Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không tuy là vấn đề nhỏ nhưng không phải ai cũng biết. Acid uric là loại axit tồn tại trong cơ thể và dễ bị làm loãng bởi các tạp chất để đào thải ra ngoài. Vậy xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm acid uric

Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các tế bào trong cơ thể và từ quá trình chuyển hóa purin từ thức ăn. Thông thường, nồng độ acid uric sẽ được đào thải qua thận để giữ ở mức ổn định, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi acid uric trong máu vượt ngưỡng cho phép vì lý do nào đó hoặc khả năng đào thải acid uric của thận bị suy giảm và hậu quả là khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?
Chỉ số acid uric được xem là một trong những tiêu chí giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý

Lúc này, tình trạng tăng acid uric trong máu và nước tiểu sẽ biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng như: gây đau nhức khớp ngón chân cái, cơn đau xảy ra đột ngột vào ban đêm, mức độ giảm dần và âm ỉ khoảng 7 – 10 ngày sau thì biến mất…

Lúc này, khi đi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric để xác định được nguyên nhân làm tăng acid uric có phải là bệnh gout hay không. Ngoài ra, một số trường hợp sau đây cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm acid uric:

  • Nghi ngờ xuất hiện các tinh thể urat trong thận gây sỏi thận
  • Nhằm đánh giá tác dụng của các loại thuốc hạ acid uric
  • Theo dõi chỉ số acid uric ở những người bệnh đã và đang trong quá trình thực hiện hóa trị, xạ trị bệnh ung thư do làm chết tế bào, dẫn đến tăng acid uric.
  • Theo dõi nguy cơ tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở thận, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây suy thận.

Các phương pháp xét nghiệm nồng độ acid uric

Thông thường, acid uric được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua 2 con đường chủ yếu đó là:

  • Nước tiểu: Đây là con đường chủ yếu để đào thải acid uric, khoảng 400 – 1000mg/ngày.
  • Đường tiêu hóa: Chiếm khoảng 100 – 200mg/ngày.

Do đó, để thực hiện xét nghiệm nồng độ acid uric sẽ được tiến hành thực hiện thông qua 2 con đường đó là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Vì đây là 2 nơi mà acid uric tồn tại.

Xét nghiệm acid uric bằng mẫu phẩm máu

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?
Kết quả xét nghiệm acid uric máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác

Xét nghiệm acid uric máu là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra nồng độ acid uric trong cơ thể. Chỉ số acid uric máu bình thường ổn định ở nam giới khoảng 202 – 416 μmol/l, ở nữ giới là 143-399 μmol/l.

Nếu sau khi thực hiện xét nghiệm acid uric máu cho thấy kết quả chỉ số acid uric máu cao hơn so với những mức bình thường thì chứng tỏ cơ thể người bệnh có thể đang sản sinh quá nhiều acid uric hoặc bị suy giảm khả năng đào thải acid uric. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng hướng, hiệu quả.

Xét nghiệm acid uric bằng mẫu phẩm nước tiểu

Bởi vì acid uric là sản phẩm cuối cùng trong chuỗi phản ứng chuyển hóa base có chứa nhân purine có trong các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ gây ra những phản ứng với chất xúc tác đó là các enxyme đường ruột, chính phản ứng này sẽ tạo ra acid uric.

Mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu như lượng acid uric dư thừa này không được đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng tồn tại và lắng đọng tại các mô mềm quanh khớp và ngày qua ngày âm thầm phát triển, cuối cùng là gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của con người và các bệnh lý như suy thận, sỏi thận, tắc nghẽn ống thận…

Vì vậy, việc xét nghiệm nồng độ acid uric trong nước tiểu cũng là một trong những phương pháp phổ biến và đem lại kết quả cao để chẩn đoán bệnh chính xác. Thông thường, chỉ số acid uric trong nước tiểu sẽ ở mức ổn định trong khoảng 2.2 – 5.5 μmol/l/24h.

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?
Xét nghiệm nồng độ acid uric trong nước tiểu giúp phát hiện các bệnh lý như suy thận, sỏi thận, tắc nghẽn ống thận…

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ acid uric cao hơn mức bình thường thì chứng tỏ xuất hiện các bệnh lý như bệnh gout, bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư di căn…

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm acid uric được chính xác nhất, người bệnh cần phải thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc nếu chưa từng khám trước đó thì hãy nhớ thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm phải cách 4 – 8 tiếng là tốt nhất.

Có thể nhịn ăn sáng chứ không nhất thiết phải nhịn ăn từ tối đêm hôm trước như những xét nghiệm máu khác như xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết…

Bên cạnh đó, lưu ý tránh sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm có khả năng làm tăng hoặc giảm nồng độ trong máu cũng như trong nước tiểu. Điều này sẽ vô tình khiến cho kết quả xét nghiệm bị giảm độ chính xác. Có thể kể đến như:

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?
Thực hiện xét nghiệm acid uric chỉ cần nhịn ăn từ 4 – 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm
  • Các loại thuốc lợi tiểu, Warfarin, Asparin, Coumadin hoặc thuốc chữa bệnh lao, thuốc, Metronidazole, Riboflavin…Các hoạt chất trong những loại thuốc này có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn biết về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng để được căn dặn tạm ngừng uống thuốc khoảng 3 – 4 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Những người sắp phải thực hiện xét nghiệm acid uric không được ăn các loại thực phẩm như nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt chó, không sử dụng rượu bia khoảng trước 8 tiếng làm xét nghiệm.

Ngoài ra, thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm acid uric trong máu và nước tiểu thích hợp nhất là vào buổi sáng. Vì buổi sáng sớm, lúc này máu trong cơ thể còn đang ở mức ổn định, chưa bị lẫn tạp chất và nước tiểu cũng đang còn cô đặc nên sẽ cho kết quả rõ ràng, chính xác nhất.

Biện pháp giúp điều trị tăng acid uric

Khi đã có kết quả xét nghiệm acid uric thông qua mẫu phẩm máu hoặc nước tiểu, bác sĩ sẽ dựa vào đó và chẩn đoán bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Từ đó, sẽ có phác đồ điều trị theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Trường hợp nếu nồng độ acid uric tăng nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào, chứng tỏ sự tăng bất thường của acid uric được phát hiện sớm. Lúc này, người bệnh chỉ cần thực hiện điều chỉnh thói quen ăn uống ít đạm, kiểm soát lượng purine nạp vào trong cơ thể, thay đổi lối sống cho sinh hoạt là có thể khắc được tình trạng này.
  • Còn trường hợp kết quả xét nghiệm acid uric tăng cao kèm theo các triệu chứng bất thường tại khớp, gan, thận, tim…thì bắt buộc phải kết hợp điều trị theo phác đồ cụ thể. Người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp acid uric và giảm đào thải acid uric, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid…để khắc phục các triệu chứng bệnh.
Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?
Nếu kết quả nồng độ acid uric cao và kèm theo triệu chứng thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm acid uric
  • Những người mắc bệnh ung thư và đang trong quá trình thực hiện hóa trị, xạ trị để làm chết các tế bào và gây tăng acid uric thì bác sĩ sẽ dự phòng tăng lượng acid uric nhằm giảm thiểu nguy cơ suy thận cấp.
  • Trường hợp người bệnh thường xuyên tăng acid uric do bệnh gout thì sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc có tác dụng hạ acid uric. Lưu ý phải sử dụng theo đúng hướng dẫn, liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định để tránh gây tác dụng phụ.

Tóm lại, trước khi xét nghiệm acid uric nên nhịn ăn sáng để kết quả được chuẩn xác nhất. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng một số loại thức phẩm có tác động trực tiếp tới kết quả xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Hiện nay, bệnh gout ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng tăng lên, gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Vậy...

Không dùng lá trầu không đường uống cho phụ nữ mang thai, trẻ em, người già

Mẹo hay chữa bệnh gút bằng lá trầu không bạn nên thử

Lá trầu không là một trong những vị thuốc quen thuộc trong dân gian, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm tai, hen suyễn...

Liệu bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có thể chữa khỏi được không và chữa thế nào là hiệu quả nhất luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đồng thời, nó cũng là...

Mẹo dân gian chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột

Hướng dẫn chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột đúng cách

Chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột là một trong mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng khoa khọc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn