Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Viêm loét dạ dày tái phát: Nguyên nhân và cách phòng

Bệnh viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần có thể khiến bệnh nhân ăn uống không yên, sa sút tinh thần và suy giảm năng suất lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Làm thế nào để ngăn ngừa tái phát? 

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tái phát
Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tái phát?

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tái phát

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa. Với dạng hình túi đặc biệt, dạ dày chứa lượng axit clohidric (độ pH 0.8) vừa đủ để chuyển hóa toàn bộ thức ăn được cơ thể dung nạp. Tuy nhiên, nếu lượng axit tăng lên nhanh chóng, chúng sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, từ đó sinh ra hiện tượng viêm loét.

Theo thống kê, có đến 50% trường hợp đau dạ dày không biểu hiện rõ ràng, trong đó, khoảng 10% người bệnh hoàn toàn không phát hiện dấu hiệu bất thường cho đến lúc xuất hiện biến chứng. Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày bao gồm: ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, trướng bụng, khó tiêu, nóng trong, đau rát vùng thượng vị…

Các cơn đau âm ỉ thường diễn ra liên tục và đôi khi trở nên dữ dội, quặn thắt. Đặc biệt, triệu chứng đau bụng thường xuất hiện theo chu kỳ (lúc bạn quá đói hoặc quá no, ăn nhiều thức ăn chua – cay – nóng, khi lo âu – căng thẳng) hoặc tạo thành nhiều đợt theo các mùa trong năm. Theo các chuyên gia, bệnh viêm loét dạ dày tái phát thường xuyên vì:

Vi khuẩn HP dễ lây lan

Là tác nhân gây bệnh dễ dàng truyền nhiễm, vi khuẩn HP gây ra hơn 90% trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng. Trên thực tế, nhiều người bệnh đã điều trị bệnh lý dứt điểm. Tuy nhiên, sau đó, họ bị tái nhiễm vi khuẩn HP và căn bệnh này bắt đầu tái phát. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày tái phát ở những người từng nhiễm vi khuẩn HP cao gấp 4 lần so với bình thường.

Vi khuẩn HP dễ lây lan
Vi khuẩn HP gây ra hơn 90% trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng.

Loài vi khuẩn này lây truyền chủ yếu thông quan đường miệng, bằng cách dùng chung thức ăn, chén đũa với bệnh nhân. Vì vậy, sau khi được đẩy lùi triệt để, bệnh lý vẫn có thể lây nhiễm chéo dễ dàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm loét dạ dày tái phát. Nếu người bệnh không chủ động phòng ngừa nghiêm túc, cẩn thận, tình trạng này sẽ phát triển mạn tính và trở nên vô cùng khó chữa.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý, việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn trong một khoảng thời gian dài thường dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Với sự kết hợp của 1 loại thuốc ức chế sản xuất axit dạ dày và 2 loại thuốc kháng sinh, phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày 10 năm trước đây có thể chữa khỏi 90% ca bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp chữa bệnh này chỉ phát huy công dụng ở 6/10 người bệnh.

Bệnh nhân chủ quan, lơ là

Nhiều người bệnh lơ là, chủ quan khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng âm ỉ… thường bị nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó, một số bệnh nhân tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Sau khi dùng thuốc, những dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất nhưng lại tái phát thường xuyên.

Vì nguyên nhân sâu xa chưa được điều trị triệt để nên bệnh lý vẫn âm thầm phát triển theo năm tháng. Đến khi tình trạng viêm loét dạ dày bước sang giai đoạn mạn tính và trở nên tồi tệ, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Bệnh nhân chủ quan, lơ là
Thói quen dùng thuốc không đúng chỉ định (nhất là thuốc kháng sinh) có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tái phát.

Không chỉ dừng lại ở đó, thói quen dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tái phát.

Trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như: thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh histamin H2, thuốc ức chế sản sinh axit, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP… Nếu bạn quên dùng thuốc, uống sai liều lượng hoặc đột ngột ngưng thuốc, bệnh tình sẽ tiến triển phức tạp, khó lường, thường xuyên tái phát, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị chưa đúng nguyên nhân

Xoắn khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, đây không phải tác nhân gây bệnh duy nhất. Bệnh viêm loét dạ dày tái phát có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Thói quen lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau
  • Áp lực, căng thẳng quá độ
  • Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, lành mạnh: ăn khuya, ăn quá no, vừa ăn vừa làm việc, dung nạp nhiều thực phẩm chua – cay – nóng…

Vì vậy, nếu không xác định chính xác nguyên nhân phát sinh, độc giả dễ mắc phải sai lầm trong quá trình chữa bệnh. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

Ăn uống – sinh hoạt sai cách

Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại bên trong dạ dày mà còn theo phân đi ra môi trường bên ngoài. Những người thích ăn rau sống và không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng, ăn uống và sau khi vệ sinh rất dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tái phát.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống – sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị – phòng ngừa bệnh lý. Các thói quen xấu như: thức khuya, ăn muộn, bỏ bữa, dùng nhiều thực phẩm khó tiêu, lạm dụng rượu bia… chính là tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng tái phát thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày.

Ăn uống – sinh hoạt sai cách
Bệnh viêm loét dạ dày sẽ dễ dàng tái phát nếu bệnh nhân không rửa tay cẩn thận trước khi dùng bữa và sau khi đi vệ sinh.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị, điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn uống. Đặc biệt, những loại thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn góp phần xoa dịu cơn đau một cách an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh:

  • Tuyệt đối không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác, kể cả người thân trong gia đình
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống cẩn thận và phơi nắng kỹ lưỡng sau khi rửa xong
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn, dùng bữa và sau khi đi vệ sinh
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không dùng thức ăn lề đường hoặc thực phẩm tái sống (cháo lòng, rau sống, salad, tiết canh…)
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ bữa, đúng giờ
  • Hạn chế làm việc nặng trước khi ăn
  • Nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi dùng bữa (nhưng không nằm ngủ)

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Nam an toàn, đơn giản từ những loại dược liệu sau:

  • Lá khôi (khôi tía, độc lực, đơn tướng quân) có công dụng kiểm soát nồng độ axit bên trong dạ dày và hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng trướng bụng, mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị…
  • Mẫu lệ có khả năng thu liễm cố sáp, nhuyễn kiên tán kết và bình can tiềm dương. Vị thuốc này chủ trị chứng nhiệt tà thương âm, can dương thượng kháng, kinh giản, hư phong nội động, đàm hạch, loa dịch anh lựu, gan lách to, cục sưng, băng lậu, di tinh, đái hạ, ra mồ hôi trộm…
  • Củ nghệ giúp ức chế sự sản sinh dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, phục hồi tổn thương, giảm nhanh triệu chứng đầy hơi và đau rát vùng thượng vị.
  • Bồ công anh vị đắng, tính lạnh, có công dụng tiêu thũng, thanh nhiệt – giải độc, điều trị mụn nhọt, viêm họng, viêm gan, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Đinh hương có tác dụng ngăn ngừa biểu hiện đầy hơi, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất và phân hủy chất béo.
  • Dạ cẩm có khả năng giảm đau, chữa lành vết loét, phòng chống ợ chua và trung hòa axit dạ dày.
  • Cam thảo giúp nhuận phế chỉ ho, kiện tỳ ích khí, chỉ thống, giải độc và điều hòa tác dụng của thuốc Tây.
  • Khổ sâm mang đặc tính sát độc, tiêu trùng, thanh nhiệt, chủ trị ung nhọt, tiểu tiện ra máu, lở loét ngoài da, viêm mũi, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Đương quy giúp chỉ huyết, hoạt huyết, bổ huyết, chữa chứng kinh nguyệt không đều, tắt kinh đau kinh, tâm can huyết hư, các bệnh tại tiền sản hậu, tý thống ma mộc (đau tê chân tay), chấn thương do té ngã, ung thư sang thương (nhọt lở loét), huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn…
  • Tam thất tính ấm, vị ngọt, không độc, có công dụng tiêu thũng chỉ thống, tán ứ chỉ huyết, chủ trị tình trạng sưng nề tụ máu, xuất huyết, bế kinh do huyết ứ, hung tý giảo thống (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực), thống kinh (đau bụng khi hành kinh), sưng nề do viêm nhiễm, sản hậu phúc thống vì ứ trở (đau bụng sau khi sinh nở)…

Tóm lại, bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tái phát bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều chỉnh lối sống và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Ngoài ra, nếu muốn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý bằng thảo dược tự nhiên, bạn cần tham vấn y khoa thật cẩn thận, kỹ lưỡng.

Cùng chuyên mục

Có nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng

7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, cơn đau thường xuất hiện bất thường. Do đó, người bệnh cần nắm được các biện pháp...

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ? [Chuyên gia tư vấn]

Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua. Sữa chua có một lượng axit nhất định nhưng axit trong sữa chua rất nhỏ, không thể so sánh được lượng...

Nên làm gì khi bị đau dạ dày? Cách điều trị tại nhà như thế nào?

14 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất

Dùng gừng, nghệ và mật ong, uống nước giấm táo, dùng nha đam… là các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả. Những mẹo dân gian...

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh nguy hiểm?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, lao ruột… Đây đều là những...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn