Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Một trong những yếu tố gây ra nhiệt miệng ở nhiều người chính là do thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin PP, vitamin C… Đây cũng là lý do nhiều người sử dụng vitamin PP để chữa nhiệt miệng. Thế nhưng, dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng có được không, có phù hợp không? Nếu bạn đang băn khoăn về cách chữa nhiệt miệng cũng như chưa có các thông tin cụ thể về loại vitamin này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng được không là thắc mắc chung của nhiều người
Dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng được không là thắc mắc chung của nhiều người

Vitamin PP chữa nhiệt miệng được không?

Vitamin PP chữa nhiệt miệng được không là thắc mắc chung của nhiều người khi bị nhiệt miệng. Vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Vitamin PP là gì?

Vitamin PP là một dạng của vitamin B3, một vitamin thuộc nhóm B, tồn tại dưới dạng hoạt chất là nicotinamide (dạng amide của acid nicotinic) hoặc acid nicotinic (niacin).  Vitamin PP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể,  tham gia vào quá trình chuyển hoá thức ăn thành năng lượng, tham gia vào quá trình truyền tín hiệu. Vitamin PP cũng cần thiết cho quá trình chuyển hoá lipid, phân giải glycogen, cần thiết cho hô hấp tế bào.

Vitamin PP là một hợp chất có khả năng tan trong nước, do đó, cơ thể của chúng ta không thể dự trữ được loại vitamin này mà phải bổ sung hàng ngày. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin PP trong thời gian dài, sẽ xuất hiệu một số dấu hiệu bất thường như:

  • Viêm niêm mạc miệng, loét miệng
  • Da dễ lở loét, khô ráp, da thâm, nhiễm phù
  • Tiêu chảy, chảy máu trực tràng, rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày
  • Trầm cảm, ảo giác, hay mê sảng…

Vitamin PP chữa nhiệt miệng có được không?

Thiếu vitamin PP cũng là một trong những yếu tố gây nhiệt miệng, viêm loét ở niêm mạc miệng của nhiều người. Với thắc mắc vitamin PP chữa nhiệt miệng có được không thì câu trả lời chính có nếu như tình trạng nhiệt miệng của bạn có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin PP trong cơ thể. Để xác định cơ thể có thiếu vitamin PP hay không, bạn không chỉ cần dựa vào các dấu hiệu bất thường của cơ thể mà cần xét nghiệm để xác định mức độ thiếu hụt.

Việc sử dụng vitamin PP để chữa nhiệt miệng cần dựa vào kết quả thăm khám và kết luận của bác sĩ. Sau khi xem xét nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn có nên bổ sung vitamin PP hay không. Thông thường, với trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần bổ sung vitamin PP qua các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có hàm lượng vitamin PP cao. Nếu cơ thể kém hấp thu, thiếu vitamin PP ở mức độ nặng hoặc cơ thể gặp vấn đề về đường ruột thì mới cần bổ sung vitamin PP ở dạng thuốc, sản phẩm hỗ trợ.

Tình trạng thiếu vitamin PP thường xảy ra ở người gặp các chấn thương vật lý, người có vấn đề về đường ruột, dùng quá nhiều rượu bia, ở bệnh nhân thiếu Trytophan, người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài… Tuy nhiên, tình trạng nhiệt miệng của bạn không phải do thiếu hụt vitamin PP trong cơ thể, thì chắc chắn việc dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng là hoàn toàn không có hiệu quả. Ngược lại, dư thừa có thể gây mẩn đỏ, ngứa ran trên da, đau đầu, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, làm tăng kháng insulin (dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2)… Đây là những tác dụng phụ ít gặp của việc dư thừa vitamin PP.

Cách dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng

Với những người bị nhiệt miệng do thiếu vitamin PP, thì câu trả lời cho thắc mắc dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng có được không là có. Có nhiều cách để dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng, trong đó phổ biến nhất là việc bổ sung qua thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ. Cụ thể:

Bổ sung vitamin PP qua thực phẩm

Vitamin PP là loại vitamin có khả năng tan trong nước, không thể dự trữ mà cần bổ sung mỗi ngày. Cách dùng vitamin PP chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhất chính là bổ sung qua các thực phẩm hàng ngày.

Các thực phẩm giàu vitamin PP bạn có thể tham khảo
Các thực phẩm giàu vitamin PP bạn có thể tham khảo như ức gà, lúa mạch, kiwi, đậu xanh…

Những thực phẩm giàu vitamin PP bạn có thể bổ sung vào khẩu phần hàng ngày có thể kể đến như:

  • Gan động vật, ức gà, gà tây, thịt lợn, thịt bò xay
  • Cá ngừ, cá cơm, cá hồi
  • Gạo lứt, lúa mì, yến mạch
  • Hạt hạnh nhân, hạt điều
  • Đậu phộng, đậu xanh, nấm, quả bơ, khoai tây…

Bổ sung vitamin PP qua sản phẩm hỗ trợ

Bên cạnh việc bổ sung vitamin PP vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa vitamin PP để chữa nhiệt miệng. Hiện nay, vitamin PP được bào chế ở dạng viên nang, viên nén hoặc dung dịch tiêm. Tuy nhiên, như đã đề cập, việc bổ sung vitamin PP qua các sản phẩm này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

Hàm lượng vitamin PP cần thiết của cơ thể mỗi ngày như sau:

  • Với nam giới trên 19 tuổi: 16mg/ngày
  • Với nữ trên 19 tuổi: 14mg/ngày
  • Với phụ nữ mang thai: 18mg/ngày
  • Với phụ nữ đang cho con bú: 17mg/ngày
  • Với trẻ em: 2 – 16mg/ngày tuỳ vào độ tuổi.

Vitamin PP thường được dung nạp tốt với hàm lượng thích hợp, nếu dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Lượng vitamin PP mà cơ thể có thể dung nạp được tối đa là 35mg/ngày. Nếu dư thừa có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Thông tin cần biết về vitamin PP

Vitamin PP có thể được bổ sung cho cơ thể ở dạng sản phẩm hỗ trợ để điều trị nhiệt miệng. Việc bổ sung vitamin PP chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin về vitamin PP ở dạng thuốc có thể bạn quan tâm:

1. Công dụng của thuốc vitamin PP

Vitamin PP được tạo thành từ acid nicotinic có sẵn trong cơ thể. Ngoài ra, còn được tạo ra từ sự oxy hoá một phần Tryptophan có trong thức ăn. Thuốc vitamin PP thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Ngăn ngừa thiếu vitamin PP
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Rối loạn thần kinh
  • Giảm triglycerides và cholesterol trong máu
  • Điều trị xơ vữa động mạch
  • Ngừa nguy cơ đau tim cho người có nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Pellagra.

2. Chống chỉ định

Không dùng vitamin PP cho các trường hợp sau:

  • Dị ứng với nicotinamide hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Suy giảm chức năng gan nặng
  • Xuất huyết động mạch
  • Thận trọng dùng cho người bị hạ huyết áp nặng.

3.  Tương tác thuốc

Vitamin PP có thể tương tác với một số thuốc điều trị, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, trước khi dùng vitamin PP, bạn cần trao đổi cụ thể các loại thuốc đang sử dụng. Các thuốc tương tác với vitamin PP thường gặp là:

  • Carbamazepine
  • Thuốc điều tri tăng huyết áp
  • Chất ức chế men khử HMG – CoA
  • Thuốc có độc tính với gan
  • Thuốc điều trị đái tháo đường

    Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
    Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

4. Hướng dẫn sử dụng

Vitamin PP được dùng theo đường uống, uống thuốc với một cốc nước với liều dùng như sau:

  •  Người lớn: Dùng 1 – 3 lần/ngày, mỗi lần uống 1 viên
  • Không dùng quá 3 viên/ngày.
  • Thận trọng dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Thận trọng dùng cho người lái xe, công việc cần sự tập trung cao vì thuốc làm giảm khả năng tập trung.

5. Tác dụng phụ

Vitamin PP thường ít gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng liều lượng cho phép. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Nôn nao, buồn nôn
  • Đỏ bừng cổ và mặt
  • Nóng rát, buốt, ngứa ran hoặc đau nhói ở da.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn gồm:

  • Rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy…
  • Suy gan
  • Vàng da, tăng sắc tố, khô da
  • Tăng nồng độ glucose trong máu, giảm dung nạp glucose
  • Đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, nhìn mờ, hạ huyết áp, ngất…
  • Tăng uric trong máu, tăng tiết tuyến bã nhờn.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Bất thường chức năng gan
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Glucose niệu
  • Khả năng đông máu bị ảnh hưởng
  • Choáng phản vệ.

6. Cách xử lý khi quên liều, quá liều

  • Khi quên một liều, dùng thuốc ngay sau khi đã nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều quên gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua và tiếp tục dùng theo lịch trình. Tuyệt đối không dùng gấp đôi để bù lại để tránh tác dụng phụ.
  • Nếu dùng thuốc quá liều, nên gây nôn hoặc dùng nước chanh, uống nhiều nước để đẩy thuốc ra ngoài. Liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng bất thường.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc vitamin PP

Khi sử dụng vitamin PP chữa nhiệt miệng, bạn cần thận trọng khi dùng cho những đối tượng sau đây:

8. Bảo quản

Để bảo quản vitamin PP, bạn cần:

  • Để xa tầm tay trẻ em và thú cưng
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tốt nhất là dưới 25 độ C ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Không dùng sản phẩm đã thay đổi màu sắc, hết hạn.

9. Giá bán tham khảo

Hiện nay, vitamin PP Mekophar được bán với giá 70.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc vitamin PP có chữa nhiệt miệng được không. Việc sử dụng vitamin PP chữa nhiệt miệng chỉ hiệu quả với trường hợp thiếu hụt vitamin PP. Nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn do nguyên nhân khác thì việc sử dụng loại vitamin này để chữa nhiệt miệng là hoàn toàn không có hiệu quả, nhất là khi cơ thể bạn được cung cấp đây đủ dưỡng chất này.

Cùng chuyên mục

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… là những nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng ở trẻ dưới...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc...

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân...

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Nổi nhiệt miệng trong cổ họng (loét áp tơ) là một dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn