Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Từ đó có hướng điều trị và cách chăm sóc tại nhà hợp lý, giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, hạn chế tối đa khả năng mẹ bầu gặp các biến chứng nguy hiểm. Góp phần giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt, con sinh ra được khỏe mạnh và phát triển thông minh, đặc biệt là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai

Tại sao nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi khởi phát, mẹ bầu thường sẽ có các biểu hiện như khát nước, người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, vùng kín bị ngứa ngáy và khó chịu do nấm men xâm nhập, cân nặng bị giảm không rõ nguyên nhân,… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ chuyển biến ngày càng nặng hơn, kéo theo đó là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể là mẹ bầu sẽ có nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai, dư ối thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng huyết áp thường xuyên, có nguy cơ bị tiền sản giật cao, mắc bệnh Ketoacidosis tiểu đường, võng mạc, xuất huyết sau sinh,…

Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng. Nó sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh nếu chẳng may mắc phải. Đồng thời có phương pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát bệnh tình và hạn chế được tối đa khả năng cơ thể gặp các biến chứng. Từ đó có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để lượng đường huyết trong máu không tăng lên, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.

Thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 tính từ lúc mang thai (áp dụng trong trường hợp mẹ bầu không bị mắc bệnh tiểu đường trước đó). Xét nghiệm vào thời điểm này thường cho kết quả gần như chính xác 100%, giúp mẹ bầu yên tâm hơn về sức khỏe cũng như có hướng điều trị kết hợp với phương pháp chăm sóc phù hợp tại nhà nếu chẳng may mắc bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 tính từ lúc mang thai

Đối với những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao như gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, bị thừa cân béo phì trong lúc mang thai, chế độ ăn hằng ngày có quá nhiều đường,… có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm hơn bình thường. Việc này sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, có biện pháp chữa trị thích hợp hơn và quan trọng là kiểm soát được bệnh tình, ngăn không cho bệnh chuyển biến nặng.

Quy trình làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, mẹ bầu có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo phương pháp 1 bước (one-step strategy) hoặc phương pháp 2 bước (two-step strategy). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ trước khi thực hiện. Cụ thể như sau:

Phương pháp 1 bước (one-step strategy)

Phương pháp 1 bước (one-step strategy) còn được biết đến là phương pháp xét nghiệm dung nạp glucose. Thường được thực hiện vào thời điểm sáng sớm khi bụng đói (tức là chưa dung nạp thức ăn). Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu (lần 1) để kiểm tra lượng đường huyết khi đói. Sau đó cho mẹ bầu uống dung dịch nước đường (glucose) khoảng 75g.

Vào mỗi 1 giờ tiếp theo, bác sĩ sẽ tiếp tục lấy mẫu máu lần 2 và lần 3. Nếu 2 trong 3 lần lấy máu có kết quả là dương tính thì có thể kết luận mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng để chính xác nhất, bác sĩ sẽ dựa trên giá trị lượng đường huyết bất thường trong máu sau khi dung nạp đường (glucose) trong 2 giờ để đưa ra kết luận cuối cùng. Lần lượt các giá trị đó là:

  • Đường huyết lúc đói: Lớn hơn 92mg/dL (5,1mmol/L).
  • Đường huyết sau 1 giờ: Lớn hơn 180mg/dL (10,0mmol/L).
  • Đường huyết sau 2 giờ: Lớn hơn 153mg/dL (8,5mmol/L).
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Phương pháp 1 bước (one-step strategy) được thực hiện vào sáng sớm khi bụng đói

Phương pháp 2 bước (two-step strategy)

Phương pháp 2 bước (two-step strategy) sẽ bao gồm 2 xét nghiệm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm thử glucose cho mẹ bầu để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả mức glucose huyết tương trong thời điểm khoảng 1 giờ sau khi uống là 130 – 140 mg/dL ( 7,2 – 7,8 mmol/L), mẹ bầu sẽ được chỉ định làm sang xét nghiệm thứ hai – xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm dung nạp glucose sẽ được thực hiện vào sáng sớm khi bụng đói (nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm khoảng 8 giờ). Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống dung dịch glucose khoảng 100g trong 3 giờ. Sau đó mỗi một giờ, bác sĩ sẽ tiến hành trích lấy mẫu máu từ ngón tay để kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Đồng thời xác định được cách cơ thể mẹ bầu chuyển hóa đường.

Nếu kết quả trả về có giá trị đường huyết lúc đói là 95mg/dL (5,3 mmol/L), sau 1 giờ lớn hơn 180mg/dL (10,0 mmol/L), sau 2 giờ lớn hơn 155mg/dL (8,6 mmol/L) và sau 3 giờ lớn hơn 140mg/dL (7,8 mmol/L), bác sĩ sẽ kết luận mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Từ đó đưa ra hướng điều trị và phương pháp chăm sóc thích hợp. Ngược lại, không phải những giá trị trên, mẹ bầu không bị mắc bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Phương pháp 2 bước (two-step strategy) gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose

Một số lưu ý khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để cho kết quả chính xác nhất thì khi mẹ bầu làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phải cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Lựa chọn những bệnh viện uy tín là để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tránh đến những phòng khám tư không có chứng chỉ hành nghề vì có thể sẽ vừa mất tiền, vừa không nắm rõ được tình trạng sức khỏe.
  • Trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kì, mẹ bầu nên ăn muộn vào đêm hôm trước để không bị quá đói trong lúc chờ đợi. Đồng thời, chú ý không được dung nạp thức ăn vào cơ thể trong khoảng thời gian 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế và bác sĩ. Việc này sẽ giúp quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngược lại, sẽ khiến mẹ bầu mất nhiều thời gian và sức lực.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bao gồm tác dụng của việc xét nghiệm, thời điểm lí tưởng để làm xét nghiệm, quy trình xét nghiệm và một số lưu ý cần biết. Hi vọng sẽ giúp ích được cho mẹ bầu trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi, góp phần giúp trẻ sau khi sinh ra được khỏe mạnh và phát triển thông minh.

Cùng chuyên mục

9 Lời khuyên giúp phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc chủ động phòng tránh bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết. Thực tế cũng cho thấy, người có...

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây...

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thông thường phải thực hiện khẩu phần ăn tuân thủ theo một số quy tắc nhất định. Theo đó, nhiều người thường hay...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn