Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản co thắt là một thể trạng bệnh của viêm phế quản, liên quan trực tiếp đến chức năng của đường hô hấp. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em, các triệu chứng bệnh cũng gần giống với bệnh hen nên nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn. Để có thể hiểu rõ nhất về bệnh viêm phế quản co thắt, cũng như biết được căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào là hiệu quả? bạn đọc có thể tham khảo thông tin của bài viết dưới đây. 

Viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt thường xuất hiện ở trẻ em, các triệu chứng bệnh cũng gần giống với bệnh hen nên nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn.

Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ em khoảng từ 6 đến 10 tuổi, đôi lúc cũng có xuất hiện ở người lớn. Đây là một thể trạng của căn bệnh viêm phế quản, tình trạng mà tất cả các đường ống dẫn khí bắt đầu từ khí quản đến phổi đều rơi vào trạng thái viêm nhiễm, bên trong lòng phế quản bị thu nhỏ lại do các triệu chứng co thắt, phù nề của những cơ phế quản đang bị viêm. Những tác nhân gây hại sẽ dần tác động vào niêm mạc phế quản dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Hiện tượng này nếu cứ kéo dài sẽ làm cho vùng phế quản bị phù nề, sưng to làm đường thở bị bó hẹp, thở khó.

Các tuyến phế quản rơi vào tình trạng bị viêm nhiễm sẽ làm cho quá trình lưu thông khí đến phổi bị hạn chế và cản trở, nguyên nhân là do sự gia tăng bài tiết chất nhầy. Cũng chính vì thế mà những trường hợp bị viêm phế quản thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè, thở rít, ho khạc đờm.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản co thắt

Để giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, người bệnh cần nắm rõ được các nguyên nhân gây ra bệnh để tìm kiếm phương pháp thích hợp. Một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất là:

Viêm phế quản co thắt
Các tuyến phế quản rơi vào tình trạng bị viêm nhiễm sẽ làm cho quá trình lưu thông khí đến phổi bị hạn chế và cản trở, nguyên nhân là do sự gia tăng bài tiết chất nhầy.

Hệ miễn dịch kém

Đối với những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch không tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh viêm phế quản co thắt. Khi cơ thể không có khả năng chống cự và ngăn chặn lại các tác nhân từ bên ngoài sẽ làm cho cơ thể bị tấn công bởi nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau. Hơn thế nữa, vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột cũng là lúc hệ miễn dịch suy giảm nhất. Lúc này có thể khó chống lại được sự sinh sôi và phát triển của những yếu tố gây bệnh.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Theo nghiên cứu và thống kê của  Bệnh viện Nhi Trung ương vào khoảng thời gian gần cuối thu và bắt đầu chuyển sang đông, có đến hơn 30% trường hợp trẻ em mắc phải căn bệnh viêm phế quản co thắt nguyên nhân chính là do một số loại virus xâm nhập. Điển hình nhất đó chính là virus hợp bào đường hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus).

Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có thể xuất hiện do một số loại virus khác như H.influenzae, tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…Những loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào những lúc cơ thể giảm sức đề kháng, chúng ký sinh trên các vùng họng, mũi,…càng ngày số lượng và hoạt động càng gia tăng, khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh có yếu tố trên, bệnh viêm phế quản co thắt còn xuất hiện do một số nguyên nhân như:

  • Cơ thể đã mang sẵn mầm bệnh lúc vừa sinh ra.
  • Một số các yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh này như khói thuốc lá, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất, môi trường ô nhiễm,…
  • Một số người hay dị ứng với phấn hoa, lông chó,…cũng là nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm phế quản co thắt.

Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Những triệu chứng của viêm phế quản co thắt rất giống với bệnh hen nên rất nhiều người có nhận định sai. Do đó, bạn cần nắm rõ những triệu chứng thông thường dưới đây để sớm phát hiện ra bệnh:

  • Một trong những biểu hiện điển hình của bệnh đó chính là tình trạng khó thở, những cơn ho bắt đầu xuất hiện và kéo dài dai dẳng, không thể khỏi.
  • Thời gian sau, người bệnh sẽ dần cảm thấy cổ họng bị ngứa giống như đang bị vướng một vật gì đó ở cổ. Thêm vào đó là những cơn sốt nhẹ, kéo dài khoảng vài ngày.
  • Hơi thở sẽ dần trở nên khó khăn, thở khò khè, thở rít, lồng ngực như có cảm giác đang co rút, khi thở lồng ngực sẽ hóp sâu vào trong và các cơ vùng cổ bị co kéo.
  • Nhiều trường hợp sẽ bị nôn ói, chủ yếu là sau những lúc khóc hoặc ho.

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra khi thấy con mình đang trong tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì bệnh khá phổ biến và thường gặp nhưng cũng không quá khó để có thể điều trị được. Tuy nhiên, khi vừa xuất hiện các triệu chứng nhận biết, người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở y tế uy tín. Nhờ thế sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Nếu không chữa trị hoặc lựa chọn phương pháp không phù hợp sẽ làm cho căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Một số biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời như:

Viêm phế quản co thắt
Các biến chứng khó lường của bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp
  • Suy hô hấp: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm phế quản co thắt. Khi bước vào giai đoạn này người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Viêm phổi: Phế quản và phổi có vị trí khá gần với nhau nên việc ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để không làm lây lan và ảnh hưởng đến phổi, làm gia tăng nguy cơ viêm phổi của người mắc bệnh viêm phế quản co thắt.
  • Viêm tai giữa: Đây là một biến chứng thường gặp đối với những người đang mắc phải chứng bệnh viêm phế quản co thắt. Khi không được điều trị sớm, các triệu chứng bệnh cứ kéo dài sẽ làm cho thính lực dần suy giảm chức năng, nếu tình trạng viêm tai giữa chuyển biến nặng hơn sẽ có nguy cơ gây ra trường hợp điếc hoàn toàn.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt

Tình trạng viêm phế quản co thắt nếu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi vừa phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, đầu tiên bạn cần phải tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán mức độ bệnh chính xác. Từ đó cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới phát

Đối với những tình trạng bệnh nhẹ, những triệu chứng chỉ mới ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng những cách điều trị sau:

Viêm phế quản co thắt
Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ chuyên khóa sẽ kê thuốc dạng nén, viên hoặc xịt.
  • Điều trị các triệu chứng bệnh: Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ chuyên khóa sẽ kê thuốc dạng nén, viên hoặc xịt. Thông thường nếu khó thở thì sẽ dùng thuốc uống giãn phế quản (hoặc dạng xịt), ho có đờm thì cần thuốc long đờm, sốt thì nên dùng các dạng thuốc hạ sốt.
  • Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh: Thông thường những trường hợp được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nhiễm vi khuẩn, virus thì sẽ được chỉ định sử dụng các dạng thuốc kháng sinh để điều trị. Thế những, người bệnh cũng cần chú ý sử dụng đúng theo chỉ định và hướng dẫn về liều lượng, thời gian uống, cách uống để tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Đối với trường hợp bệnh nặng

Khi trường hợp bệnh trở nặng hơn, đặc biệt là khả năng hô hấp bắt đầu suy giảm, tình trạng thở trở nên khó khắn hơn, co rút lồng ngực, tím tái cả người,…thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được ngăn chặn kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, sử dụng các các kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh đang gặp phải, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, đối với những bệnh nhân viêm phế quản co thắt ở mức độ nặng đều sẽ phải thở oxi để giúp cho hô hấp ổn định hơn.

Viêm phế quản co thắt
Đối với những bệnh nhân viêm phế quản co thắt ở mức độ nặng đều sẽ phải thở oxi để giúp cho hô hấp ổn định hơn.

Đối với trẻ nhỏ, nếu các triệu chứng bệnh như nôn, sốt nhẹ, ho khan, chảy nước mũi,…đến từ việc viêm nhiễm RSV thì các bậc phụ huynh cũng không nên tự ý mua thuốc bên ngoài cho bé. Cách tốt nhất là nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ gia đình để bé không phải di chuyển xa, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Phòng ngừa viêm phế quản co thắt hiệu quả

Viêm phế quản co thắt tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Thế nhưng các triệu chứng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, trí não và sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những trẻ nhỏ. Do đó, để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được các tác nhân gây hại dẫn đến căn bệnh viêm phế quản, bạn cần áp dụng các phương pháp sau đây:

Viêm phế quản co thắt
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào của bệnh, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng tìm đển bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.
  • Không nên đưa bé đến những nơi quá đông đúc, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn,…sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển để vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên.
  • Khi ra ngoài nên chú ý đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh sạch chân tay, tránh đưa tay lên mũi họng để hạn chế tối đa các tác nhanah gây bệnh.
  • Đối với người trưởng thành nên thường xuyên rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng bằng những bài tập thể dục tại nhà.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả, nghỉ ngơi hợp lý để ngăn ngừa sự phát triển của những mầm bệnh gây nên viêm phế quản co thắt.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
  • Nên giữ khoảng cách nhất định khi tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản co thắt để tránh tình trạng lây lan.

Bài viết trên đây đã nêu rõ về những thông tin của bệnh viêm phế quản co thắt. Đây là một căn bệnh thường gặp phải ở trẻ em nên việc thăm khám và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào của bệnh, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng tìm đển bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế sẽ được sử dụng các loại thuốc chuyên khoa, cùng những biện pháp chăm sóc, hỗ...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn