Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Xuất huyết dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như lạm dụng thuốc, rối loạn cơ chế cầm máu, viêm loét dạ dày – tá tràng,…

xuất huyết dạ dày là gì
Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) với biểu hiện điển hình là đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu (bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê). Đây là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa thường gặp cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của nhiều bệnh lý hoặc cũng có thể là hệ quả do sử dụng thuốc hoặc lạm dụng rượu bia. Mức độ xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp chảy máu nhiều có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Trong đó phổ biến nhất là viêm loét dạ dày tá tràng và polyp/ ung thư dạ dày. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là hệ quả do thói quen sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc hoặc ảnh hưởng của một số bệnh nội khoa.

xuất huyết dạ dày là gì
Loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày

Một số nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường gặp, bao gồm:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày. Ổ loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non có thể lan rộng, tiến triển nặng và ăn sâu vào lòng mạch, dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa. Xuất huyết dạ dày là biến chứng do loét dạ dày tá tràng không được điều trị, lạm dụng rượu bia, sử dụng thuốc chống viêm liều cao,…
  • Ung thư dạ dày/ Polyp dạ dày: Khối u lành/ ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể ma sát với thức ăn và gây tổn thương lòng mạch. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, mức độ xuất huyết thường nhẹ, âm ỉ và dai dẳng – trừ trường hợp khối u có kích thước quá lớn.
  • Sang thương mạch máu: Mạch máu ở dạ dày và tá tràng có thể bị tổn thương, phình giãn, vỡ và dẫn đến biến chứng xuất huyết. Các nguyên nhân gây sang thương mạch máu bao gồm loạn sản mạch máu, Hemangioma (u máu trong gan) và Dieulafoy (hiếm gặp nhưng gây xuất huyết tiêu hóa trên ồ ạt với nguy cơ tử vong cao).

Ngoài ra, xuất huyết dạ dày cũng có thể là hệ quả do các vấn đề sức khỏe gây rối loạn cơ chế đông máu như:

  • Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu là một trong những tế bào máu, bên cạnh hồng cầu và bạch cầu. Loại tế bào này có chức năng cầm máu bằng cách làm đông máu khi mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên do một số nguyên nhân, số lượng tiểu cầu trong máu có thể giảm đi đáng kể (giảm tiểu cầu được xác định khi số lượng tiểu cầu >150.000 tế bào/ ml). Giảm tiểu cầu không chỉ gây xuất huyết dạ dày mà còn gây chảy nướu, chảy máu cam, xuất hiện máu trong nước tiểu,…
  • Sốt xuất huyết: Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng của sốt xuất huyết. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do virus gây bệnh làm giảm số lượng tiểu cầu, dẫn đến cô đặc máu và làm phát sinh các biến chứng liên quan đến rối loạn máu như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…
  • Xơ gan: Xơ gan dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng áp lực bên trong lòng mạch của cơ quan tiêu hóa và dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày – thực quản. Biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn mất bù (giai đoạn cuối).
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có chức năng đông máu và giúp hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài. Vì vậy khi cơ thể không được cung cấp đủ loại vitamin này, lòng mạch ở đường tiêu hóa có thể bị xuất huyết. Ngoài ra, thiếu vitamin K còn gây xuất huyết não và màng não đối với trẻ nhỏ.
  • Bệnh Hemophilia: Hemophilia (bệnh máu khó đông) là một dạng rối loạn máu hiếm gặp do thiếu hụt yếu tố đông máu. Do khả năng cầm máu chậm và lâu nên những người mắc bệnh lý này có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới cao hơn bình thường.
  • Sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông thường được sử dụng để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch và động mạch. Tuy nhiên, sử dụng thuốc quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa dạ dày, thực quản và đại tràng.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Ở một số trường hợp, tình trạng này có thể là hệ quả do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên, nguy cơ xuất huyết dạ dày cũng có thể tăng lên nếu có những yếu tố thuận lợi như:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Sang chấn tâm lý nặng nề
  • Chế độ ăn uống không phù hợp
  • Stress kéo dài
  • Hút thuốc lá
  • Lạm dụng rượu bia
  • Sử dụng thuốc chống đông trong thời gian dài

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày có triệu chứng tương đối điển hình. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

1. Dấu hiệu báo trước

Trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình, xuất huyết dạ dày có thể biểu hiện qua một số dấu hiệu sớm như:

  • Đau thượng vị dữ dội, mức độ đau nặng và đột ngột hơn bình thường
  • Xuất hiện cảm giác nóng rát, cồn cào và mệt lả sau khi dùng corticoid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, lợm giọng, chóng mặt, người mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa

2. Biểu hiện điển hình

Xuất huyết dạ dày điển hình với các triệu chứng như:

– Nôn ra máu:

Nôn ra máu là biểu hiện thường gặp của xuất huyết tiêu hóa trên nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương, mức độ chảy máu và đặc điểm của dịch nôn có thể không đồng nhất. Số lượng máu có thể dao động từ vài chục ml đến hàng lít, có màu hồng, đỏ tươi, màu nâu sẫm và có thể lẫn với dịch tiêu hóa.

Điều trị xuất huyết dạ dày
Nôn ra máu là biểu hiện điển hình nhất của xuất huyết dạ dày

Thực tế, một số trường hợp nôn ra máu cũng có thể là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Trong trường hợp này, dịch nôn có màu sẫm và máu đông ngay khi vừa nôn ra bên ngoài.

Cách phân biệt với nôn ra máu do ho ra máu, ăn tiết canh hoặc chảy máu cam: Những trường hợp này thường nôn ra máu màu đỏ tươi, không kèm thức ăn và có bọt.

– Đại tiện ra phân đen:

Khi máu chảy vào ống tiêu hóa, phân có thể chuyển thành màu đen do sắc tố có trong máu. Tuy nhiên khi lượng máu chảy quá nhiều, phân không chỉ có màu đen mà còn có mùi hôi tanh khó chịu, chất nhão. Một số ít trường hợp bị chảy máu ồ ạt, lượng máu nhiều có thể gặp phải tình trạng lẫn máu tươi trong phân hoặc phân ngả thành màu đỏ.

Phân biệt với tiêu máu đỏ do uống thuốc Rifamicine (kháng sinh) và tiêu phân đen do táo bón, sử dụng thuốc chứa sắt, than hoạt và Bismuth.

– Một số triệu chứng khác:

  • Đau thượng vị, sôi ruột
  • Đau bụng dữ dội
  • Chóng mặt
  • Khát nước
  • Hoa mắt, ù tai
  • Mệt lịm
  • Tiểu ít hoặc thậm chí vô niệu
  • Thở nhanh, vã mồ hôi

Trường hợp chảy máu nhiều, ồ ạt, bệnh nhân có thể bị sốc với các biểu hiện như mạch nhanh, huyết áp tụt, lạnh đầu chi, người vã nhiều mồ hôi và lơ mơ, không tỉnh táo.

Đa phần các trường hợp xuất huyết dạ dày đều xảy ra đột ngột (cấp tính). Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị xuất huyết dạ dày mãn tính (xuất huyết nhẹ kéo dài). Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, khó thở tăng dần, ngủ lịm và thiếu máu do mất máu nhiều.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể được kiểm soát và hầu như không để lại di chứng. Tuy nhiên trong trường hợp không kịp thời khắc phục, máu có thể chảy ồ ạt dẫn đến sốc và tử vong.

Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Thực tế cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể nếu xuất huyết dạ dày không được kiểm soát trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Chẩn đoán xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày cần được chẩn đoán trước khi điều trị. Trong đó việc xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu được xem là yếu tố quan trọng nhất.

Điều trị xuất huyết dạ dày
Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Các biện pháp chẩn đoán xuất huyết dạ dày phổ biến:

  • Thăm khám lâm sàng: Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Xuất huyết dạ dày thường biểu hiện qua các triệu chứng điển hình như nôn ra máu, tiêu phân đen, đau thượng vị dữ dội, buồn nôn, nôn mửa,… Ngoài ra, việc thu thập triệu chứng lâm sàng còn giúp bác sĩ khoanh vùng các nguyên nhân có thể gây xuất huyết và đánh giá được mức độ chảy máu.
  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến nhất. Qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể xác định được vị trí xuất huyết và tiến hành xử lý ngay trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, nội soi đường tiêu hóa không thể phát hiện được xuất huyết ẩn.
  • Chụp X-Quang Baryt: X-Quang Baryt là kỹ thuật chụp X-Quang kết hợp với chất cản quang nhằm hiện rõ đường tiêu hóa qua hình ảnh được chụp lại bằng tia X. Tuy nhiên hiện nay, kỹ thuật này ít khi được chỉ định trong chẩn đoán xuất huyết dạ dày.
  • Đặt sonde dạ dày: Thủ thuật này sử dụng ống thông đưa từ mũi xuống dạ dày nhằm rửa dạ dày. Đặt sonde dạ dày giúp xác định được xuất huyết xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định công thức máu, AST, ALT, Bilirubine, Creantinine, Ure,…
  • Mở bụng thăm dò: Biện pháp này là lựa chọn cuối cùng khi các xét nghiệm trên không thể xác định được nguồn gốc và nguyên nhân xuất huyết. Mở bụng thăm dò giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu và cầm máu ngay trong quá trình phẫu thuật.

Các kỹ thuật chẩn đoán trên được thực hiện với mục đích xác định vị trí chảy máu, đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa, chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán phân biệt và đưa ra tiên lượng về diễn tiến của bệnh.

Các phương pháp xử lý – điều trị xuất huyết dạ dày

Sau khi xác định vị trí, nguồn gốc xuất huyết và đánh giá mức độ chảy ở dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp xử lý tương ứng. Mục tiêu chính của điều trị là bồi hoàn thể tích máu, hồi sức, cầm máu và điều trị bệnh lý nguyên nhân.

1. Điều trị ban đầu

Điều trị ban đầu là truyền dịch tĩnh mạch để hồi sức, bù nước và cân bằng điện giải. Tuy nhiên với trường hợp mất máu nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu.

Điều trị xuất huyết dạ dày
Điều trị ban đầu là bù dịch và truyền máu để hồi sức và ổn định thể trạng

Sau đó, sử dụng nội soi dạ dày để cầm máu ở vị trí xuất huyết bằng cách:

  • Tiêm kẹp các mạch máu bị tổn thương với vòng cao su
  • Đốt điện, dùng tia laser hoặc dùng đầu dò nhiệt
  • Tiêm thuốc hoặc chất gây đông máu vào vị trí xuất huyết

Trong trường hợp nội soi thất bại, bác sĩ có thể thực hiện:

  • Chụp mạch máu nhằm xác định vị trí xuất huyết. Sau đó sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào mạch máu để kiểm soát hiện tượng chảy máu.
  • Hoặc có thể phẫu thuật để xác định nguồn gốc và xử lý xuất huyết.

2. Điều trị dự phòng tái phát

Sau khi kiểm soát tình trạng chảy máu, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Điều trị nguyên nhân giúp hạn chế nguy cơ xuất huyết tái phát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác như thủng dạ dày, tăng nguy cơ ung thư,…

Tùy vào nguyên nhân cụ thể, điều trị có thể là sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, giảm stress, căng thẳng, tránh sang chấn tâm lý mạnh hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u/ polyp ở dạ dày,…

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày bằng cách nào?

Xuất huyết dạ dày có thể tái phát ngay cả sau khi điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

Điều trị xuất huyết dạ dày
Ăn uống khoa học giúp giảm thiểu nguy cơ loét dạ dày tiến triển và phòng ngừa xuất huyết tái phát
  • Điều trị bệnh lý nguyên nhân, chủ yếu là viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, polyp hoặc ung thư dạ dày,…
  • Không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá. Cồn, asen, nicotin và một số chất độc hại khác trong khói thuốc và các loại đồ uống này có thể gây loét niêm mạc nặng dẫn đến vỡ lòng mạch và chảy máu.
  • Kiểm soát stress, giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ và tránh kích động tâm lý quá mức.
  • Người bị các vấn đề về dạ dày và tá tràng nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như sữa chua, rau xanh, ngũ cốc, cá, trái cây,… Tránh dùng thức ăn chứa nhiều axit, gia vị cay nóng, dầu mỡ, thức ăn khô cứng và chứa nhiều chất bảo quản.
  • Không tự ý sử dụng corticoid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc này làm giảm tổng hợp prostaglandin – chất bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng.
  • Cần uống nhiều nước khi sử dụng thuốc để hạn chế nguy cơ viêm – loét đường tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc chống đông theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên thông báo với bác sĩ tiền sử xuất huyết tiêu hóa để được hiệu chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.

Xuất huyết dạ dày là một dạng cấp cứu nội – ngoại khoa phổ biến. Tình trạng này có thể dẫn đến mất máu nhiều, tụt huyết áp, sốc và tử vong. Vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Bình luận (30)

  1. Hoan Nguyễn says: Trả lời

    Mấy tháng nay do liên tục phải đi công tác và tiếp khách nên gần như ngày nào cũng phải uống rượu, tôi biết uống nhiều rượu là không tốt nhưng vì công việc nên không thể không uống và tôi cũng có uống thuốc giải rượu trước mỗi lần vào bàn ăn. Cả tuần nay tôi hay bị đau bụng đột ngột, mỗi lần đau 2-3 phút, người mệt mỏi, chán ăn, vào buổi sáng hay buồn nôn, có một hôm sau ăn trưa 1 tiếng tôi bị nôn ra thức ăn kèm dịch nhầy màu nâu. Không biết những triệu chứng này có phải là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày không mọi người và có cách nào chữa trị nhanh không ạ, chứ người mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng công việc quá, tôi cũng chưa uống thuốc gì cả.

    1. Lê Thùy Châu says: Trả lời

      Anh Hoan nên dành thời gian đến bệnh viện khám xem sao đi ạ, triệu chứng của anh chắc chắn liên quan đến các bệnh về dạ dày hoặc hệ tiêu hóa rồi, nếu để lâu không may bệnh biến chứng nặng sẽ nguy hiểm lắm, nhất là nếu có bị nguy cơ xuất huyết dạ dày thật thì cũng được chẩn đoán và điều trị sớm anh ạ.

    2. Mai Lý VJ says: Trả lời

      Trước bố em cũng có các triệu chứng giống anh Hoan rồi cũng chủ quan nghĩ chắc do ăn uống cái gì linh tinh nên bụng dạ kém thôi, ai ngờ đến tối bụng đau quặn không thể chịu được nữa phải gọi cấp cứu, may mắn là vào viện nhanh nên cấp cứu thành công. Hôm đó cả nhà được phen hoảng loạn, bác sĩ cũng quạt cho 2 mẹ con một trận vì khi có các triệu chứng không ổn mà cũng không đưa bố đi viện ngay, chứ nhiều người chủ quan quá khi đến bệnh viện cũng không kịp nữa, tử vong nhanh lắm.

    3. Nga Minhon says: Trả lời

      Đúng thế @Mai Lý VJ, bác tôi cũng bị đau bụng quặn nhưng chủ quan, vẫn ở nhà đến khi nôn ra máu nhiều rồi mất luôn ngay sau đó, huhu. Đừng ai chủ quan với bệnh tật nhá.

    4. Hoan Nguyễn says: Trả lời

      Nghe mọi người nói tôi cũng lo quá, chắc mai tôi phải xin nghỉ đi khám luôn mới được chứ không bị nặng hơn thì khổ.

  2. Châu Nhật Phụng says: Trả lời

    Có ai điều trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc đông y sơ can bình vị tán như trên bài viết kia chưa ạ? Hiệu quả tốt hơn thuốc tây không ạ? Em dạo này cũng hay mệt mỏi, ợ hơi, buồn nôn, đau bụng, 1 ngày đau bụng quặn bất ngờ cũng phải 2 -3 lần, em cũng đang hơi lo, sợ cũng bị dạ dày nên đang tìm hiểu các loại thuốc để chữa trị sớm.

    1. Chị Gấm says: Trả lời

      Chị cũng từng bị xuất huyết dạ dày nhưng may mắn phát hiện sớm, nên chưa đến mức phải cấp cứu, chị phải truyền dịch và bác sĩ có nội soi rồi làm mấy thủ thuật gì đó. Nằm viện 2 hôm, sau đấy bác sĩ có kê cho chị một số loại thuốc bổ về uống để phục hồi và một số thuốc kháng sinh với thuốc làm lành vết loét uống trong nửa tháng. Nhưng chị có người bạn trước nó cũng bị xuất huyết dạ dày, nó bảo uống thuốc tây nhanh khỏi đau nhưng sẽ không chữa dứt điểm bệnh được, chỉ sau mấy tháng đã bị tái phát ngay rồi, về sau nó phải uống thuốc đông y 4 tháng mới khỏi được hẳn. Chị nghe xong thấy cũng hơi hoang mang. Sau mấy bác ở quê cũng bảo chị nên cắt thuốc bắc về uống sẽ tốt hơn nhưng mà công việc bận rộn chị không có thời gian sắc thuốc. Thấy nhiều người khuyên dùng thuốc đông y thay thuốc tây nên chị cũng lên mạng tìm xem có thuốc đông y nào chữa dạ dày mà điều chế thành phẩm tiện dụng sẵn rồi để mua thì thấy có thuốc sơ can bình vị tán của bên trung tâm thuốc dân tộc cũng là thuốc dạng viên hoàn, được nhiều người tin dùng rồi và đánh giá hiệu quả rất cao nên chị cũng gọi điện đặt mua. Chị gọi đến trung tâm để xin tư vấn về cách dùng thuốc thì được bác sĩ bên đó tư vấn tỉ mỉ lắm, chị nói tình hình bệnh xong bác sĩ kê kiệu trình cho chị 2 tháng. Chị uống được 1 tháng thì đã ăn uống bình thường trở lại, không còn xuất hiện các cơn đau bụng nữa. Uống xong 2 tháng đó thì đã tăng được 1kg, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngủ tốt lắm. Đặc biệt là trong quá trình uống thuốc chị cũng không hề gặp phải bất kì tác dụng phụ nào của thuốc đâu em ạ.Sau 2 tháng thuốc đó, chị đến tái khám trực tiếp thì bác sĩ bắt mạch và bảo tình hình của chị ổn định rồi, có thể dừng thuốc và tiếp tục duy trì thói quen ăn ngủ lành mạnh, sinh hoạt khoa học để tránh tình trạng bệnh tái phát. Đã hơn 3 năm rồi, mọi thứ may mắn vẫn ổn định, bệnh không tái phát, chị cũng đã giới thiệu cho sếp chị đến trung tâm chữa bệnh đau dạ dày và sếp cũng đã khỏi bệnh đấy. Em cũng thử đến trung tâm thuốc dân tộc khám và điều trị tại đây xem sao, chúc em mau lành bệnh nhé!

    2. Khoa Minh 90 says: Trả lời

      Mình cũng mới từ khoa tiêu hóa bệnh viện Việt Đức về xong, cũng bị xuất huyết dạ dày phải đi cấp cứu ngay trong đêm. May mắn đến viện kịp và được các bác sĩ cứu giúp kịp thời không thì không biết giờ này thế nào rồi. Giờ về nhà vẫn đang nghỉ ngơi và uống thuốc bổ thêm. Nhưng thấy mẹ mình sau buổi đi tập thể dục với bạn về thì bảo để mua thuốc đông y về cho mình uống cho mát và để ngăn bệnh tái phát, mẹ bảo bà bạn của mẹ cũng từng phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày, sau khi về nhà cũng tìm mua thuốc đông y sơ can bình vị tán của bên trung tâm thuốc dân tộc về sắc uống mấy tháng liền cho lành bệnh, khỏe người và tránh bệnh tái phát và từ bữa đó đến giờ là đã 3 năm rồi bà ấy vẫn khỏe mạnh và không gặp lại dấu hiệu nào của bệnh nữa, giờ bà ấy nghe mẹ mình kể bệnh của mình cho nghe thì cũng mách lại bài thuốc đấy cho mình. Thấy mẹ nói thế mình cũng liên hệ trung tâm thuốc dân tộc để đặt thuốc, may thế giờ trung tâm có cả thuốc điều chế sẵn dạng viên hoàn với dạng cao rồi nên mình không mất công sắc, chỉ cần pha với nước ấm là uống ngay được rồi. Mình đang uống cũng được 1 tuần rồi thấy ăn uống cũng dần ngon miệng hơn rồi, còn hiệu quả thì phải đợi sau liệu trình bác sĩ dự kiến 2 tháng thì mình mới biết được. Lúc ấy mình sẽ chia sẻ lại cho mọi người nhé.

    3. Phan Thanh Trâm says: Trả lời

      Tôi cũng bị viêm xung huyết hang vị dạ dày, đi khám bác sĩ bảo phải chữa ngay và chịu khó kiêng khem nữa không là dễ bị xuất huyết dạ dày. Thấy vậy cũng hơi lo nhưng khổ nỗi mỗi lần phải uống thuốc tây là tôi hay bị dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu lắm, lần này xác định phải uống thuốc dài ngày nên tôi quyết định là chuyển hướng chữa bằng thuốc đông y cho lành tính. Qua tìm hiểu thông tin trên mạng tôi cũng thấy thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc được nhiều người tin tưởng dùng lắm, đều đánh giá thuốc tốt, hiệu quả lâu dài lắm nên cũng vừa liên hệ đặt 1 liệu trình thuốc 1 tháng về dùng xem sao. Hôm qua tôi cũng vừa mới chia sẻ bài viết viết về bệnh và thuốc chữa trị trên nhóm những người điều trị đau dạ dày xong, giờ chia sẻ lại cho các anh chị em cùng tham khảo nhé https://www.vpeg.vn/viem-xung-huyet-hang-vi-da-day/

    4. Hoàng Thị Nhâm says: Trả lời

      @Chị Gấm ơi, trung tâm thuốc dân tộc có ship cả thuốc nữa cơ ạ?

      1. Chị Gấm says:

        Đúng rồi đó em ơi, chị cũng bận không đến trực tiếp trung tâm được nên là gọi điện xin tư vấn và đặt thuốc luôn, bên trung tâm ship thuốc về cho chị qua bưu điện em ạ. Còn lần đến tái khám may mà chị cũng gọi điện đặt lịch hẹn trước đấy, chứ lúc đến trung tâm đông khách lắm, em mà muốn đến trực tiếp khám thì cũng nên gọi điện hẹn lịch trước cho tiện, chứ đợi lâu mệt lắm.

  3. Tiểu Yến Tử says: Trả lời

    Đọc nhiều bài báo nói về tác hại của thuốc tây nên em cũng sợ chữa bệnh bằng thuốc tây lắm. Nhưng các cơ sở khám chữa bệnh đông y bây giờ cũng tràn lan quá, nhiều lang băm giả dạng bác sĩ nữa, không biết chỗ nào uy tín luôn ý. Muốn đưa bố đi khám đông y mà em còn chưa biết nên đến cơ sở nào đây, mọi người ai chữa dạ dày khỏi qua phòng khám đông y rồi chỉ em với ạ, em ở Ninh Bình ạ?

    1. My Bắc says: Trả lời

      Bạn đến trung tâm thuốc dân tộc ở Hà Nội ấy, ở đấy các bác sĩ đều là những người có chuyên môn giỏi, toàn ở các bệnh viện lớn ra đấy, lại có thâm niên lâu năm trong nghề nữa nên mát tay lắm. Ông nội và bố tớ đều chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ các bác sĩ của trung tâm này đó.

    2. Phạm Thị Thân says: Trả lời

      Trước kia chị cũng sợ các phòng khám đông y toàn lang băm giống Yến ý. Sau đấy được anh đồng nghiệp giới thiệu cho chị đến trung tâm thuốc dân tộc khám, vì anh đấy cũng đã được chữa khỏi đau dạ dày ở trung tâm này. Chị nghe thế cũng đến trung tâm khám, chị được bác sĩ Nhung khám, tư vấn và kê đơn thuốc, cả quá trình điều trị nếu có thắc mắc gì chị đều hỏi bác ấy hết, bác nhiệt tình tư vấn lắm, chị chưa từng gặp bác sĩ nào tận tâm theo sát bệnh nhân như bác ấy đâu.

    3. Lan Hạ Nguyễn says: Trả lời

      Tui ở TPHCM, hôm bữa đến trung tâm mua thuốc về uống giúp phục hồi sức khỏe sau đợt nằm viện chữa xuất huyết dạ dày cũng được bác sĩ Tùng tư vấn nhiệt tình, dặn dò tỉ mỉ ghê luôn á. Còn nhân viên tại trung tâm thì rất niềm nở chào đón và phục vụ bệnh nhân ấy.

  4. Momomummim says: Trả lời

    Ôi xuất huyết dạ dày này dễ chết lắm. Hàng xóm mình có ông bị viêm loét dạ dày mà khổ nỗi nghiện rượu không bỏ được, mỗi lần đau bụng cứ uống thuốc kháng viêm hoặc giảm đau vào rồi lại uống rượu tiếp, xong đến hôm đau quằn quại uống thuốc vào cũng không đỡ, rồi bị thổ huyết xong chết luôn, chắc lúc này bệnh viêm loét dạ dày kia trở nặng quá rồi biến chứng gây xuất huyết dạ dày chăng. Sợ lắm, nên đợt này mình đang có mấy dấu hiệu thi thoảng đau bụng, buồn nôn, ợ chua thì cũng tìm hiểu ngay những cách phòng bệnh dạ dày, chứ không bị nặng rồi là khổ.

    1. Thu Nam 9x says: Trả lời

      Đúng đấy, không thể coi thường bệnh tật được, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Bạn ý thức được sớm về phòng bệnh là tốt đấy, hoan nghênh hoan nghênh.

    2. Nghiêm 23 says: Trả lời

      Bệnh này chủ yếu do cách mình ăn uống, sinh hoạt không khoa học thôi. Chịu khó tìm hiểu cách phòng bệnh và thay đổi thói quen sống là okla ngay mà.

    3. Em Hà says: Trả lời

      Rượu bia là nguyên nhân gây ra quá nhiều loại bệnh tật mà sao người ta không ý thức được tác hại của rượu bia nhỉ? Cũng có không ít cái chết đột ngột do rượu rồi mà nhiều người vẫn không biết sợ, chán thật đấy.

  5. Lý Xuân says: Trả lời

    Không biết thuốc sơ can bình vị tán kia có đắt không nhỉ? Thấy cũng nhiều người mua dùng phết.

    1. Nguyễn Ngọc says: Trả lời

      Đắt hay rẻ không quan trọng, quan trọng là việc nó có hiệu quả tốt, được rất nhiều tin tưởng mua về sử dụng rồi. Chứ nhiều chỗ bán thuốc đắt mà về uống không những không hiệu quả mà lại còn có tạp chất gây hại nữa.

    2. Phạm Nhí says: Trả lời

      Cũng phải tùy vào liệu trình điều trị và đơn thuốc của bạn nữa, đơn thuốc của mỗi người khác nhau, có loại này loại kia nên giá thuốc cũng không giống nhau. Bình quân 1 tháng hết khoảng 2 triệu tiền thuốc Xuân ạ. Nhưng so với các loại thuốc đông y khác trên thị trường thì giá này cũng tầm trung thôi, mà hiệu quả vượt trội hẳn.

    3. Bóng Vàng says: Trả lời

      Thuốc sơ can bình vị tán này có hiệu quả thật không chứ mình cũng uống mấy loại thuốc đông y theo quảng cáo rồi mà có đỡ tí nào đâu? Bỏ tiền ra nhiều cũng sót ruột lắm.

    4. Băng Băng Tuly says: Trả lời

      Thuốc sơ can bình vị tán này hiệu quả thật mà, nhiều người review thuốc tốt lắm, người nổi tiếng còn uống nữa là. Sau bữa điều trị xuất huyết dạ dày ở viện về cũng được bác sĩ khuyên dùng thuốc này, bác bảo bác có người thân cũng uống thuốc này sau đợt cấp cứu xuất huyết dạ dày về thấy người nhanh khỏe lại lắm, sức khỏe sau đó cũng ổn định và còn không bị tái phát lại nữa ấy. Mình nghe vậy về cũng lên mạng tìm hiểu thử thì thây trung tâm thuốc dân tộc khá nổi tiếng, nhiều người đã chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm, mình có lưu lại bài viết về thuốc này giờ mình chia sẻ cho mọi người biết thêm nhá https://www.thuocdantoc.org/so-can-binh-vi-tan-chua-trao-nguoc-da-day.html

  6. Tiến Lên says: Trả lời

    Trung tâm thuốc dân tộc ở Hà Nội mở cửa lúc mấy giờ vậy mọi người, mà họ có làm việc chủ nhật không thế?

    1. Chuppachup says: Trả lời

      Trung tâm mở cửa từ 8h sáng đến 5h30 chiều, làm việc tất cả các ngày trong tuần nhé cậu.

    2. Hương Thị says: Trả lời

      Trung tâm làm việc cả cuối tuần nhưng cuối tuần đông khách lắm, nên hẹn lịch trước khi đến khám để đỡ phải chờ đợi lâu.

  7. Hùng Tướng says: Trả lời

    Anh trai mình làm phiên dịch cabin, hàng ngày luôn thấy anh ấy trong trạng thái căng thẳng, có những ngày công việc bận phải di chuyển liên tục, thấy anh ấy stress nhiều lắm, ăn uống cũng không đúng bữa, suốt ngày gọi đồ ăn nhanh thôi. Đến một hôm đau bụng quá không chịu được phải vào viện cấp cứu thì bác sĩ chẩn đoán xuất huyết dạ dày, phải nội soi các kiểu. Sau đợt đấy cả nhà thấy thương anh quá, mẹ khuyên anh chuyển sang công việc phiên dịch văn phòng thôi, để bớt áp lực, tránh bệnh dạ dày trở nặng.

    1. Ngọc Hoa says: Trả lời

      Đúng là bệnh tật không chừa một ai mà, nhiều tiền hay ít tiền thì vẫn có thể mắc bệnh. Nói chung phải tạo thói quen sống khoa học để tránh nhiều bệnh chứ không phải mỗi dạ dày.

    2. Hường Zombee says: Trả lời

      Đúng đấy, nhiều nghề áp lực cao quá cũng dễ dẫn đến mắc nhiều bệnh nguy hiểm, không phải lúc nào nhiều tiền cũng sướng đâu.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày và cách thực hiện

9 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày và cách thực hiện

Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dạ dày có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa, nên khi nó gặp vấn...

Những điều cần biết về bệnh viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Nếu được chữa trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có kiểm soát được, nhưng...

Thuốc trị đau dạ dày

Các thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất (cập nhật)

Tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày xảy ra khá phổ biến, có rất nhiều phương pháp để chữa viêm loét dạ dày, trong đó việc sử dụng...

Đau dạ dày nằm nghiêng bên nào

Bị đau dạ dày nằm nghiêng bên nào đỡ đau, tốt dạ dày?

Tư thế ngủ đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giúp giảm thiểu tốt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi,...

Phosphalugel Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc dạ dày chữ P Phosphalugel®: Thông tin chi tiết

Thuốc dạ dày chữ P là sản phẩm được người mắc bệnh dạ dày sử dụng phổ biến. Với tên gọi chính xác là thuốc Phosphalugel - sản phẩm được...

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Bị xuất huyết dạ dày ăn được hoa quả gì?

Một số bệnh nhân phân vân không biết bị xuất huyết dạ dày ăn được hoa quả gì. Bởi vì, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng từ các loại thực...

Ẩn