Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây tác động xấu cho thai nhi, khiến em bé có nguy cơ dị tật. Vậy nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu và thực hiện xét nghiệm này ở đâu? Thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Tầm soát để sàng lọc tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Tầm soát để sàng lọc tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua

 

Vì sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng hàm lượng đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Những trường hợp đái tháo đường trước khi có thai hoặc lượng đường trong máu tăng cao, đạt đến mức tiêu chuẩn của đái tháo đường, sẽ không được gọi là tiểu đường thai kỳ mà là đái tháo đường mang thai. Tầm soát tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng mẹ cần phải thực hiện, lý do là nếu không sớm phát hiện, bệnh sẽ gây nguy hiểm đến cả thai phụ và thai nhi. 

Nếu không được sớm phát hiện, không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ khiến mẹ có nguy cơ béo phì do tăng cân quá mức, khó lấy lại vóc dáng mà còn gây ra các tình trạng như:

  • Tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai
  • Tăng nguy cơ cao huyết áp, nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ khó sinh, sang chấn, băng huyết sau sinh cao
  • Dễ bị nhiễm trùng, dễ viêm nhiễm vùng kín, cơ thể nặng nề hơn và dễ bị bể thận, viêm thận
  • Tỷ lệ mổ bắt thai cao, có nguy cơ khi phẫu thuật cũng tăng
  • Rối loạn đường huyết dẫn đến hôn mê, đột quỵ…

Không chỉ đe dọa đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với thai nhi như sau: 

  • Tăng tỷ lệ dị tật cho thai nhi nếu mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai mà không được điều trị đúng cách
  • Thai bị rối loạn tăng trưởng, có thể quá to hoặc quá nhỏ. Nếu thai nhi quá to, cân nặng vượt chuẩn sẽ dễ bị rối sang chấn lúc sinh như liệt đám rối thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, trật khớp vai, khiến mẹ khó sinh… Ngoài ra, trường hợp thai to, khó sinh mẹ bắt buộc phải sinh mổ chứ không thể sinh thường
  • Tỷ lệ tử vong tăng gấp 2 – 5 lần, thai có thể chết lưu đột ngột khi đường huyết trong máu tăng quá cao.

Trẻ được sinh ra bởi những mẹ bị tiểu đường thai kỳ có chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột, không được kiểm soát cũng dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Trẻ dễ bị hạ canxi, hạ đường huyết, vàng da nặng, dễ bị hôn mê
  • Trẻ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành nếu xảy ra tình trạng tăng đề kháng với insulin
  • Trẻ lớn lên dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu
Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tốt nhất là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28

Tiểu đường thai kỳ là do rối loạn sản sinh insulin trong cơ thể. Insulin là hormon tuyến tụy, nằm phía sau dày sản sinh, có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng để kiểm soát đường trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các hormon của nhau thai dẫn đến rối loạn sản sinh insulin, tuyến tụy phải hoạt động gấp đôi khiến tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn. Khi nhu cầu tăng cao mà tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết sẽ khiến glucose máu tăng cao. 

Tiểu đường thai kỳ thường có mối quan hệ mật thiết với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, thừa cân… Theo các bác sĩ chuyên khoa, tất cả phụ nữ mang thai đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 – 28 để sớm phát hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 

Tầm soát tiểu đường thai kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng với những thai phụ sau:

  • Mẹ bị béo phì (BMI) > 25
  • Tuổi mẹ bầu cao hơn 40
  • Mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Mẹ có tiền sử thai lưu trong 3 tháng cuối nhưng không rõ nguyên nhân
  • Gia đình có tiền sử có người mắc tiểu đường tuýp 2
  • Rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử sinh con nặng hơn 4kg
  • Mẹ có sử dụng thuốc kháng virus, corticosteroids, nhiễm HIV… 

Các xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, có 2 phương pháp tầm soát tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu là:

Xét nghiệm 1 bước:

Mẹ bầu đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra mức độ dung nạp glucose trong 2 tiếng đồng hồ. Đây được gọi là nghiệm pháp đường huyết xét nghiệm dung nạp glucose, thường được thực hiện vào buổi sáng.  Tiến trình xét nghiệm được thực hiện như sau: 

  • Trước khi làm xét nghiệm, không được ăn uống bất kỳ thứ gì trừ nước lọc trong vòng 8 – 14 tiếng
  • Đầu tiên, mẹ bầu sẽ được lấy máu để đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói
  • Sau đó, thai phụ sẽ được yêu cầu uống dung dịch 75g glucose
  • Sau khi uống, cứ 60 phút y tá sẽ lấy máu 1 lần để kiểm tra mức độ đường huyết. Lần thứ nhất là đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói sau khi uống nước đường 1 giờ, mẹ sẽ được lấy máu ở tĩnh mạch trên cánh tay. Lần thứ hai sau khi uống nước đường 2 giờ, mẹ sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay để kiểm tra nồng độ glucose huyết tương.

Xét nghiệm 2 bước:

Phương pháp này còn được gọi là (two-step strategy), được thực hiện theo 2 bước như sau:

  • Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50 gam (glucose loading test: GLT) hoặc glucose 50g: Với phương pháp này, mẹ không cần nhịn đói trước đó, sau khi uống thì đo huyết tương tại thời điểm 1 giờ. Được thực hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, đối với những thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Nếu nồng độ glucose huyết tương đo được tại thời điểm 1 giờ sau khi uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, 140 mg/dL thì tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

  • Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g, thực hiện khi bệnh nhân đang đói, sau khi nhịn đói, bệnh nhân uống 100g glucose pha trong 250 – 300ml nước, tiếp đó sẽ đo đường huyết lúc đói tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau khi uống dung dịch glucose.

Hướng dẫn đọc kết quả tầm soát xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác
Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Sau khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được trả kết quả, trong kết quả có chỉ số đường huyết của mẹ, chỉ số đối chiếu và hướng dẫn đọc kết quả. Mẹ có thể tham khảo cách đọc kết quả sau đây:

Xét nghiệm 1 bước:

Chỉ số đường huyết của mẹ là bất thường, mắc tiểu đường thai kỳ sau khi xét nghiệm bằng nghiệm pháp dung nạp đường với dung dịch 75g glucose trong 2 giờ là:

  • Đường huyết lúc đói lớn hơn 92 mg/dL (5,1 mmol/l)
  • Sau 1 giờ trên 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Sau 2 giờ trên 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Xét nghiệm 2 bước:

Nếu sau khi uống dung dịch glucose, kết quả của nghiệm pháp xét nghiệm đường huyết nhỏ hơn hoặc bằng 140 mg/dL (tương đương với 7,8 mmol/L) thì cho thấy bạn không mắc tiểu đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết của mẹ là bất thường sau khi xét nghiệm dung nạp đường với dung dịch 100g glucose trong 3 giờ là:

  • Đường huyết lúc đói trên 95 mg/dL (5,3 mmol/L)
  • Đường huyết sau 1 giờ lớn hơn 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Đường huyết sau 2 giờ lớn hơn 155 mg/dL (8,6 mmol/L)
  • Đường huyết sau 3 giờ lớn hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L)

Nếu một trong những kết quả trên cao hơn ngưỡng cho phép thì tức là bạn đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tùy thuộc vào chỉ số đường huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kiểm soát tình trạng bệnh, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tăng nồng độ đường huyết trong máu.  

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu? Ở đâu?

Như vậy, hẳn mẹ đã không còn thắc mắc tiểu đường thai kỳ xét nghiệm tuần bao nhiêu. Với thắc mắc tiểu đường thai kỳ làm ở tuần bao nhiêu thì câu trả lời là từ tuần 24 – 28 là phù hợp nhất. Hiện nay, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường giao động từ 80.000 – 250.000 VNĐ, tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm. Nếu mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên thăm khám thường xuyên, ít nhất 1 lần/tháng, tuy nhiên, nếu nghiêm trọng thì 2 tuần 1 lần. Lúc này bạn sẽ được đo chỉ số đường huyết lúc đói để theo dõi thường xuyên, nếu có điều kiện thì có thể sử dụng máy đo chỉ số đường huyết tại nhà để theo dõi.

Bạn có thể đến bất kỳ bệnh viện nào trên cả nước để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm để được xét nghiệm sàng lọc, tầm soát tiểu đường thai kỳ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, lời khuyên và lên thực đơn ăn uống dinh dưỡng, khoa học cho từng trường hợp cụ thể. 

Trên đây là một số thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu. Tóm lại, câu trả lời cho các mẹ bầu đã băn khoăn nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu là mẹ có thể xét nghiệm ở tuần 24 đến tuần 28. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên sớm xét nghiệm ở tuần 24 để sớm phát hiện và có biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết và chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì để có thể cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ,...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn