Bấm lỗ tai cho bé: 7 Điều cần lưu ý để không bị nhiễm trùng
Nội Dung Bài Viết
Thông thường các bệnh viện thường có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé sơ sinh là gái mới chào đời, cha mẹ có thể quyết định bấm ngay sau sinh hoặc đợi bé lớn lên rồi mới bấm. Tuy nhiên, dù bấm ở thời điểm nào thì bạn cũng cần chú ý chăm sóc lỗ tai đã được bấm để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé.
7 Điều cần lưu ý để tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé
Khuyên tai là phụ kiện xinh xắn, đáng yêu không thể thiếu của phái đẹp. Do đó, hầu như bé gái nào cũng được bấm lỗ tai từ bé. Thế nhưng, do không biết cách chăm sóc, cha mẹ thường phải đối mặt với tình trạng tai bé bị nhiễm trùng. Để tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai
Khi bé vừa chào đời được vài ngày, nhiều cha mẹ thường lựa chọn bấm lỗ tai cho bé ở thời điểm này vì con ít có cảm giác đau. Nhưng điều này lại khiến bé có nguy cơ nhiễm trùng cao vì lúc này da bé còn rất non nớt. Chỉ một tổn thương nhỏ trên da cũng làm bé gia tăng nguy cơ nhiễm trùng trong khi đó hệ miễn dịch của con lại chưa hoàn thiện. Do đó, tốt nhất mẹ nên bấm lỗ tai cho con sau 6 tháng. Nếu muốn con tự đưa ra quyết định có nên xỏ lỗ tai hay không thì hãy đợi đến lúc con 10 tuổi. Lúc này bé đã có ý thức giữ gìn tai, nguy cơ nhiễm trùng sẽ thấp đi rất nhiều.
2. Chọn nơi nào để bấm lỗ tai cho bé
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cho bé, mẹ nên chọn các cơ sở y tế uy tín như một số bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé như Hùng Vương, bệnh viện Tai mũi họng… Nếu không gần cơ sở lớn thì có thể tìm đến những người chuyên bấm lỗ tai cho bé, phải đảm bảo quy trình thực hiện được an toàn, sạch sẽ. Trong quá trình thực hiện phải đeo găng tay, sát trùng tai cho trẻ trước khi bấm lỗ tai.
3. Lưu ý khi chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai
Sau khi bé đã bấm lỗ tai, mẹ cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai của bé cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Cách thực hiện như sau:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào tai: Mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho mình và bé trước khi chạm vào tai để ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào tai.
- Rửa kỹ tai 2 lần mỗi ngày: Dùng nước muối sinh lý thấm vào khăn khô hoặc tăm bông để làm sạch tai cho bé.
- Dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa tai 2 lần trong 2 – 3 ngày đầu: Cách làm này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy tốc độ hồi phục.
- Xoay hoa tai nhẹ nhàng khi da còn ướt: Cầm hoa tai xoay nhẹ sau khi rửa tai để tránh tình trạng lỗ xỏ khuyên tai khép lại quát sát xung quanh hoa tai, cần thực hiện khi hoa tai vẫn còn ướt. Đừng vặn khi da đang khô sẽ khiến chỗ bấm lỗ tai bị nứt và chảy máu làm vết thương lâu bình phục.
THAM KHẢO: Top 8 sữa tăng cân cho bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
4. Nên đeo đôi khuyên tai đầu tiên ít nhất 6 tuần
Khi xỏ khuyên tai đầu tiên, bé sẽ được đeo cho đôi hoa tai ban đầu, thường được làm từ chất liệu ít gây dị ứng nên khá an toàn cho bé. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, thì hãy đeo tối thiểu từ 4 – 6 tuần cả ngày lẫn đêm. Nếu tháo ra sớm, lỗ bấm sẽ khép lại hoặc lành không đúng cách. Thông thường loại hoa tai ít gây dị ứng là vàng 14 – 18 karat, thép không gỉ, boobiu, titanium…
Trường hợp bạn bấm lỗ tai trên phần sụn, thì đôi hoa tai đầu tiên nên đeo trong vòng 3 – 5 tháng cho đến khi lành hẳn. Nếu mẹ đeo chỉ cho bé, thì sau – 5 ngày đầu tiên nên thay khuyên tai cho bé. Hãy chọn những loại ít gây dị ứng đã kể trên, tốt nhất là vàng 14k hoặc titan để đeo.
5. Không đi bơi khi vết thương đang lành
Các bé từ 3 tháng tuổi trở lên có thể được cha mẹ cho đi bơi, massage để kích thích vận động. Tuy nhiên, nếu mới bấm lỗ tai, mẹ không nên cho bé bơi lội. Đi bơi có thể làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương dễ dẫn đến nhiễm trùng nhất là các sông, hồ, hồ bơi công cộng kể cả tắm biển. Trường hợp nếu mẹ cho bé tắm bồn thì không nên cho bé ngâm người sâu dưới nước, tránh vùng tai để không gây nhiễm trùng.
6. Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé
Khi bé mới được bấm lỗ tai, mẹ nên chọn các loại áo có nút để tránh đụng chạm vào tai trong thời gian cờ bình phục. Các loại áo lỗ chui khi kéo và ma sát dễ gây kích ứng, đụng đến vết thương và làm chậm quá trình hồi phục. Do đó, tốt nhất không nên cho bé đội mũ, nhất là mũ che tai, khi mặc quần áo thì nên hết sức cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng tai của bé.
7. Một số lưu ý khác
Bên cạnh những vấn đề đã kể trên, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để tránh nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai cho bé:
- Buộc tóc cao cho bé để không làm tóc vướng vào lỗ xỏ khuyên tai gây ảnh hưởng vết thương
- Chải tóc cẩn thận, tránh để lượt hay tóc mắc vào khuyên tai
- Nếu xỏ tai ở phần sụn, cần chú ý nếu như nằm nghiêng có thể đè lên vùng tai đau
- Để phòng ngừa nhiễm trùng, nên rửa sạch tay trước khi chạm lên tai, tốt nhất là hạn chế chạm vào vết thương
- Nên giặt sạch áo gối vài ngày 1 lần để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
ĐÁNH GIÁ: Top 10 loại trà lợi sữa tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
Dấu hiệu nhiễm trùng và cách xử lý phù hợp
Nhiễm trùng rất dễ xảy ra nếu mẹ bấm lỗ tai quá sớm cho con mà không biết cách chăm sóc phù hợp. Sau đây là một số cách dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm và có biện pháp xử lý phù hợp:
- Để ý vị trí bấm lỗ tai: Khi mới bấm lỗ tai, lỗ bấm thường hơi hồng, tuy nhiên nếu xuất hiện hiện tượng sưng đỏ và có dấu hiệu lan rộng thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Tai xuất hiện vùng sưng: Trong 48 giờ sau khi xỏ tai, vùng sưng xung quanh lỗ xỏ sẽ giảm bớt. Thế nhưng nếu vẫn còn sưng nhiều hơn sau 48 giờ, kèm theo đỏ, đau là triệu chứng của nhiễm trùng.
- Chú ý đến tình trạng đau: Sau khi xỏ tai, cảm giác đau nhức sẽ giảm sau 2 ngày, nhưng khi có dấu hiệu nhiễm trùng lỗ bấm sẽ đau, nhói, nhức hoặc rát kéo dài và nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này sẽ làm bé thường xuyên quấy khóc thậm chí hay lấy tay cào vào tai.
- Sờ vào vùng da bấm lỗ tai xem có nóng không: Nếu nhiễm trùng, ngoài việc tai sưng, đỏ, đau thì thường sẽ thấy vùng quanh lỗ bấm sinh nhiệt, khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy vùng da này như đang tỏa nhiệt, có cảm giác nóng bất thường.
- Quan sát hiện tượng chảy mủ hoặc tiết dịch: Lúc mới bấm, lỗ tai có thể rỉ ra một chất lỏng trong hoặc trắng và đóng vảy quanh đồ trang sức. Tuy nhiên, nếu chất lỏng đặc có màu vàng hoặc xanh hay trắng đục, có mùi hôi thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý, với trẻ lớn hơn thì có thể dùng nước và xà phòng. Trường hợp dị ứng kim loại thì cần tháo bỏ khuyên tai, rửa sạch với nước muối sinh lý 7 – 10 ngày. Khi nào lỗ xỏ lành lại thì mới thay thế bằng chất liệu khác và cho bé đeo.
Trên đây là một số điều cần lưu ý để không gây nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cho bé. Nếu tình trạng đỏ, sưng đau ở tai không thuyên giảm mà một nghiêm trọng hơn sau 2 ngày thì mẹ cần nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp. Tuyệt đối không chủ quan với các biểu hiện bất thường ở trẻ nhất là các bé sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!