Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Wonder Week – Tuần khủng hoảng ở trẻ và thông tin cần biết

Wonder Week tuần khủng hoảng ở trẻ là thuật ngữ mà hầu như các bậc cha mẹ có con nhỏ hiện nay ít nhiều đã từng nghe qua. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có những biểu hiện khó ở, được nhận định là tuần khủng hoảng của bé, cũng là tuần mà mẹ cuống cuồng lo lắng vì trẻ hay quấy khóc, nhõng nhẽo, biếng ăn sinh lý hay gắt ngủ. Để hiểu thêm về thuật ngữ này, mẹ có thể tham khảo những thông tin trong bài viết.

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là gì?

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là những thời điểm trẻ cực kỳ nhõng nhẽo hay cáu gắt
Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là những thời điểm trẻ cực kỳ nhõng nhẽo hay cáu gắt khiến mẹ hết sức bối rối

Chăm sóc, nuôi dạy con cái nhất là con nhỏ không chỉ vất vả ở việc phải quan tâm lo lắng sức khỏe của bé, mà còn phải cùng con đối mặt với các vấn đề sinh lý khó chịu, nhất là 10 tuần khủng hoảng của bé. Tuần khủng hoảng hay wonder week là khái niệm ra đời cách đây 40 năm về trước, còn được đề cập với những cái tên khác như stormy weeks, fussy weeks. 

Ban đầu wonder weeks là tên một cuốn sách do hai nhà nghiên cứu về tâm lý giáo dục sinh học hành vi Hà Lan là Frans X Plooij và vợ ông là tiến sĩ Hetty van de Rijt xuất bản năm 1992. Cuốn sách này tập hợp những thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần làm để hỗ trợ hơn. Với sự phổ biến của cuốn sách, thuật ngữ wonder weeks được nhiều cha mẹ biết đến và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Hiện nay, wonder weeks được hiểu là thuật ngữ dùng để mô tả các giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ của trẻ sơ sinh về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng bé, có bé sẽ biểu hiện rõ ràng, khiến cha mẹ cực kỳ hoang mang vất vả, cũng có những bé không thay đổi nhiều chỉ hơi gắt ngủ một tí. Ở những giai đoạn này, bé sẽ có sự tiến bộ vượt bậc, sau mỗi tuần khủng hoảng, các kỹ năng lần lượt như lẫy, trườn, ngồi bò, đứng vững, tập đi… sẽ dần hoàn thiện. 

Có thể hiểu, wonder week tuần khủng hoảng của trẻ là tên gọi cho thời gian con tập trung phát triển các kỹ năng nhất là trong vận động và trí não. Do sự thay đổi, phát triển về trí tuệ, khả năng nhận thức và sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể, khi bé chưa kịp thích ứng với cảm nhận mới, khả năng mới của mình nên bé sẽ có những biểu hiện khó ở. Đây là lý do mà ở giai đoạn này, mẹ sẽ phải đương đầu với 3C là Crying, Clinginess, Crankiness tức là khóc lóc, đeo bám và cáu kỉnh. 

Dấu hiệu nhận biết wonder week của trẻ

Các dấu hiệu wonder week ở trẻ thường không giống nhau, có trẻ sẽ biểu hiện rõ ràng, mãnh liệt, tuy nhiên cũng có những em bé rất ngoan, ít thay đổi nhiều dù đang trong wonder week. Thậm chí, ở các em bé cáu kỉnh, mẹ thường sẽ không dựa vào wonder week trong những tháng đầu đời của bé vì cho rằng tuần nào cũng là tuần khủng hoảng cả. Các dấu hiệu sớm giúp mẹ nhận biết con đang rơi vào tuần khủng hoảng và cần đến sự kiên nhẫn, dịu dàng và sự hỗ trợ đắc lực của mẹ bao gồm:

  • Bé quấy khóc nhiều hơn thông thường, hay cáu giận, nhõng nhẽo nếu không được mẹ, người thân ôm ấp vỗ về, thậm chí đôi khi bé sẽ khóc ngay cả khi được ôm
  • Muốn mẹ/ba dành nhiều thời gian hơn nên thường bám ba/mẹ hoặc người chăm sóc bé thường xuyên nhiều hơn
  • Khó ngủ, ít ngủ, ngủ không sâu giấc, đặc biệt với những bé dưới 6 tháng tuổi sẽ khó ngủ, gắt ngủ, phải bế trên tay mới chịu ngủ
  • Trẻ mút tay nhiều
  • Có biểu hiện nhút nhát với người lạ, cư xử ngọt ngào hơn với ba mẹ
  • Ghen tị khi ba mẹ quan tâm đến người khác
  • Giận dỗi bất thường mặc dù vừa chơi vui vẻ cười đùa trước đó
  • Chán ăn, biếng bú, biếng ăn hơn thông thường…

Các giai đoạn khủng hoảng của bé

Thông qua nghiên cứu, các bác sĩ phát hiện ra rằng trẻ dưới 20 tháng tuổi có 10 wonder week
Thông qua nghiên cứu, các bác sĩ phát hiện ra rằng trẻ dưới 20 tháng tuổi có 10 wonder week

Wonder week đánh dấu sự thay đổi và phát triển của trẻ, trẻ bắt đầu dần nhận biết những thay đổi xung quanh và thích nghi với những cảm nhận và khả năng mới của mình. Mặc dù mỗi bé là một cá thể riêng, tuy nhiên các con đều sẽ phát triển theo một mô hình có trật tự tương tự nhau. Theo các nghiên cứu, những thay đổi lớn về nhận thức của hệ thần kinh trẻ xảy ra mạnh mẽ khi trẻ dưới 20 tháng tuổi. Bộ não trẻ cần phát triển và lớn hơn trước khi con có thể làm những việc trưởng thành, nên con sẽ có những biểu hiện khó chịu trước khi thích nghi với những thay đổi. 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bước nhảy vọt về tinh thần của bé sẽ trải qua 10 giai đoạn chính, gắn liền với độ tuổi của bé, từ khi con được 5 tuần tuổi đến khi được 17 – 20 tháng tuổi. Ở mỗi giai đoạn, con sẽ có những thay đổi cụ thể trong phát triển và nhận thức về thế giới. Trong quá trình phát triển, cách thức hoạt động của các bước nhảy vọt là một giai đoạn đầy nắng (Sunny week) và một giai đoạn nhõng nhẽo đầy bão tố (wonder weeks). 

Trong Sunny week con thường bú tốt, ngủ ngoan, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh và ít bám mẹ hơn. Trong khi đó, ở wonder weeks bé thường nhõng nhẽo, khó tính, ít ngủ và hầu như phải được ôm ấp vỗ về thì mới ngủ được. Thực tế, 10 tuần khủng hoảng của bé bao gồm:

Wonder weeks khi bé được 5 tuần tuổi

Thực tế, tuần khủng hoảng đầu tiên trong đời bé thường diễn ra từ giữa tuần thứ 4 đến giữa tuần thứ 5. Khi mẹ đã trải qua một tháng đầu tiên ngọt ngào dễ chịu, bắt đầu từ giữa tuần thứ 4, đa số các bé sẽ bắt đầu “khó chiều” hơn bình thường. Đây cũng là lý do mà các mẹ hay truyền tai nhau ra tháng nó sẽ quấy ít ngày, ráng qua là đỡ hơn. 

Sau khi vượt qua tuần khủng hoảng đầu tiên này, bé sẽ ít ngủ hơn một chút, bắt đầu nhìn chăm chú hơn vào mọi vật nhất là những vật chuyển động hoặc có màu trắng và đen. Không chỉ vậy, bạn sẽ có cảm giác bé muốn chạm vào mọi vật, có thể cười khi đang ngủ và nhạy cảm hơn với mùi hương. Đôi khi, mẹ sẽ thấy bé thích thú và cười khi nghe mẹ nói chuyện.

Mẹ có thể bắt chước tiếng bi bô để nói chuyện với bé, đừng ngại ngùng hay cảm thấy ngớ ngẩn, thực tế là các bé 2 tháng tuổi thích hợp với cách giao tiếp ở âm vực cao. Lúc bé bi bô thể hiện cảm xúc mẹ nên đáp lại và trò chuyện nhiều hơn với con, bé sẽ rất thích thú khi mẹ trìu mến nhìn mình.

Wonder weeks tuần khủng hoảng khi bé được 8 tuần tuổi

Giai đoạn nhõng nhẽo thứ 2 xảy ra ở giữa tuần thứ 7 đến tuần thứ 9, tức là khi con gần tròn 2 tháng tuổi. Lúc này, bé sẽ hay quấy khóc, chán ăn, sau đó mẹ sẽ rất bất ngờ với những thay đổi của bé ở giai đoạn này. 

Các thay đổi của con trong và sau wonder weeks có thể kể đến như:

  • Bé thường thức lâu hơn vào ban ngày, bắt đầu phát triển các giác quan, mẹ có thể giúp con phát triển bằng các bài nhạc nhẹ nhàng vui tươi. Nếu bé thích thú có thể thể hiện qua những tiếng bi bô hay các cử chỉ như huơ tay, huơ chân.
  • Ở tuần tuổi thứ 8, não của con phát triển cả về kích thước lẫn độ phức tạp, đôi khi mẹ sẽ thấy bé im lặng trong thời gian ngắn, khi mẹ trò chuyện con sẽ chăm chú nhìn và học hỏi. Để kích thích sự phát triển của bé, mẹ có thể tạo hình ảnh trên tường với các màu chủ đạo là đỏ, đen, trắng; hoặc có thể trò chuyện hay hát cho bé nghe.
  • Ở tuần tuổi thứ 9, khả năng nghe của con đã tốt hơn, con biết nhận ra âm thanh của môi trường và sẽ thường chú ý đến hướng phát ra âm thanh đó. 

Wonder weeks 3 khi bé được 12 tuần tuổi

Sau wonder week 3 con bắt đầu tập nghiêng người, tập lẫy
Sau wonder week 3 con bắt đầu tập nghiêng người, tập lẫy

Wonder week 3 thường xảy ra từ giữa tuần thứ 11 đến tuần thứ 12. Khi bé được 12 tuần tuổi, đây được xem là giai đoạn đánh dấu chuyển biến lớn của trẻ trong quá trình hình thành kỹ năng và nhận thức. Ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi như sau:

  • Các chuyển động của bé trở nên mượt mà hơn, đặc biệt là khi bé quan sát mọi người
  • Bé bắt đầu cười nhiều, thích nghe âm thanh với nhiều tần số khác nhau
  • Bé đã bước đầu biết lẫy, hoặc nghiêng đầu nghiêng người để chuẩn bị lẫy
  • Để kích thích sự phát triển của trẻ, bạn nên đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, nên thay đổi nhịp đọc và sử dụng các âm giọng khác nhau
  • Khi bé giảm sự quan tâm, nên thay đổi việc làm khác hoặc để bé nghỉ ngơi tùy vào phản ứng của con. 

Wonder weeks 4 khi bé được 19 tuần tuổi

Giai đoạn khủng hoảng thứ 4 diễn ra trong khoảng từ tuần tuổi thứ 14 đến giữa tuần 19. Giai đoạn này, bé rất thích được bồng bế, ôm ấp vuốt ve, điều này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của bé mà còn giúp bé bớt khó chịu. 

Những thay đổi của bé:

  • Ở tuần thứ 15, bé tò mò hơn với mọi thứ xung quanh, thích nhìn chằm chằm vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương
  • Ở tuần thứ 16, bé có thể thể hiện niềm vui bằng nụ cười khanh khách, bé cười ra tiếng, khi được đặt nằm sấp sẽ cố gắng nhấc đầu và vai
  • Ở tuần thứ 17, con có thể hiểu được các âm thanh hình thành nên tiếng mẹ đẻ, thường hóng hớt khi người lớn trò chuyện với bé.
  • Ở tuần thứ 18, bé thường thích thú lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần, đôi khi bé sẽ tự chơi một mình mà không cần mè nheo để bạn chú ý
  • Ở tuần thứ 19, con bắt đầu phát triển cảm giác hài hước, bạn có thể chơi ú òa sẽ khiến bé thích thú, tuy nhiên đừng làm bé quá sửng sốt hoặc giật thót mình.

Những điều mẹ cần làm:

  • Ở giai đoạn này, bé sẽ thường xuyên cho mọi đồ vật vào miệng, thường mút tay hoặc ngậm ti và nhìn mẹ 
  • Mẹ nên khuyến khích bé xoay chuyển người bằng cách lắc lư một món đồ để hướng bé nhìn theo và nên khen ngợi những nỗ lực của con.

Wonder weeks 5 khi bé được 26 tuần tuổi

Thường bắt đầu ở nửa cuối tuần thứ 22 và nửa đầu tuần 26, qua giai đoạn này, hẳn mẹ sẽ vô cùng thích thú vì lúc này bé có thể biết cầm nắm, chống nửa người nhổm dậy, bắt đầu biết hét và cười rất to. Bé bắt đầu trở nên hiếu động hơn, có xu hướng dùng một bàn tay trong một khoảng thời gian rồi chuyển tay khác. 

Những điều mẹ cần làm:

  • Chọn cho bé những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, co giãn để bé có thể vận động tốt hơn, tránh những bộ quần áo có mép may cộm ngứa hoặc chất liệu thô
  • Đừng cố gắng để bé ưu tiên dùng tay nào, việc ép buộc sẽ khiến bé dễ gặp vấn đề trong việc phối hợp tay và mắt.

Wonder weeks 6 khi bé được 37 tuần tuổi

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ
Sau giai đoạn khủng hoảng ở tuần thứ 37, con đang thích nghi với việc học bò và bò thành thạo hơn

Thường bắt đầu ở nửa cuối tuần thứ 33 đến nửa đầu tuần 37. Ở giai đoạn này, bé rất hiếu động, sẽ có những đồ vật rơi và đổ vỡ khiến mẹ giật thót tim, là thời điểm con yêu khám phá thế giới xung quanh. Thị lực của bé đã phát triển gần như người lớn, có thể nhìn tốt nhất ở tầm gần, màu mắt bé cũng ổn định và gần giống với màu mắt khi lớn. 

Sau tuần nhõng nhẽo này, bé có khả năng nhận biết sự khác biệt, các biểu hiện như chán ăn, quấy khóc sẽ dần biến mất. Trẻ có thể hiểu được một số từ ngữ, thể hiện được tâm trạng đôi khi bắt chước hành động của người khác. Con sẽ tập bò, thậm chí có những trẻ bắt đầu chập chững bước đi.

Những điều mẹ cần làm:

  • Kiềm chế mong muốn bảo vệ con, hãy để bé tự học hỏi, hãy đặt mình vào vị trí của con để tìm kiếm những khu vực có thể gây nguy hiểm cho bé vào loại bỏ chúng
  • Nếu bé tập đi, mẹ nên cho bé đi chân trần để tăng cường cơ bắp và cảm nhận những bề mặt tiếp xúc dưới chân
  • Nếu mẹ cho bé đi xa, hãy mang theo những món đồ chơi yêu thích hay chiếc chăn thân thuộc để con an tâm khi tiếp xúc với môi trường mới. 

Wonder weeks tuần khủng hoảng ở trẻ 7 (khi bé được 46 tuần tuổi)

Tuần khủng hoảng này bắt đầu ở nửa cuối tuần thứ 41 đến nửa đầu tuần 46. Bé bắt đầu hiểu được nhữ từ và cụm từ đơn giản, bé đã ngồi vững và đôi khi có những bé còn có thể đi khi vịn lên đồ đạc trong thời gian ngắn. Nếu bé chưa đi vào giai đoạn này thì cũng đừng lo lắng vì một số bé phải 18 tháng thì mới bắt đầu bước đi.

Những điều mẹ cần làm:

  • Bé có thể làm ngơ mặc dù hiểu khi bạn nói không, do đó mẹ nên hạn chế và chỉ dùng những lúc quan trọng. 
  • Mẹ cũng nên dạy bé những điều quan trọng, biết phân biệt đúng khác với sai
  • Tránh lặp lại lời bé vì việc dùng những ngôn từ không đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ của bé. 

Wonder weeks 8 khi bé được 55 tuần tuổi

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ thuộc giai đoạn này sẽ bắt đầu ở nửa cuối tuần thứ 50 và nửa đầu tuần thứ  54. Sau khi các biểu hiện nhõng nhẽo ở tuần khủng hoảng thứ 8 biến mất, bé sẽ có những kỹ năng mới như đi chập chững, có bé có thể đi vững. Bé cũng thích vẽ, cầm những đồ vật mới, thích đưa đồ vật ra xa, tử cơi hoặc mặc quần áo. 

Những điều mẹ nên làm:

  • Nếu bé chưa đi vững, mẹ nên khuyến khích bé tập đi bằng cách quỳ hoặc đứng trước mặt bé rồi đưa tay ra nắm tay bé dẫn về phía trước
  • Cần chú ý an toàn cho con, hãy cố gắng tin vào trực giác nuôi con của mình, nếu không chắc chắn về mọi thứ, hãy hỏi hoặc xem xét kỹ càng mọi thứ. 

Wonder weeks 9 khi bé được 64 tuần tuổi

Sau wonder week 9, con đã có thể tự ăn tốt nhưng đôi khi cũng cần sự giúp đỡ của mẹ
Sau wonder week 9, con đã có thể tự ăn tốt nhưng đôi khi cũng cần sự giúp đỡ của mẹ

Sau khi trải qua wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ lần thứ 9, bé đã biết thử đưa thức ăn, đồ vật bé nhìn thấy vào miệng, bắt chước hành động của người lớn và đặc biệt hiếu động dù bé chỉ loanh quanh trong nhà hay thậm chí là phòng khách. Khi bé được 64 tuần tuổi, bé sẽ sử dụng tất cả các giác quan như đánh giá thị giác, âm thanh, chạm, ngửi. Bé nhận biết được thứ mình thích và không thích, dễ dàng tức giận vì nhiều lý do và sẽ tỏ ra bực dọc nếu phải chia sẻ đồ chơi

Wonder weeks 10 khi bé được 75 tuần tuổi

Tuần khủng hoảng này thường bắt đầu ở nửa cuối tuần thứ 70 đến nửa đầu tuần thứ 76. Khi gần 20 tháng tuổi, con hoàn toàn ngồi vững, biết chạy nhảy vui chơi, biết thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng vì bé bắt đầu hiểu được về sự đồng cảm, và dần hoàn thiện kỹ năng phát triển ngôn ngữ.

Những điều mẹ cần làm khi con bước vào tuần khủng hoảng

Khi bé rơi vào tuần khủng hoảng, cơ thể bé sẽ rất khó chịu với những thay đổi mới của cơ thể, do đó, để giúp con vượt qua giai đoạn này và để mẹ dễ chịu hơn, mẹ nên: 

  • Khi bé khó chịu, mẹ cần cố gắng dịu dàng với con, không phải do tính khí bé như thế mà do ảnh hưởng của môi trường và cơ thể không kịp thích nghi. Mẹ nên quan tâm con nhiều hơn, kiên nhẫn khi bé quấy khóc, cùng con chơi những hoạt động phát triển kỹ năng phù hợp với tuần tuổi.
  • Khi bé quấy khóc khó chịu, mẹ có thể cho bé ra ngoài nhìn không gian xung quanh, thay đổi các món đồ chơi cho bé, massage hoặc cho con nghịch nước. 
  • Mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu buồn ngủ của bé như khóc, dụi mắt, tay chân huơ nhiều, tự mút ngón tay, tự kéo tai, chớp mắt nhiều lần không tập trung, cau mày hoặc tỏ ra lo lắng… để bé đi ngủ kịp thời. Đồng thời nên giảm bớt giấc ngủ ngày, cho trẻ ngủ đêm sớm hơn bình thường.
  • Khi trẻ rơi vào tuần khủng hoảng, trẻ thường có tâm lý ăn ít, chán ăn, lúc này mẹ cũng không nên ép con ăn vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị biếng ăn tâm lý, tốt nhất nên đợi khi con đói, muốn ăn thì hãy cho ăn

Mẹ nên hiểu, tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý, khi bé hay cáu khóc, khó ngủ ở những giai đoạn này, mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu con không có các triệu chứng bất thường khác. Hãy duy trì nếp sống sinh hoạt của con, cùng con đồng hành và hỗ trợ con trong quá trình phát triển nhận thức. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Bà bầu bị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra

Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp khi mang thai là tình trạng thường gặp, xảy ra ở hầu hết mọi bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu,...

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng thường gặp ở chị em sau sinh, nhất là các mẹ sữa nhiều

Tắc tia sữa nổi cục cứng: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Tắc tia sữa nổi cục cứng là giai đoạn năng hơn của tình trạng tắc tia sữa, khi sữa không thể thoát ra ngoài ống sữa dẫn đến bị đông...

Để sữa về nhiều, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú

20+ Loại thực phẩm lợi sữa mẹ sau sinh nên bổ sung

Sau sinh, mối bận tâm hàng đầu của các mẹ là làm sao có đủ sữa cho con bú, không chỉ phải đủ sữa mà còn phải giàu dưỡng chất,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn