Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong Y học cổ truyền. Khi thực hiện, vùng vú của mẹ bỉm sẽ được tác động bởi lực của bàn tay, giúp tan khối cứng và kích thích tuyến sữa bài tiết ra bên ngoài trở lại. Tránh được tình trạng ứ đọng sữa bên trong gây áp xe hoặc viêm tuyến vùng vú.

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa
Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa có hiệu quả không?

Tắt tia sữa là một tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Thời gian đầu, mẹ bỉm sẽ không đủ sữa để cho con bú. Nhưng càng về sau, sữa sẽ ứ lại bên trong và gây ra tình trạng áp xe hoặc viêm tuyến với các triệu chứng như vú sưng đau, nóng đỏ,… Thông thường sẽ xảy ra một bên vú, đôi khi là cả hai bên và kèm theo các biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, bứt rứt, đại tiện táo,…

Khi không can thiệp và chữa trị kịp thời, mẹ bỉm có thể sẽ mắc các bệnh liên quan đến vú, khiến vùng vú cứng dần, thậm chí là hóa mủ bên trong. Tốt nhất, khi phát hiện bản thân bị tắt tia sữa, mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp nhẹ, mẹ bỉm có thể dùng các bài thuốc nam hoặc xoa bóp bấm huyệt ngay tại nhà để chữa trị.

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa là phương pháp điều trị phổ biến trong Y học cổ truyền và đã được nhiều người áp dụng thành công. Tuy nhiên, mẹ bỉm phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn, không thực hiện sai các động tác trong lúc xoa bóp bấm huyệt. Đặc biệt là không nên lạm dụng, chỉ nên thực hiện với tần suất hợp lý. Sau một thời gian thực hiện đều đặn và liên tục, đảm bảo tình trạng tắt tia sữa của mẹ bỉm sẽ cải thiện đáng kể.

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa hiệu quả

Theo các chuyên gia, mẹ bỉm khi bị tắt tia sữa có thể thực hiện cách xoa bóp bấm huyệt dưới đây để cải thiện tình trạng đang gặp phải. Cụ thể như sau:

Bước 1: Mẹ bỉm chọn tư thế phù hợp. Tốt nhất là nằm ngửa lên giường và thả lỏng cơ thể.

Bước 2: Xoa lên vùng vú bị tắt tia sữa một lớp phấn rôm hoặc hoạt thạch mỏng.

Bước 3: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng vú bị tắt tia sữa, có khối cứng.

Bước 4: Dùng một tay đỡ vú. Sau đó dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa của tay còn lại ấn day từ vùng đầu vú đến vùng có khối cứng rồi thực hiện ngược lại. Làm liên tục nhiều lần và cuối cùng nặn vùng đầu vú để sữa chảy ra.

Bước 5: Tiếp tục dùng một tay đỡ bầu vú. Sau đó dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái của tay còn lại  bóp với lực nhẹ rồi tăng dần mạnh từ gốc vú đến đầu vú. Trong quá trình làm, chú ý điều chỉnh cường độ để không bị đau vượt quá sức chịu đựng. Nếu thực hiện đúng và có kết quả, mẹ bỉm sẽ thấy sữa bắt đầu chảy ra, khối cứng dần mềm đi và biến mất.

Bước 6: Dùng tay day ấn khoảng 2 phút vào huyệt Đản trung (nằm ngay vị trí chính giữa đường nối 2 đầu núm vú) sao cho đạt được được cảm giác tê tức thì ngưng. Sau đó sử dụng 2 ngón tay cái miết ra 2 bên đến cạnh vú trong 10 lần.

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa
Huyệt Đản trung nằm ngay vị trí chính giữa đường nối 2 đầu núm vú

Bước 7: Dùng tay ấn khoảng 2 phút vào huyệt Hợp cốc sao cho đạt được cảm giác tê tức thì ngưng. Lưu ý, huyệt Hợp cốc nằm ở phần mu bàn tay, chính giữa hai xương của bàn tay thứ nhất (ngón cái) và gần điểm giữa của xương bàn tay thứ hai (ngón trỏ).

Bước 8: Dùng tay ấn khoảng 2 phút vào huyệt Kiên tỉnh (nằm ở điểm chính giữa của đường nối khe dưới đốt sống cổ gồ cao nhất và mỏm cùng vai) sao cho đạt được cảm được cảm giác tê tức thì ngưng.

Bước 9: Dùng tay ấn khoảng 2 phút vào huyệt Túc tam lý sao cho có cảm giác tê tức thì ngưng. Để xác định huyệt Túc tam lý, mẹ bỉm cần vuốt bờ phía trước xương ống chân (hay còn gọi là mào chầy) từ phía dưới cổ chân ngược lên trên. Khi đến gần với khớp gối thấy ngón tay mắc kẹt lại vị trí nào thì đó chính là lồi củ trước xương chầy. Sau đó từ lồi củ trước xương chầy đo ngang ra bên ngoài một khoát ngón tay là huyệt.

Một số lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa tại nhà

Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa tại nhà, mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa tại nhà. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các tác dụng phụ không mong muốn và đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất.
  • Sau vài ngày thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa tại nhà không có dấu hiệu cải thiện, mẹ bỉm nên coi lại phương pháp thực hiện và điều chỉnh lại chính xác. Trường hợp không khả thi, mẹ bỉm nên ngưng thực hiện và đổi sang cách điều trị khác phù hợp hơn.
  • Bên cạnh việc xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa, mẹ bỉm còn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống nước bồ công anh và kim ngân hoa. Hoặc rửa sạch đậu đen, đem đi giã nát rồi sao với dấm chua để đắp lên vùng vú bị tắt tia sữa.

Trên đây là cách xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa hiệu quả nhất hiện nay. Bên cạnh đó còn có những lưu ý khi áp dụng cách này tại nhà. Mẹ bỉm có thể lưu lại để thực hiện trong trường hợp cần thiết, nhớ chú ý phương pháp và cường độ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và đạt được kết quả tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Cùng chuyên mục

Cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách

Mách mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không, bởi vì nếu không dùng phấn rôm đúng cách sẽ ảnh...

Không nên thoa phấn rôm trực tiếp lên da trẻ, không rắc phấn rôm trước mũi, miệng để tránh bé hít phải

Tác hại của phấn rôm đối với trẻ nếu không dùng đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên sử dụng phấn rôm hay không, một số người cho rằng, phấn rôm có thể gây hại cho trẻ tuyệt...

Men tiêu hoá cho trẻ em

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa: Hiểu đúng để dùng an toàn

Men vi sinh và men tiêu hóa tuy không quá xa lạ nhưng vẫn có nhiều mẹ chưa hiểu rõ sự khác biệt của hai loại men này và dễ...

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh: Công dụng và lưu ý

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên, lành tính để điều trị một số bệnh. Áp dụng...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn