Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng do bệnh gây ra lại gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày.

I/ Thông tin cần biết về bệnh viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết
Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Bệnh viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông trên da đầu bị viêm. So với những vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, da mặt, lưng thì viêm nang lông da đầu có tỉ lệ mắc thấp hơn nhưng lại gây nhiều khó chịu. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp chúng ta phát hiện, điều trị sớm cũng như là biết cách phòng ngừa.

Dấu hiệu nhận biết

Cũng tương tự như viêm nang lông lại các vị trí khác, viêm nang lông da đầu có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Giai đoạn đầu, da đầu dọc đường chân tóc có biểu hiện viêm đỏ, nổi sần lên. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, có thể là hơi đau tại vùng chân tóc.
  • Xuất hiện các nốt viêm đỏ, nhỏ. Sau đó những nốt này ngày càng lớn và có khả năng lan rộng ra giữa hoặc vùng phía sau đầu.
  • Bên trong nốt mụn thường có mủ, nếu bị trợt sẽ tạo thành các vết trợt, đóng thành mài nâu hoặc vàng.
  • Quanh da đầu rải mụn mủ, nhưng thường tập trung nhiều nhất ở vùng sau gáy và thái dương.
  • Nếu như nhẹ, bệnh có thể tự khỏi và ít khi để lại dấu vết. Nhưng với những trường hợp nặng, vùng da đầu bị viêm nang lông có thể bị lở loét, lâu dần gây rụng tóc và hói đầu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông da đầu

Bệnh viêm nang lông da đầu có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Vi khuẩn. Chủ yếu là Cutibacterium acnes, ở các trường hợp nặng thường là do Staphylococcus aureus
  • Do kí sinh trùng Demodex folliculorum
  • Nguyên nhân gây viêm chân tóc có thể là do vi nấm chủng Malassezia

Ngoài ra, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và lây lan rộng nếu như có sự tác động của những yếu tố sau:

Dùng các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông chân tóc
Dùng các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông chân tóc
  • Môi trường bị ô nhiễm: Bụi bẩn, khói, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu thì tỉ lệ mắc bệnh viêm chân tóc sẽ càng cao.
  • Có thói quen gãi đầu: Da đầu đổ mồ hôi sẽ gây ngứa ngáy và vì thế không ít người hay dùng tay để gãi, thậm chí là gãi mạnh. Hệ quả là làm cho da đầu, vùng chân bị xước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Khi đang bị viêm nang lông da đầu mà vẫn giữ thói quen này, vi khuẩn sẽ dễ lây lan và khiến bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm nang lông da đầu ngày càng nặng lên. Bởi những sản phẩm này sẽ làm bào mòn lớp caramide trên da đầu. Mà lớp này có chức năng bảo vệ da đầu, nếu chúng bị bào mòn hoặc mất đi thì những vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, hoặc làm bệnh trầm trọng thêm.

Ai có nguy cơ cao bị viêm nang lông da đầu?

So với viêm nang lông ở lưng, tay, chân, mặt… viêm chân tóc ít phổ biến hơn. Thông thường, những đối tượng dưới đây sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn:

  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu vì mắc các bệnh như tiểu đường, HIV
  • Phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh trong thời gian dài.
  • Thường xuyên cạo tóc
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng không được clo hóa
  • Có thói quen nhỏ tóc, cào, gãi da đầu
  • Thường xuyên đội mũ, nón chật.

Bệnh viêm nang lông da đầu có lây không?

Viêm chân tóc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm chân tóc có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm

Theo các chuyên gia, bệnh viêm nang lông da đầu không lây. Nhưng nếu dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, các nhân tố gây nên tình trạng nhiễm trùng như vi nấm, vi trùng lại có thể gây bệnh cho người khác.

Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, hãy hạn chế việc dùng chung những đồ vật như lược, khăn tắm, gối để tránh nhiễm bệnh.

Biến chứng bệnh viêm nang lông da đầu

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị sớm, bệnh viêm chân tóc có thể gây ra các biến chứng như:

  • Để lại sẹo trên da, gây mất thẩm mỹ
  • Tạo thành ổ mủ lớn dưới da
  • Gây rụng tóc vĩnh viễn
  • Bị nhiễm trùng mạn tính hoặc nhiễm trùng nặng như bị viêm mô tế bào.

II/ Các biện pháp điều trị bệnh viêm nang lông da đầu

Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý dùng thuốc kết hợp với chăm sóc da đầu đúng cách. Dưới đây là những biện pháp điều trị thường được áp dụng:

Dùng thuốc Tây trị viêm nang lông da đầu

Cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ khi điều trị bằng thuốc tây
Cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ khi điều trị bằng thuốc tây

Sau khi được thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc sau:

  • Nếu bị viêm chân tóc  do nấm: Các loại thuốc kháng nấm sẽ được chỉ định. Bệnh nhân dùng thuốc này để thoa trực tiếp lên da đầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Để giúp quá trình lành bệnh được nhanh hơn, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc uống.
  • Bị viêm chân tóc do tụ cầu: Nếu mắc bệnh do tụ cầu, các loại thuốc kháng sinh như β-lactamin, Amoxillin, Cephalosporin sẽ được kê đơn. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cần phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Ngoài ra, các loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm chân tóc như cồn Nioden, kháng sinh Histamin có thể được dùng để giúp giảm ngứa và kích ứng tại chỗ.

Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian

Ngoài thuốc tây, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa bệnh viêm nang lông da đầu bằng các bài thuốc dân gian. Dưới đây là một số các chữa viêm nang lông da đầu nên tham khảo:

  • Dùng tinh dầu cây phỉ: Tinh dầu cây phỉ có khả năng làm sạch sâu da đầu, loại bỏ sạch vi khuẩn và những yếu tố gây hại khác. Do đó, bạn có thể dùng nó để chữa trị bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da đầu, sau đó vệ sinh lại bằng nước ấm là được.
  • Giảm ngứa, giảm sưng do viêm nang lông da đầu bằng nước ấm: Đun ít nước cho sôi, sau đó cho ra tô. Lấy một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm, vắt cho ráo bớt nước rồi đắp trực tiếp lên da đầu. Chườm ấm sẽ làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, tình trạng sưng ngứa được giảm đi đáng kể. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu tự nhiên như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm vào nước để mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
  • Sử dụng muối: Muối có công dụng diệt khuẩn, giảm ngứa do vi khuẩn gây ra. Hãy dùng nước muối biển cho vào chậu nước ấm, khuấy đều để vệ sinh da đầu. Thực hiện thường xuyên để thấy được tác dụng của nó.

Những mẹo dân gian trị viêm nang lông da đầu rất an toàn và đơn giả. Tuy nhiên chúng lại không mang đến hiệu quả mau chóng. Người bệnh cần thực hiện thường xuyên và lâu dài thì mới thấy được hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng không điều trị được dứt điểm bệnh, và chỉ làm giảm được triệu chứng ở những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Do đó, nó chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị, giúp bệnh mau lành hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo và điều trị bằng các loại thuốc Đông y hoặc thuốc Nam. Vì viêm chân tóc có thể là do nhiễm độc, nhiệt độc của cơ thể. Nếu áp dụng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc sẽ làm giảm được triệu chứng. Nhưng hãy đảm bảo là đến các cơ sở bán thuốc uy tín để tránh mua phải các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Chăm sóc da dầu đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm chân tóc
Chăm sóc da dầu đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm chân tóc

Chăm sóc da đầu đúng cách

Da đầu được chăm sóc đúng cách không những làm bệnh mau khỏi mà còn có thể phòng ngừa viêm nang lông da đầu tái phát. Sau đây là một số biện pháp nên áp dụng:

  • Sử dụng các loại dầu gội có khả năng khử khuẩn, chống nấm và an toàn cho làn da như Nizoral, Selsun. Trong đó, Nizoral là loại dầu gội có nhiều hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, làm cho các vết tổn thương lành lại mau chóng.
  • Hạn chế dùng những sản phẩm có chất tẩy rửa quá mạnh để không làm hại đến làn da đầu.
  • Nếu sử dụng các sản phẩm, dụng cụ để tạo kiểu tóc thì hãy thường xuyên làm sạch chúng.
  • Không nên đội các loại nón mũ thời trang, chật chội quá lâu.
  • Sử dụng các loại dao sạch, mới để cạo tóc.
  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc hồ bơi không được clo hóa.
  • Sau khi ra mồ hôi nhiều, nên vệ sinh da đầu sạch sẽ.
  • Trường hợp đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, tiểu đường, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch… nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả.
  • Nếu có điều kiện, nên gội đầu bằng quả bồ kết. Tuy mất khá nhiều thời gian nhưng gội đầu bằng loại quả này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm.
  • Không nên gội đầu quá nhiều lần, chỉ nên gội khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Bệnh có thể gây ngứa ngáy vùng da đầu, nhưng bạn không nên cào hay gãi để tránh gây trầy xước da.
  • Tránh nặn mụn hay bóc vảy ở vùng bị viêm. Đồng thời nên hạn chế chạm vào những vị trí đó để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  • Sau khi gội đầu, nên sấy khô nhất là vùng chân tóc. Không nên gội đầu vào buổi tối, nếu có gội, phải đảm bảo sấy khô tóc trước khi đi ngủ.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm chân tóc và các biện pháp điều trị. Bệnh có thể chuyển sang mãn tính, thậm chí là gây ra những biến chứng khác nếu như không được điều trị sớm. Vì vậy, hãy đi khám và điều trị sớm khi có những dấu hiệu bất thường để bảo đảm sức khỏe cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị

Viêm nang lông ở lưng: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng có thể  là do cạo và tẩy lông không đúng cách, do vệ sinh kém, làn da ma sát thường xuyên với...

Viêm nang lông vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tình trạng viêm nang lông vùng kín khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mất tự tin bởi những cơn đau rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh gây ra....

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với...

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mặt

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Viêm nang lông ở mặt là một dạng rối loạn da liễu thường gặp. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến yếu...

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc (bôi + uống) trị viêm nang lông được sử dụng khi tổn thương da viêm đỏ, nổi mụn mủ, sưng nóng và đau rát nhiều. Tuy nhiên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn