Xông hơi chữa bệnh trĩ: Mẹo hay nhưng phải làm đúng cách
Nội Dung Bài Viết
Với cách thực hiện đơn giản, không tốn kém nhiều chi phí, mẹo xông hơi chữa bệnh trĩ đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Mặc dù mang lại nhiều tác dụng tích cực nhưng bệnh nhân cần phải áp dụng đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt.
Xông hơi chữa bệnh trĩ có tác dụng gì?
Bệnh trĩ là hậu quả tất yếu xảy ra khi các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng phải chịu áp lực trong một thời gian dài dẫn đến phình giãn to và tạo thành búi trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, béo phì, ít vận động, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc do ảnh hưởng của thai kỳ.
Do xảy ra ở vùng kín, bệnh trĩ được xem là một vấn đề khá tế nhị, không phải ai cũng gạt bỏ được sự e ngại để tới bệnh viện khám. Chính vì vậy, hầu hết những cách chữa bệnh trĩ trong dân gian được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng triệt để với mong muốn có thể đẩy lui bệnh tại nhà. Trong đó xông hơi là một trong những mẹo đang được nhiều người lựa chọn.
Liệu pháp xông hơi tận dụng sức nóng của hơi nước để khắc phục bệnh trĩ. Nhiệt độ cao có tác dụng kích thích lưu thông máu, làm tăng tuần hoàn máu ở khu vực xương chậu, chống ứ trệ khí huyết ở hậu môn trực tràng – nguyên nhân khiến tĩnh mạch bị phình giãn.
Phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ không sử dụng nước nóng đơn thuần mà thường dùng nước nấu từ thảo dược để xông, chẳng hạn như rau diếp cá, lá lốt, lá cúc tần, hoa hòe hay lá sung… Hơi nóng sẽ đưa các hoạt chất kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên có trong các dược liệu trên tiếp xúc và tác động đến khu vực hậu môn trực tràng, qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Một số thảo dược còn chứa chất có khả năng cầm máu, làm bền thành mạch nên giảm thiểu được nguy cơ bị sa nghẹt trĩ, chảy máu khi đi ngoài.
Ưu điểm nổi bật của mẹo chữa bệnh trĩ bằng xông hơi là cách tiến hành đơn giản, không gây tác dụng phụ như thuốc tây và bất cứ ai cũng có thể tự áp dụng tại nhà với một mức chi phí khá rẻ. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi phương pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải biết xông hậu môn sao cho đúng cách để sớm thấy được hiệu quả tốt nhất.
10 cách xông hơi chữa bệnh trĩ
Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà dưới đây để nấu nước xông hơi chữa bệnh trĩ:
1. Xông hơi trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá thường được dùng để ăn sống như một loại rau gia vị. Ngoài ra, thực phẩm này còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trĩ.
Nghiên cứu cho thấy, trong rau diếp các có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng đau búi trĩ, giảm tiết dịch, xoa dịu cơn ngứa ở hậu môn. Cùng với đó, thành phần rutin được tìm thấy trong loại rau này còn làm tăng sức bền cho thành mạch, ức chế quá trình phình giãn, sa búi trĩ.
Dân gian thường sử dụng rau diếp cá giã nát với một ít muối ăn đắp trực tiếp vào hậu môn hoặc uống nước rau diếp cá để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá cũng được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng .
– Chuẩn bị:
- Rau diếp cá: 1 bó to
- Muối ăn: 1/2 thìa
– Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rau diếp cá nhặt lá và ngọn non, rửa sạch rồi ngâm nước muối để tiệt trùng
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, thêm vào 1,5 – 2 lít nước nấu sôi
- Bước 3: Tiếp tục cho rau diếp cá vào đun thêm 10 phút nữa
- Bước 4: Cho vào nồi một ít muối, quậy tan rồi tắt bếp
- Bước 5: Tiến hành xông hậu môn trong 15 phút. Sau khi nước nguội thì lấy ngâm và rửa lại hậu môn cho sạch. Trong quá trình thực hiện có thể lấy xác lá diếp cá chà nhẹ vào búi trĩ để tận dụng được hết các hoạt chất còn trong lá.
2. Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ từ lá và quả sung
Lá và quả sung đều chứa nhiều chất xơ, glucose, vitamin C, sắt, kali cùng nhiều loại axit. Chúng hoạt động như một phương thuốc nhuận tràng, sát trùng tự nhiên.
Khi được sử dụng theo đường miệng, lá và quả sung có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đảm bảo cho tần suất đi cầu được đều đặn và dễ dàng, nhờ vậy tình trạng đau, đi ngoài ra máu và sa trĩ cũng sẽ được cải thiện. Trường hợp sử dụng theo đường bên ngoài, bạn có thể nấu nước lá và quả sung để xông hơi chữa bệnh trĩ nhằm sát trùng hậu môn, thu nhỏ búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Nước xông từ quả sung:
- Bước 1: Chuẩn bị 15 quả sung tươi mới hái, rửa sạch, cắt làm đôi
- Bước 2: Đun sôi nước rồi thả hết quả sung vào
- Bước 3: Chỉnh bếp cho nhỏ lửa lại, nấu thêm khoảng 20 phút nữa cho các chất trong quả sung hòa tan hết vào nước.
- Bước 4: Dùng nước vừa nấu xông hậu môn đến khi không còn thấy bốc hơi nhiều nữa thì ngưng. Để đạt được hiệu quả tốt hơn, bạn có thể dùng nước quả sung để ngâm rửa hậu môn khi nước đã nguội.
– Nước xông chữa trĩ từ lá sung
Lá sung thường được kết hợp cùng với một số thảo dược khác như nghệ, lá lốt, lá cây từ bi (cúc tần). Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ nghệ ( giã nát), các loại lá mỗi thứ 1 nắm
- Bước 2: Sau khi đun sôi 2 lít nước, bạn cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu chung trong 10 phút.
- Bước 3: Tiến hành xông hậu môn hàng ngày với hỗn hợp nước trên để dễ đi cầu hơn và bớt sưng đau trĩ.
3. Mẹo xông hơi chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe
Giàu quercetin, rutin và sophoradiol, hoa hòe có tác dụng làm bền các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng, chống sa búi trĩ. Sự kết hợp giữa các thành phần trên còn có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu cho các trường hợp bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu.
Với bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ này, hoa hòe không được sử dụng đơn độc mà cần có thêm một số nguyên liệu khác để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
– Chuẩn bị:
- Hoa hòe và phè nhôm (phèn chua) và đường quất mỗi thứ 20 gram
- Ngải cứu: 40 gram
– Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hoa hòe, ngải cứu và đường quất. Phèn nhôm giã nhỏ
- Bước 2: Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước rồi nấu sôi kỹ trong 10 phút
- Bước 5: Đưa hậu môn lại gần để xông hơi trong 15 phút
- Bước 6: Lấy nước thuốc rửa lại hậu môn, thấm khô và mặc quần vào, không cần rửa lại với nước sạch.
4. Điều trị bệnh trĩ với bài thuốc xông từ rau mùi
Trong rau mùi có nhiều tinh dầu, chủ yếu chứa thành phần Coriandrol. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm chướng bụng, đầy hơi, giảm sưng đau búi trĩ, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hậu môn thường gặp ở những người bị bệnh trĩ.
– Chuẩn bị:
- Rau mùi: 100 gram
– Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rau mùi sử dụng thân và lá rửa sạch, ngâm nước muối
- Bước 2: Dùng nguyên liệu trên nấu với 1,5 lít nước
- Bước 3: Đun sôi trong 10 phút
- Bước 4: Xông hậu môn mỗi ngày 1 lần với nước rau mùi để cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Thời gian xông khoảng 15 phút là đủ.
5. Dùng lá cúc tần nấu nước xông hơi chữa bệnh trĩ
Trong đông y, lá cúc tần thường được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, đau lưng, thổ huyết và cả bệnh trĩ. Y học cổ truyền ghi nhận, thảo dược này có tác dụng tiêu thũng (giảm sưng viêm), sát khuẩn, giải độc, giảm đau, kích thích tiêu hóa.
Các thành phần vitamin C, caroten và tinh dầu được tìm thấy trong lá cúc tần cũng có tác dụng tích cực trong việc chống lại tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, giảm đau, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Có 2 cách xông hơi chữa bệnh trĩ từ lá cúc tần như sau:
Cách 1: Dùng lá cúc tần độc vị
- Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá cúc tần rồi đem đun sôi với lượng nước vừa đủ
- Bước 2: Vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ rồi tiến hành xông hơi trong 15 phút
- Bước 3: Cuối cùng, bạn chờ cho nước thuốc nguội rồi lấy rửa lại hậu môn
Cách 2: Kết hợp cúc tần với xả và bạc hà
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu trên với số lượng bằng nhau, rửa sạch
- Bước 2: Tất cả cho vào ấm đun sôi với 2 lít nước trong 7 – 10 phút
- Bước 3: Thêm vào 1 thìa muối ăn để tăng công dụng sát khuẩn
- Bước 4: Dùng nước nấu từ cúc tần, xả và bạc hà xông rửa hậu môn như những cách trên. Áp dụng liên tục từ 2 – 3 tuần để thấy được hiệu quả rõ ràng.
6. Xông hơi bằng nước lá ngải cứu chữa bệnh trĩ
Lá ngải cứu là thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc bệnh trĩ. Nhờ chứa nhiều thành phần anabsinthine, ngải cứu có khả năng chống lại tình trạng sưng viêm ở búi trĩ, giúp xoa dịu cơn đau và cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn. Đây là một nguyên liệu khá rẻ tiền, ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có sẵn trong vườn. Bạn có thể tận dụng để nấu nước xông hơi chữa bệnh trĩ nhằm tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
– Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ngải cứu
- 1 thìa muối ăn
– Cách sử dụng:
- Bước 1: Ngải cứu nhặt ngọn và thân lá còn tươi đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch tạp chất.
- Bước 2: Bỏ dược liệu vào cối giã nát với muối
- Bước 3: Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá ngải cứu vừa giã vào nồi nấu thêm 5 phút nữa
- Bước 4: Đổ nước thuốc ra một cái bô sạch ngồi lên phía trên xông hậu môn cho tiện
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu chi tiết từng bước
7. Xông hậu môn chữa bệnh trĩ với nước lá hẹ
Y học cổ truyền ghi nhận, lá hẹ có tác dụng cầm máu, kích thích tiêu hóa, làm tăng tuần hoàn máu, kháng viêm. Các thành phần kháng sinh như allicin, odorin và sulfit được tìm thấy trong thực phẩm này cũng giúp giảm sưng búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm ngứa hậu môn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Đặc biệt, lá hẹ còn cung cấp nhiều flavonoid – một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, ngăn ngừa sa búi trĩ.
Các trường hợp bị bệnh trĩ có biểu hiện lòi dom, ngứa hậu môn, táo bón hoặc thường xuyên bị chảy máu khi đi ngoài có thể dùng lá hẹ xay nước uống, sao nóng chườm vào hậu môn. Để gia tăng hiệu quả, có thể kết hợp xông hơi chữa bệnh trĩ với nước nấu từ lá hẹ hàng ngày.
– Chuẩn bị:
- Lá hẹ: 400 gram
- Nước sạch: 2 lít
– Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lá hẹ giữ nguyên cả gốc rễ rửa sạch
- Bước 2: Cắt lá thành những khúc ngắn, bỏ vào ấm sắc cùng 2 lít nước
- Bước 3: Nấu sôi trong 10 phút để giải phóng các hoạt chất có trong lá hẹ vào nước
- Bước 4: Đổ nước ra chậu, đưa hậu môn lại gần để xông trong 10 – 15 phút. Sau đó dùng lại nước này để ngâm rửa hậu môn thêm vài phút nữa.
8. Xông hơi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt chứa nhiều flavonoid thực vật có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế tác hại của gốc tự do tới niêm mạc hậu môn trực tràng, ngăn ngừa sự phình giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ. Sử dụng bài thuốc xông hơi từ thực phẩm này cũng là cách đơn giản để cải thiện cảm giác đau nhức và nóng rát ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
– Chuẩn bị:
- 15 cái lá lốt tươi
- 2 củ nghệ
– Các thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Nghệ giã nát
- Bước 2: Cho cả hai vào nồi, đổ thêm 1 lít nước đun sôi kỹ
- Bước 3: Bắc nồi xuống, chờ cho độ nóng giảm bớt đưa hậu môn lên phía trên để xông hơi nóng bốc lên.
9. Bài thuốc xông hơi giảm đau trĩ từ rau muống biển
Khá nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi biết rằng rau muống biển cũng có tác dụng chữa bệnh trĩ. Trên thực tế, bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ từ rau muống biển đã được áp dụng từ lâu trong dân gian.
Theo y học cổ truyền, rau muống biển có tính mát giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiêu hóa, chống phù thũng, làm tăng sức đàn hồi cho thành mạch, qua đó ngăn chặn sự hình thành của búi trĩ.
– Chuẩn bị:
- Rau muống biển: 1 nắm
- Lá khoan cân đằng (dây đau xương): 1 nắm
- Sả: 1 củ
– Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, bỏ vào cối giã nát
- Bước 2: Bỏ hết vào nồi nấu sôi kỹ với 2 lít nước
- Bước 3: Xông hậu môn đều đặn mỗi ngày 1 lần
10. Xông hơi tinh dầu chữa bệnh trĩ
Thêm một cách xông hơi chữa bệnh trĩ đơn giản khác cho bạn lựa chọn đó là dùng tinh dầu. Một số loại tinh dầu thiên nhiên có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn, làm thư giãn các dây thần kinh cảm giác nên có thể giúp ích trong việc giảm đau, chống sưng và sa trĩ. Chúng được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp bên ngoài hậu môn hoặc thêm vào nước nóng để xông hơi trị bệnh.
Dưới đây là một số loại tinh dầu người bị bệnh trĩ có thể dùng để xông hơi:
- Tinh dầu cây chè: Loại dầu này được biết đến với tác dụng kháng viêm, sát trùng mạnh mẽ. Nó giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng, chữa lành tổn thương ở thành tĩnh mạch và niêm mạc hậu môn trực tràng.
- Dầu thì là: Xông hơi dầu thì lá giúp làm dịu căng thẳng thần kinh, giảm đau, làm teo búi trĩ, ngăn ngừa chảy máu khi đi cầu.
- Dầu hoa oải hương: Làm dịu kích ứng ở niêm mạc hậu môn, kích thích nhu động ruột, giảm sưng, làm chậm lại quá trình phình giãn của tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ.
- Dầu ô liu: Giàu carotene, vitamin A, D, K và chất chống oxy hóa giúp làm bền thành mạch, kháng khuẩn, chống ngứa, làm teo búi trĩ.
Cách xông hơi chữa bệnh trĩ bằng tinh dầu đơn giản và nhanh chóng hơn so với khi bạn sử dụng thảo dược. Hãy lựa chọn một loại dầu bất kỳ theo sở thích và tiến hành xông hậu môn theo hướng dẫn dưới đây.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn đun sẵn 1 nồi nước nóng
- Bước 2: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong nồi nước khi còn đang bốc hơi mạnh, quậy lên cho đều.
- Bước 3: Đưa hậu môn lại gần xông. Hơi nước sẽ mang theo các hoạt chất có trong tinh dầu tiếp xúc với khu vực bị bệnh để phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi xông hơi chữa bệnh trĩ
- Liệu pháp xông hơi có thể áp dụng để chữa trị đa dạng các loại trị, bao gồm cả trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho hiệu quả đối với người bị trĩ nhẹ, cần áp dụng ngay khi bệnh mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên để thấy được tác dụng tốt nhất.
- Xông hơi lâu cho hiệu quả hơn so với thuốc. Bệnh nhân khi áp dụng cần kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần trong một thời gian nhất định để bệnh tình có sự chuyển biến rõ ràng.
- Không nên xông quá lâu, mỗi lần xông hơi chữa bệnh trĩ trong khoảng 10 – 15 phút là đủ
- Chú ý giữ khoảng cách an toàn từ hậu môn đến nồi nước xông để không bị bỏng khi tiếp xúc với hơi nước.
- Để tiện lợi hơn khi xông, bạn có thể đổ nước xông vào một cái bô sạch và ngồi lên trên. Điều này sẽ giúp cho quá trình xông hơi trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
- Trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng xông hơi cần có chế độ ăn uống và lối sống khoa học để bệnh tình nhanh chóng bị đẩy lùi. Cố gắng uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế sử dụng các thức uống có cồn, tránh ăn đồ cay nóng hoặc chất béo. Đồng thời tích cực vận động để khí huyết được lâu thông, giảm cân nếu đang bị béo phì để giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch trĩ nằm trong khu vực hậu môn trực tràng.
- Mẹo xông hơi chữa bệnh trĩ không phải lúc nào cũng cho hiệu quả tốt đối với mọi trường hợp. Vì vậy, sau một thời gian áp dụng mà bệnh tình không tiến triển khá hơn thì người bệnh nên đi khám, xác định chính xác nguyên nhân, loại trĩ, mức độ trĩ để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!