Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? Ba mẹ cần biết
Nội Dung Bài Viết
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với các bé mắc bệnh viêm họng giúp kiểm soát tình trạng đau rát, ho, sưng đỏ ở họng. Vậy bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? Cha mẹ nên tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây để xây dựng thực đơn phù hợp cho con của mình.
Bé bị viêm họng nên ăn gì?
Viêm họng là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải căn bệnh này, các bé thường xuyên có triệu chứng bị đau rát, khó chịu, sưng tấy ở cổ họng, sốt, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn,… Với bệnh viêm họng, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số thực phẩm phụ huynh nên bổ sung cho trẻ.
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng, cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở vùng họng. Cha mẹ nên bổ sung cho cơ thể bé những loại trái cây, rau xanh như cam, quýt, bưởi, dâu tây, cà chua,… Đây là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc họng
2. Thức ăn chứa nhiều chất kẽm
Chất kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công vòm họng. Phụ huynh có thể cho bé ăn một số loại thực phẩm giàu thành phần kẽm như nấm, gan lợn, thịt bò, lươn, lòng đỏ trứng, các loại đậu,… Những loại thức ăn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tổn thương họng, kiểm soát viêm nhiễm họng do vi khuẩn gây ra.
3. Thực phẩm giàu protein
Thành phần protein có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành mọi tổn thương trong cổ họng của bé. Đồng thời tái tạo các tế bào mới, giảm sưng viêm ở họng. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thức phẩm giàu protein như đậu phụ, trứng, sữa, ức gà, khoai lang, chuối,…
4. Thực phẩm có tính mát
Những loại thực phẩm có tính mát như rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, bí xanh,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất tốt. Các loại thức ăn này sẽ giúp giảm cảm giác nóng rát bên trong vùng cổ họng. Đồng thời giúp làm lành những tổn thương bên trong cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát, nuốt nghẹn, khó chịu ở họng.
5. Củ gừng
Những món ăn có gừng sẽ tốt cho trẻ mắc bệnh viêm họng. Củ gừng được xem là gia vị giúp giảm đau, tiêu đờm, sát trùng vòm họng an toàn. Khi nấu các món ăn cho trẻ, mẹ có thể bỏ thêm vài lát gừng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, mỗi ngày, bạn có thể cho bé uống trà gừng pha mật ong để làm ấm cổ họng, kích thích ăn ngon, giảm ho. Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng gừng quá nhiều vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
6. Củ cải
Nguyên liệu này còn được gọi là nhân sâm trắng. Thành phần dinh dưỡng trong củ cải rất cao. Chúng có tác dụng tốt cho sức khỏe người bệnh, cải thiện tình trạng viêm họng, khàn tiếng. Đồng thời ăn nhiều củ cải còn giúp chống viêm, tiêu đờm. Do đó, mẹ có thể nấu nước củ cải để bổ sung cho cơ thể của bé hoặc chế biến thành món cháo nhằm hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.
7. Cháo, súp nóng
Đây là những món ăn loãng, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của các bé đang mắc bệnh viêm họng. Khi ăn những loại thức ăn này, trẻ sẽ cải thiện được tình trạng đau rát họng. Cháo, súp mềm, loãng sẽ giảm thiểu được tối đa lực ma sát ở vùng họng, hạn chế các tổn thương có thể xảy ra đối với niêm mạc họng của trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung cho cơ thể bé món súp bí đỏ, súp cà rốt khoai tây, cháo bí ngô nấu táo đỏ, cháo yến mạch, cháo gà súp lơ xanh,… cho trẻ mỗi ngày.
8. Món canh mát
Các món canh sẽ giúp bé dễ nuốt, dễ ăn và không lo gây kích ứng vòm họng. Đặc biệt, những món canh mát còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, bổ sung chất dinh dưỡng cho bé, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi. Cha mẹ có thể nấu canh cho trẻ ăn hàng ngày với các nguyên liệu đa dạng, phong phú như bầu bí, mướp, mùng tơi, rau đay, rau lang,… Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều vì dễ gây đầy bụng.
Bé bị viêm họng nên kiêng gì?
Việc kiêng cữ trong chế độ ăn uống của bé bị viêm họng là vô cùng cần thiết. Một thực đơn ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, ngăn ngừa tình trạng kích thích vòm họng, làm lành những tổn thương bên trong họng. Ngoài những thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể của trẻ được chia sẻ bên trên, phụ huynh không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn sau.
1. Thức ăn cay nóng
Những món ăn cay sẽ khiến cho cổ họng của trẻ dễ bị kích ứng, niêm mạc họng nhanh chóng ửng đỏ, đau rát, sưng viêm. Đặc biệt, các loại thức ăn cay còn làm tăng dịch đờm nhầy bên trong cổ họng, khiến trẻ bị ho, nôn ói nhiều. Khi nấu ăn cho trẻ, phụ huynh nên hạn chế nêm các loại gia vị cay, nóng như tiêu, ớt,…
2. Đồ ăn lạnh
Khi trẻ bị viêm họng, cha mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn lạnh, đặc biệt là uống nước đá. Những loại thức ăn này sẽ khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho vùng họng của trẻ bị sưng tấy, ửng đỏ, đau rát. Do đó, các món ăn lạnh, sinh tố đá xay, kem,… cần hạn chế trong thực đơn ăn uống của trẻ.
3. Món ăn ngọt
Những loại thức ăn ngọt sẽ làm tăng nguy cơ béo phù cho trẻ em và kích thích niêm mạc họng nếu trẻ bị viêm họng. Đặc biệt, các món ăn ngọt như socola, bánh ngọt sẽ khiến cho sức đề kháng của trẻ nhanh chóng bị suy giảm. Bên cạnh đó, những món ăn này sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu, cản trở lưu thông máu, kích thích vùng họng viêm nhiễm nặng hơn.
4. Thức ăn quá mặn
Khi chế biến các món ăn cho trẻ, mẹ không nên nêm quá mặn. Thức ăn mặn sẽ gây kích thích niêm mạc họng, tăng cảm giác nóng rát cho trẻ bị viêm họng. Nếu cho trẻ ăn mặn trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho bệnh viêm họng của trẻ nặng hơn bởi niêm mạc họng bị sưng tấy, ửng đỏ, thậm chí là viêm nhiễm.
5. Thức ăn chiên xào
Những loại thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho các bé bị viêm họng. Lượng dầu mỡ nhiều sẽ bám vào vòm họng, gây kích ứng họng, cản trở hô hấp và khiến trẻ bị ho nhiều hơn. Bên cạnh đó, thức ăn chiên xào sẽ khiến cho lượng đường trong cổ xuất hiện nhiều và trở nên đặc quánh, trẻ sẽ rất khó thở và bệnh lâu khỏi hơn.
6. Thức ăn thô
Một số món ăn thô như bánh mì nướng giòn, bánh quy, ngũ cốc thô,… sẽ gây kích ứng cổ họng, khô họng, đau rát, ngứa ngáy ở vùng họng. Nếu sử dụng thường xuyên, vùng họng của trẻ sẽ bị ứng đỏ, sưng tấy. Đặc biệt, thời gian dài, bệnh viêm họng ở trẻ sẽ chuyển biến xấu đi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng phức tạp khác.
7. Thức ăn quá đặc hoặc quá cứng
Các món ăn được chế biến quá đặc hoặc quá cứng cũng không được ưu tiên trong thực đơn ăn uống của trẻ. Thức ăn đặc sẽ gây khó nuốt, bám dính cổ họng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng bám vào cổ họng và phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, thức ăn cứng sẽ khiến trẻ phải nhai đi nhai lại nhiều lần gây tổn thương nghiêm trọng ở vòm họng, kích ứng họng trong thời gian dài.
8. Thức ăn nhanh
Đây cũng là thức ăn cần loại bỏ khi trẻ mắc bệnh viêm họng. Một số loại món ăn như lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên, gà rán,… với hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng loại không tốt cho vòm họng của trẻ. Thức ăn này không có chứa nhiều chất dinh dưỡng lại khiến cho trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và ho nhiều đờm hơn.
9. Đồ uống có gas
Những loại nước ngọt có gas sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ bị viêm họng. Nước ngọt có thể gây kích ứng họng, tổn thương niêm mạc họng khiến cổ họng bị sưng tấy. Thay vì uống nước ngọt có ga, cha mẹ nên cho bé uống nước ấm hoặc bổ sung nước ép trái cây để giúp làm loãng dịch đờm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
Lưu ý khi trẻ bị viêm họng
Với căn bệnh viêm họng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết khi trẻ mắc bệnh viêm họng. Do đó, phụ huynh nên chú ý về vấn đề này. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng, bạn nên thực hiện một số yêu cầu sau để bé nhanh khỏi bệnh.
- Vệ sinh vòm họng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý
- Cho trẻ uống nước ấm mỗi ngày, hạn chế uống nước lạnh
- Có thể sử dụng các phương pháp điều trị bệnh dân gian trường hợp trẻ bị viêm họng nhẹ như mật ong, chanh, củ gừng,… Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài
- Sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi như khăn choàng, áo khoác, mũ len,…
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ cho trẻ thích hơp, không nên để quá lạnh
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ hoặc thay đổi đơn thuốc khiến bệnh của bé ngày càng nặng hơn.
Trên đây là một số thông tin giúp phụ huynh trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích khi trẻ bị viêm họng và biết được bé bị viêm họng nên ăn gì? Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp kiểm soát bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
nói chung là kiêng cũng chỉ 1 phần thôi, đâu phải kiêng là khỏi hẳn đâuu
ủa, bánh ngọt cũng phải kiêng luôn à, trẻ con mà bảo kiêng bánh ngọt thì có chết ko chứ, trước nay mình cứ cho con ăn đều
mẹ nào có con bị viêm họng thử tìm thuốc này xem
https://2doctor.org/bai-thuoc-chua-viem-hong-do-minh-duong-13664.html
mình hay nấu súp. cháo cho con ăn, chứ mùa này viêm họng mà còn ăn đồ lạnh với cứng thì chết
úi xời, bé nhà mình bị viêm họng mà trước nay vẫn ăn đồ rán chiên bt, nói mãi ko nghe, khổ thế chứ
trẻ con mà bảo nó kiêng cái nọ cái kia khó lắm, bảo uống thuôc còn khó, não hết cả ruột
chị thử cho bé uống thuốc nam này xem, e thấy nhiều mẹ khen oki, mà thuốc cao dễ uống, bé nhà em 8t cũng đang uống đây
thuốc đỗ minh đường à c? e cũng nghe thấy nói nhiều, thuốc này phải kiêng gì ko mn?
ko kiêng đâu e, e cứ gọi bs tư vấn cho, nói chung kiêng dk thì tốt cho con thôi, nhưng cơ bản là thuốc lành nên ko dị ứng với đồ ăn gì cả, 1 người mẹ có con 5t uống thuốc đỗ minh đường cho hay