Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội Dung Bài Viết
Viêm phế quản là một căn bệnh khó có thể phân biệt với những loại bệnh như hen suyễn, lao, viêm phổi và diễn biến bệnh xảy ra khá phức tạp. Nếu bệnh kéo dài và không được phát hiện để đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Để có thể ngăn chặn kịp thời và điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản, bạn đọc nên tham khảo kỹ thông tin của bào viết sau.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng mà các ống phế quản, đường thở nối giữa phổi và khí quản bị tổn thương. Các tổ chức xung quanh phế quản như tiểu phế quản, niêm mạc bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng khó lưu thông không khí trong phế quản. Căn bệnh này không diễn biến quá nhanh và phát triển theo từng giai đoạn cụ thể như:
- Viêm phế quản cấp tính: Những dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh chỉ kéo dài trong thời gian từ 7 đến 10 ngày hoặc có tình trạng lâu hơn khoảng vài tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: Khi bệnh bắt đầu chuyển biến qua đến giai đoạn mãn tính các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài khoảng vài tháng hoặc nặng hơn là nhiều năm, gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cấp độ nghiêm trọng cũng tăng dần qua từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, viêm phế quản rất dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh viêm phổi, hen suyễn bởi nó có rất nhiều dạng bệnh.
- Viêm phế quản phổi: Những túi khí có chứa nhiều đọng dịch và mủ do vi khuẩn, virus tấn công vào từ phế quản và di chuyển dần đến phổi. Khi gặp phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như thở khò khè, môi xanh, nôn mửa, cơ thể tái tím, sốt cao, ho có đờm đặc màu vàng hoặc xanh,…
- Viêm phế quản dạng hen: Các lớp niêm mạc sẽ dần bị thu hẹp lại vì phù nề làm cho nhưng cơ phế quản dần bị co thắt. Tất các các ống dẫn khí đi vào phế quản đều sẽ bị viêm nhiễm nên người bệnh sẽ thấy khó thở, lồng ngực bị co rút, khò khè, thở rít,…khá giống với những triệu chứng của bệnh hen suyễn.
- Viêm phế quản bội nhiễm: Đối với những tình trạng bị viêm phế quản bội nhiễm người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu như ngạt mũi, sổ mũi, thở khò khè, đau rát cổ họng, sốt cao, chán ăn, mệt mỏi,…
- Viêm phế quản co thắt: Khi lớp niêm mạc bị sưng phồng lên sẽ làm cho chất dịch nhầy tiết ra nhiều hơn dẫn đến ống phế quản bị viêm nhiễm. Một số dấu hiệu thông thường như hơi thở yếu, sổ mũi, hắt hơi, tức ngực, khó thở, ho có đờm…
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản
Theo nghiên cứu thì có khoảng hơn 90% các bệnh nhân bị viêm phế quản là do virus gây ra. Các loại virus sẽ lợi dụng lúc hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu để có thể xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, gây ra những triệu chứng của bệnh. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể xuất phát từ rất nhiều yếu tố như:
- Virus, vi khuẩn: Có hơn 90% trường hợp bị viêm phế quản do sự xâm nhập của các loại virus có hại như virus sởi, virus cúm, virus gia cầm, Rhinovirus, Adenovirus, RSV,…
- Tuổi tác: Đối với những trẻ sơ sinh hoặc người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn. Vì lúc này sức đề kháng của cơ thể khá kém, không có khả năng chống lại những loại virus xâm nhập nên dễ dàng dẫn đến căn bệnh viêm phế quản.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết cũng là yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này. Xuất hiện nhiều nhất vào những tháng mùa hè hoặc mùa đông. Khi thời tiết đột ngột thay đổi từ lạnh sang nóng hay ngược lại sẽ làm cho niêm mạc đường hô hấp bị kích thích rất nhiều.
- Sự ô nhiễm: Nếu bạn thường xuyên làm việc và phải tiếp xúc với môi trường khói bụi sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh viêm phế quản. Khi tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm sẽ làm cho phế quản tiết ra nhiều đờm hơn, khiến tình trạng viêm nhiễm phát triển.
- Thói quen hút thuốc lá: Đối với những người sử dụng thuốc lá thường xuyên, nhất là nam giới sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phế quản. Trong thuốc lá có rất nhiều nicotin làm cho niêm mạc đường hô hấp trở nên viêm nhiễm.
- Tính chất công việc: Một số người có môi trường làm việc hay tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như clo, aminiac,…sẽ chiếm tỷ lệ bị viêm phế quản rất cao.
- Các bệnh lý liên quan đến dạ dày: Những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua,…sẽ làm cho cổ họng bị kích thích nhiều, chính là nguyên nhân dây ra bệnh viêm phế quản.
Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản kéo dài và không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thường gặp những là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì thế, khi mới xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
- Ho khan, ho có đờm: Khi mắc bệnh, nhưng cơ quan phế quản sẽ thường xuyên co bóp và làm các chất dịch tiết ra nhiều hơn. Cũng vì thế mà các triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là vào ban đêm.
- Sốt cao: Khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy và phát ra tính hiệu bằng cách tự tăng nhiệt độ nhằm tiêu diệt chúng. Do đó, một trong những triệu chứng dễ nhận biết của viêm phế quản đó chính là sốt tăng dần từ thấp đến cao, có thể kéo dại khoảng vài ngày nếu ở giai đoạn cấp.
- Tức ngực, thở khò khè, khó thở: Viêm phế quản sẽ làm cho các ống dẫn khí bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng khó thở ở người bệnh. Đối với trường hợp viêm phế quản dạng hen, khi thở người bệnh sẽ thở rít lên, nếu để kéo dài không khỏi sẽ có nguy cơ biến chứng thành hen suyễn.
- Chán ăn, hay mệt mỏi: Khi các triệu chứng ho khan, sốt cao, khó thở kéo dài sẽ làm cho người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, người lừ đừ, chán ăn.
Chẩn đoán và cách điều trị viêm phế quản hiệu quả
Chẩn đoán
Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên nhanh các cơ sở gần nhất để được thăm khám sức khỏe và chẩn đoán chính xác nhất. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ống nghe để có thể nghe được âm thanh từ hơi thở của bệnh nhân, nhờ đó mà phát hiện ra được những dấu hiệu bất thường ở phổi.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn:
- Chụp X- quang phổi
- Đo phế dung: Đây là phương pháp nhằm đánh giá chức năng của phổi ở người bệnh. Nó sẽ kiểm tra được tốc độ đẩy không khí ra bên ngoài phổi, lượng không khí còn giữ lại bên trong phổi. Khi làm xét nghiệm này, người bệnh sẽ được phát hiện ra bệnh hen suyễn hoặc những vấn đề bất thường về đường hô hấp.
- Xét nghiệm đờm: Giúp bác sĩ xác định và kiểm tra được xem trong đờm có sự xuất hiện của các loại virus, vi khuẩn có hại.
- Xét nghiệm máu.
Cách điều trị viêm phế quản hiệu quả
Để có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh viêm phế quản, đầu tiên bạn cần phải thăm khám và chẩn đoán mức độ của bệnh. Người bệnh có thể áp dụng cách điều trị bằng thuốc tây, những mẹo dân gian hoặc các bài thuốc nam cũng sẽ giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi.
1. Sử dụng thuốc tây
Thông thường, người bị bệnh viêm phế quản sẽ tìm đến các biện pháp Tây y để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Sau khi thăm khám và nắm rõ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ cho bệnh nhân cách nghỉ ngơi, ăn uống, hít thở và kê đơn sử dụng một số loại thước ức chế tình trạng kho khan, giảm đau, dần cải thiện và kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Một số trường hợp viêm phế quản cấp tính chỉ cần hỗ trợ ăn uống, nghỉ ngơi là có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khắn và tốn nhiều thời gian hơn. Một số loại thuốc mà người bệnh nên sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp nhiễm bệnh di cơ thể bị nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng những loại thuốc kháng sinh để khắc phục bệnh.
- Liệu pháp oxi: Cách này sẽ giúp cải thiện được lượng oxi trong phế quản, giúp người bệnh có hơi thở ổn định hơn.
- Thuốc tiêu đờm, giảm ho: Hỗ trợ loại bỏ các chất nhầy và những chất kích thích ra khỏi phổi, giảm nhanh các tình trạng ho khan, ho có đờm.
- Thuốc giãn phế quản và một số ống mở: Giúp cho các chất nhầy được loại bỏ, hỗ trợ hơi thở người bệnh dễ dàng hơn.
- Thuốc steroid glucocorticoid và chống viêm: Đối với những trường hợp các triệu chứng bệnh kéo dài không khỏi, người bệnh có thể được sử dụng nhóm thuốc này để giúp bảo vệ mô, ngăn ngừa tình trạng biêm mãn tính. Thế nhưng, người bệnh cần hết sức thận trọng và sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây tổn thương đến thận, gan, dạ dày.
2. Mẹo điều trị viêm phế quản theo dân gian
Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, vừa mới phát hiện, người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa trị theo dân gian để điều trị tại nhà. Những phương pháp này khá lành tính, được lấy từ những nguyên liệu thiên nhiên nên không gây ra các tác dụng phụ, đồng thời không làm tổn thương đến những cơ quan khác. Người bệnh có thể áp dụng thử một số mẹo sau đây:
- Lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch, sau đó đem đi giã nát. Sử dụng một ít nước sạch để vò cùng lá trầu không và lọc bỏ phần bã, giữ lại phần nước cốt. Thêm vào đó khoảng 1 đến 2 thìa mật ong. Mỗi ngày uống đều đặn khoảng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Lưu ý là nên uống sau bữa ăn.
- Diếp cá: Sử dụng một nắm rau diếp cá đã rửa sạch, để cho ráo nước và đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Cho vào thêm khoảng 1 muỗng mật ong để dùng uống. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng và tối.
- Gừng: Chuẩn bị sẵn 500g gừng đã gọt vỏm rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem gừng đi xay nhuyễn, và giữ là phần nước cốt. Sử dụng 200ml mật ong pha cùng nước cốt gừng. Đem hỗn hợp đi đun trên lửa nhỏ cho đến kho cô đặc lại. Để hỗn hợp nguội dần thì bảo quản trong một hủ thủy tinh có nắp đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi dùng thì lấy ra một lượng vừa phải để pha cùng nước ấm uống.
Các mẹo chữa viêm phế quản theo dân gian do không có độc tính nên hiệu quả sẽ khá chậm. Người bệnh nên kiêng trì sử dụng đều đặn để mang lại kết quả tốt nhất. Đối với những trường hợp nặng, các biện pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn. Người bệnh cần đến khám và điều trị theo phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa.
3. Một số bài thuốc điều trị theo Đông y
Trong Đông y, viêm phế quản thuộc các bệnh về đàm ẩm khái thấu do khí táo, phong nhiệt, ngoại cảm phong hàn,…Khi những tà độc bắt đầu xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho khí không thông, suy yếu chức năng tuyên giáng, giảm sút tân dịch dẫn đến các triệu chứng kho khan, ho có đờm kéo dài. Những bài thuốc điều trị viêm phế quản theo Đông y thường sử dụng phép sơ phong thanh nhiệt, ôn phế hóa đàm, táo thấp hóa đàm hoặc tuyên phế.
Một số bài thuốc có thể áp dụng như:
- Tiêu xoang linh dược thang gồm có những vị thuốc như tang ký sinh, tang diệp, bạch truật, hoàng cầm, cam thảo, liên kiều, trần bì,…
- Nhị trần thang gia giảm có các vị thuốc như: bạch truật, thương truật, hạnh nhân, cam thảo, phục linh, bán hạ chế, trần bì,…
Tùy vào từng thể bạn và sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà có thể gia giảm các vị thuốc. Tốt nhất là người bệnh nên đến khám tại các cơ sở dược học, trung tâm đông y uy tín để được kê đơn thuốc phù hợp. Điều này cũng sẽ giúp cho những bài thuốc được phát huy công dụng và điều trị triệu để các tình trạng của bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những căn bệnh thường gặp và khả năng lây lan rất cao. Cũng vì thế mà vấn đề áp dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Để không phải gặp phải các triệu chứng bệnh khó chịu này, bạn cần phải thực hiện tốt các cách sau đây:
- Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao ngay tại nhà.
- Không nên sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn.
- Hạn chế tiếp xúc với những mỗi trường khói độc hại, hóa chất, ô nhiêm để không làm tổn thương đến phổi và phế quản.
- Tránh xa thuốc lá, các nơi có quá nhiều khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh liên quan đến phổi và phế quản.
- Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa ác bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Viêm phế quản nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, bạn cũng nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở gần nhất để được thăm khám và chữa trị sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!