10 bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến và cách dùng
Nội Dung Bài Viết
Dầu dừa, giấm táo, lô hội, nghệ, bột yến mạch… là những bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng. Vậy những bài thuốc này có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
10 bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến
Vảy nến là một rối loạn thể chất phức tạp và đặc trưng của bệnh là gây ra những vảy đỏ trên da. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng da dầu, khuỷu tay, móng tay, đầu gối… Hiện nay, chưa có cách điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác để kiểm soát bớt các triệu chứng. Trong đó, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Hơn nữa nó được xem là an toàn và mang đến hiệu quả đáng kể. Dưới đây là những bài thuốc thường được áp dụng:
Giấm táo
Chúng ta đều biết, giấm táo được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, chữa bệnh vảy nến bằng giấm táo cũng có thể giảm bớt những triệu chứng khó chịu như bỏng rát da, ngứa ngáy. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng giấm táo pha loãng với chút nước, sau đó bôi lên vùng da bị viêm là được. Nhưng đối với vết thương hở, bệnh nhân không nên áp dụng cách điều trị này.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến từ nha đam
Dùng gel từ cây lô hội cũng là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến mà chúng ta không nên bỏ qua. Hãy lấy lá nha đam, lược bỏ phần vỏ bên ngoài và dùng chất gel bên trong để thoa lên da thường xuyên. Nó giúp làm giảm bớt các triệu chứng bệnh vảy nến. Trong gel của loại quả này có chứa các chất kháng viêm và nhiều loại vitamin. Vì thế sẽ giảm được tình trạng sưng đỏ da và giúp làm ẩm da.
Nếu như cảm thấy cách này quá rườm rà, bạn có thể sử dụng các loại kem có chứa thành phần từ lô hội. Những sản phẩm này cũng sẽ đem lại tác dụng tương tự cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên sử dụng viên lô hội vì nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Bài thuốc từ lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắn, tính ấm có tác dụng sát trùng, kháng viêm, trừ phong, kháng khuẩn. Do đó, nếu muốn tìm một bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến thì có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu, muối hột. Các nguyên liệu đem đi rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối chừng 10 phút để diệt khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch. Cho chúng vào nồi nấu lên cùng với khoảng 2 lít nước. Sau 15 – 20 phút thì tắt bếp, chờ cho nước nguội bớt rồi lấy nước này để tắm. Có thể cho thêm ít muối hột vào để tăng tính sát khuẩn. Phần bã trong nồi đem giã nát, chà xát lên vùng da cần điều trị. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ bớt phần da bị bong tróc, sần sùi cho bệnh nhân.
Nghệ vàng – bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến
Trong thành phần của nghệ vàng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Thêm nữa, chất curcumin có trong loại củ này có thể làm thay đổi biểu hiện gen, ngăn ngừa được nguy cơ gây đột biến gen. Do đó, theo ý kiến của các chuyên gia, nếu đắp miếng dán nghệ lên da có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Bệnh nhân cũng có thể dùng nghệ để chế biến thành các món ăn khác nhau để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Dầu cây chè
Do trong dầu cây chè có nhiều thành phần kháng khuẩn nên có tác dụng ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Tuy lợi ích của loại cây này vẫn chưa được chứng minh, nhưng nhiều người tin rằng dùng dầu của loại cây này sẽ ngăn được cơn ngứa và giảm bong tróc da. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với nó thì không nên sử dụng.
Muối biển chết
Chữa bệnh vảy nến bằng dân gian từ muối biển chết có thể giúp cho bạn bớt khó chịu và bớt ngứa. Cũng giống như các bài thuốc trên, cách này thực hiện rất đơn giản: Lấy một lượng vừa phải muối biển chết để hòa với nước tắm. Mỗi lần thực hiện, chỉ cần ngâm mình trong nước khoảng 15 phút là được. Sau đó, hãy nhớ thoa kem dưỡng ẩm lên da để giữ ẩm cho da, tránh khô da.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến từ cây muồng trâu
Muồng trâu có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng. Do đó rất phù hợp để điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, lá đồng tiền. Để thực bài thuốc này, bệnh nhân cần làm như sau:
Chuẩn bị đọt non và lá của cây muồng trâu, 20 ngọn rau răm, khoảng 10 lá trầu đem đi rửa sạch. Cho vào ấm và đun sôi cùng với khoảng 2 lít nước sôi. Khi thấy nước đã sôi thì cho thêm vào 1 muỗng muối hột. Dùng nước này để pha với nước lạnh cho ấm rồi tắm. Thực hiện mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần để mang đến tác dụng tốt. Có thể dùng lá muồng trâu giã nhuyễn để đắp lên vùng da bị viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý rửa sạch da trước khi đắp thuốc để tránh bị bội nhiễm. Thực hiện bài thuốc thường xuyên sẽ thấy da ít sần sui, bong tróc hơn.
Capsaicin
Capsaicin là một chất thường có trong tương ớt, có khả năng tác động lên dây thần kinh để kiểm soát cơn đau. Do đó, bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc những loại thuốc mỡ có thành phần là capsaicin để thoa cho da. Tình trạng ngứa, đóng vảy, sưng viêm sẽ được giảm đi đáng kể. Vì thế, nếu đang tìm một bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến, bạn có thể tham khảo cách chữa này.
Bột yến mạch
Tác dụng của bột yến mạch lên bệnh vảy nến chưa được y học chứng minh. Tuy nhiên, đắp miếng dán bột yến mạch thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh có sự cải thiện đáng kể.
Cây lược vàng
Bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến từ cây lược vàng cũng có thể làm giảm các biểu hiện của bệnh vảy nến. Bởi trong loại cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất kháng viêm. Do đó sẽ có tác dụng rất tốt khi được dùng để điều trị các bệnh ngoài da. Cách thực hiện như sau: Lấy lá của cây lược vàng rửa sạch, ép lấy nước. Dùng bã và nước ép vừa thu được để chà xát lên vùng da cần điều trị. Ngoài ra, có thể thực hiện theo cách nghiền nát lá lược vàng rồi trộn chúng với kem vaselin với tỷ lệ là 2 phần lá, 3 phần kem. Sử dụng hỗn hợp thoa lên vùng da bị vảy nến, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt nhất. Những vết thương sẽ mau chóng được lành lại, các lớp da tróc vảy cũng sẽ giảm dần.
Tuy những những bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến được xem là an toàn, ít gây tác dụng phụ nhưng chúng lại không thể đem đến tác dụng mau chóng. Người bệnh cần phải áp dụng trong thời gian dài thì mới có thể thấy được hiệu quả mà nó mang lại. Một điều cần lưu ý nữa là các bài thuốc này thường chỉ mang lại tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh nhẹ. Do đó, nếu bệnh đã chuyển nặng hoặc điều trị một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!