Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, nếu ở dạng cấp tính, bệnh có thể tự khỏi nếu có chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản mãn tính lại không thể tự khỏi, đồng thời các triệu chứng của bệnh sẽ gây khó chịu trong thời gian dài cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lẫn công việc. Do đó, để giảm thiểu triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi. 

Bị bệnh viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc chung của nhiều người
Viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc chung của nhiều người

Khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây y, thuốc nam hoặc thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc tây chữa viêm phế quản

Các loại thuốc có tác dụng chữa viêm phế quản thường dùng là:

1. Thuốc kháng viêm

Để cải thiện tình trạng viêm gây cản trở lưu thông khí, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng corticoid dạng uống, xông hoặc hít. Nếu trường hợp nặng thì phải dùng ở dạng tiêm để kháng viêm. Khi dùng thuốc kháng viêm ở dạng uống hoặc tiêm, chỉ được dùng ở liều lượng vừa đủ trong thời gian ngắn (không quá 10 ngày). Nếu sử dụng trong thời gian dài, ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như ứ nước, giảm khả năng đề kháng.

Với thuốc kháng viêm trị viêm phế quản dạng hít, tuy có thể dùng trong thời gian dài do ít tác dụng phụ lên toàn thân, thế nhưng nếu lạm dụng sẽ gây bội nhiễm nấm. Do đó, sau mỗi lần sử dụng, người bệnh cần súc miệng và họng thật sạch.

2. Thuốc long đờm

Thường được chỉ định cho trường hợp chất tiết ứ đọng ở phế quản gây ra tình trạng trở ngại ở đường dẫn khí. Lúc này, thuốc long đờm có vai trò tạo điều kiện phản xạ giúp người bệnh ho nhằm tống chất tiết ra ngoài. Các loại thuốc này được sử dụng theo từng trường hợp sau:

  • Trường hợp chất tiết ít nhưng đặc, khó tống ra thì phải dùng các thuốc có tác dụng làm loãng chất tiết như terpin hydrat, natri benzoat…
  • Trường hợp chất tiết nhiều, đặc thì việc làm loãng sẽ gây khó khăn cho việc thông khí thì phải dùng các chất khử chứa lưu huỳnh như carboxystein, acetystein… để làm đứt cầu nối disulfur của glycoprotein đồng thời khiến cấu trúc thay đổi và hủy chất tiết. 

Có thể dùng thuốc làm giảm ho, tuy nhiên nên sử dụng ở liều thích hợp. Việc làm mất phản xạ ho sẽ khiến quá trình tốt chất tiết ra ngoài cơ thể bị trở ngại.

3. Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Thuốc làm giãn phế quản có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí. Có 2 loại thường được sử dụng là theophylin và các thuốc chủ vận beta 2. Cần lưu ý rằng cả 2 thuốc này đều gây quen, tức là đợt sau phải dùng với liều cao hơn đợt trước mới có hiệu quả. Vì vậy chỉ nên dùng ngắt quãng, không dùng kéo dài. Các thuốc này có công dụng như sau:

  • Theophyllin: Có tác dụng làm giãn phế quản, làm lợi tiểu, kích thích thần kinh, tim đập nhanh. Nếu dùng với liều phù hợp có thể giúp giảm sự khó thở, nhưng nếu dùng ở liều cao sẽ gây tác dụng phụ. Cần dùng đúng theo hướng dẫn, nếu không sẽ dễ gây ngộ độc.
  • Với người lớn, loại thuốc này khó dung nạp, quá trình thải trừ chậm nhưng ít gây độc, chỉ cần dùng 2 lần/ngày. 
  • Với trẻ em, thuốc dễ dung nạp, thải trừ nhanh nhưng cũng dễ gây ngộ độc, liều dùng là 4 = 5 lần/ngày. 
  • Không dùng cho người suy gan thận hoặc trẻ nhỏ có khả năng thải trừ chất độc ở gan còn yếu vì thuốc chuyển hóa ở gan. Đặc biệt, không dùng cho mẹ đang cho con bú vì thuốc tiết qua sữa. 
  • Các thuốc chủ vận beta-2: Có tác dụng kích thích thụ thể beta-2 adrenergic làm thông đường thở, chống co thắt phế quản, giãn cơ trơn. 
  • Có thể dùng dạng hít xông qua mũi miệng để cắt cơn nghẽn phế quản. Tuy có hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, tăng nhu cầu tiêu thụ oxy khi nghỉ, hạ kali máu, run tay. 
  • Không nên dùng ở dạng uống vì hấp thu chậm, không kịp thời trong việc cắt cơn nghẽn phế quản. Hơn nữa phải dùng ở liều cao nên dễ gây run cơ, kích động, kích thích tim mạch, nhức đầu.

4. Thuốc kháng virus, vi khuẩn

Thuốc kháng virus, vi khuẩn thường dùng là loại thuốc có tác dụng kháng virus cúm A
Thuốc kháng virus, vi khuẩn thường dùng là loại thuốc có tác dụng kháng virus cúm A

Có thể dùng thuốc kháng virus để chống lại các nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính, thường dùng là loại thuốc có tác dụng kháng virus cúm A. Đối với trường hợp viêm do vi khuẩn thì tùy vào mức độ nguy hiểm cũng như độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà dùng kháng sinh mạnh hay kháng sinh thông thường. Có thể dùng một loại hoặc phối hợp nhiều loại với nhau. Các khác sinh thường dùng là augmentin, benzylpenicillin, ceftriaxone… Với bệnh viêm phế quản mãn tính, nhẹ thì dùng theo đợt  8 – 15 ngày, nặng thì 4 – 6 tuần. 

5. Thuốc hạ sốt

Có đến 90% trường hợp viêm phế quản cấp là do virus gây ra. Thông thường, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt, ho. Với trường hợp này, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc hạ sốt để cải thiện triệu chứng. Hai loại thuốc hạ sốt phổ biến cho người viêm phế quản là paracetamol và Ibuprofen. Trong đó, paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến hơn hết vì an toàn, hiệu quả nhanh chóng, có thể dùng cả cho trẻ em. 

6. Thuốc kháng histamin

Loại thuốc thường dùng là histamin H1, có tác dụng cải thiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… có thể cho cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là khô miệng, buồn ngủ. Vì thế, người bệnh nếu sử dụng thuốc này thì cần tránh các công việc đòi hỏi sự tập trung cao, nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước sau khi uống thuốc.

Chữa viêm phế quản bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có tác dụng tốt cho người viêm phế quản mãn tính
Thuốc Đông y có tác dụng tốt cho người viêm phế quản mãn tính

Thay vì sử dụng thuốc Tây để làm giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng phương pháp Đông y để hỗ trợ điều trị. Theo y học cổ truyền, viêm phế quản do cảm thụ phải tà khí của lục dâm, thuộc phạm vi chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Tùy vào từng thể bệnh mà sử dụng bài thuốc phù hợp. Với thắc mắc bệnh viêm phế quản uống thuốc gì thì câu trả lời là:

1. Với thể phong hàn

Khi mắc viêm phế quản ở thể phong hàn, người bệnh thường có các triệu chứng như ho, đờm trong lỏng, tắc mũi, chảy nước mũi trong, sắc đờm trắng dễ khạc. Người sợ lạnh, đau đầu, toàn thân sốt, đau nhức, khản tiếng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng. 

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: 12g hạnh nhân, 12g tiền hồ, 10g tô diệp, 10g cát cánh, 8g trần bì, 8g chỉ xác, 8g bán hạ chế, 4g cam thảo, 3 lát sinh khương, 16g phục linh
  • Sắc lấy nước để uống, ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần sáng và chiều để uống.

Châm cứu: Châm tả các huyệt hợp cốc, phong môn, xích trạch, khúc trì, ngoại quan, thái uyên. 

Công dụng: Tuyên phế, sơ tán phong hàn, hóa đàm.

2. Với thể đàm thấp

Ở thể đàm thấp, khi mắc phải, người bệnh sẽ có những triệu chứng như ho và khạc đờm nhiều, đờm lỏng, trắng dính hoặc thành cục, ăn kém, ngực bụng có cảm giác đầy tức, tinh thần mệt mỏi, mạch nhu hoạt, rêu lưỡi trắng nhờn. 

Bài thuốc: Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị

  • Nguyên liệu: 16g bạch truật, 16g phục linh, 16g ý dĩ, 12g đẳng sâm, 12g hậu phác, 12g thương truật, 12g ngưu bàng tử, 12g hạnh nhân,  10g bán hạ chế, 8g trần bì, 4g cam thảo, 3 lát sinh khương, 3 quả đại táo
  • Sắc với nước uống, ngày dùng 1 tháng, chia làm 2 lần uống vào 2 buổi sáng và chiều.

Châm cứu: Châm ở các huyệt phế du, tỳ du, thận du, hợp cốc, túc tam lý, tam âm giao.

Công dụng: Táo thấp hóa đàm, kiện vận tỳ vị.

3. Với thể phong nhiệt

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thể phong nhiệt là ho, tiếng ho nặng, miệng khát, khạc đờm đặc hay vàng, đặc, nước mũi vàng đục, họng đau. Có thể kèm theo sốt cao, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, sợ gió, ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác.

Bài thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm

  • Nguyên liệu: 16g liên kiều; tang diệp, hạnh nhân, cúc hoa, tiền hồ ngưu bàng tử mỗi vị 12g; 10g cát cánh, 8g lô căn, 6g bạc hà, 6g cam thảo
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống vào 2 buổi sáng và chiều.

Châm cứu: Châm tả các huyệt thiên đột, phong môn, phế du, hợp cốc, trung phủ, xích trạch, ngoại quan, liệt khuyết. 

Công dụng: Tuyên thông phế khí, sơ phong thanh nhiệt.

4. Thể khí táo

Các triệu chứng thường gặp bao gồm ít đờm, ho khan, họng khô, lưỡi khô, mũi khô, sợ gió, đau họng, toàn thân phát sốt, đôi khi ho có lần ít đờm, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Bài thuốc:

  • Nguyên liệu: tang diệp, hạnh nhân, tiền hồ, đậu xị mỗi vị 12g; 10g tiền hồ, 8g chi tử, 6g xuyên bối mẫu, 6g cam thảo, 2g sa sâm.
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và chiều. 

Châm cứu: Châm bình bổ, bình tả các huyệt phế du, trung phủ, thái uyên, xích trạch, hợp cốc, khúc trì.

5. Thể thủy ẩm (hàn ẩm)

Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm phế quản mãn tính, tuy nhiên có kèm theo giãn phế quản nang ở người cao tuổi, bệnh tâm phế mạn, suy giảm chức năng hô hấp. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng ho kéo dài, khó thở khi trời lạnh, ho nhiều sẽ dẫn đến khạc ra nhiều đờm lỏng trắng, các triệu chứng tăng lên khi vận động. Toàn thân lạnh, khó thở phải gối đầu cao, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược. 

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: 12g bán hạ chế, 12g bạch thược, 8g ngũ vị tử, 8g ma hoàng, 8g quế chi, 6g cam thảo, 6g tế tân, 6g can khương
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống vào 2 buổi sáng chiều.

Uống thuốc nam chữa viêm phế quản

Thuốc nam phù hợp với người viêm phế quản cấp hơn là mãn tính
Thuốc nam phù hợp với người viêm phế quản cấp hơn là mãn tính

Khi bị viêm phế quản, với thắc mắc bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi thì câu trả lời là thuốc nam. Thuốc nam phù hợp với trường hợp viêm phế quản cấp và mãn tính với triệu chứng ho kéo dài, có khi ho rũ rượi từng cơn, mặt đỏ tía, khạc đờm kéo dài, đờm màu trắng khi loãng thì có bọt, ít khi sốt, có thể kèm theo bệnh viêm mũi dị ứng… 

  • Uống mật ong + chanh: Lấy 1 thìa cà phê mật ong + chanh cho vào miệng ngậm nuốt dần, ngày dùng 3 lần. 
  • Mật ong + tỏi: Dùng 1 thìa cà phê mật ong và tỏi ngay sau bữa ăn, sử dụng 2 lần/ngày, dùng nước chè đặc súc miệng để làm sạch mùi tỏi.
  • Nước vắt trầu và gừng: Lấy 10 lá trầu, 5 lát gừng tươi rửa sạch, giã nát, ngâm với nước sôi trong 30 phút rồi vắt lấy nước để uống, dùng 2 lần/ngày. 

Như vậy với thắc mắc bị bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi thì người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc thuốc nam tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe. Nếu các triệu chứng bệnh nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể dùng thuốc nam để hỗ trợ điều trị và có chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không khỏi và có xu hướng nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế sẽ được sử dụng các loại thuốc chuyên khoa, cùng những biện pháp chăm sóc, hỗ...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn