. Vậy thì...

Xuất huyết dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai, có rất nhiều vấn đề xảy ra với mẹ bầu, bất cứ một vấn đề nào cũng khiến mẹ bồn chồn lo lắng, không dám...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn