Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Bé bị viêm phế quản thở khò khè phải làm sao?

Bé bị viêm phế quản thở khò khè xảy ra tương đối phổ biến, thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và không nguy hiểm nếu như bé được phát hiện và chữa trị sớm, đúng phương pháp. Trường hợp để bệnh kéo dài, tình trạng sức khỏe của bé sẽ chuyển biến xấu, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không can thiệp y tế kịp thời.

Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng nhiều nhất là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho khan, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, ho có đờm,…

Đối với các bé thì triệu chứng tiêu biểu nhất khi bị viêm phế quản là thở khò khè. Nguyên nhân là do khi bị bệnh, phổi của bé sẽ bị viêm và tắc nghẽn, khiến trẻ khó hít vào oxi và thở ra co2, dẫn đến tình trạng bé thở khò khè. Âm thanh này thường sẽ phát ra từ cổ họng của bé khi thở ra.  Đối với những trường hợp nặng, phụ huynh còn có thể nghe thấy tiếng khò khè khi bé hít thở vào.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Bé bị viêm phế quản thở khò khè xảy ra tương đối phổ biến

Ngoài ra, khi bé bị viêm phế quản, phần niêm mạc ở ống phế quản của bé sẽ bị sưng, thậm chí tiết dịch và phù nề. Điều này làm cho đường thở của bé bị nhỏ lại, không khí lưu thông ra vào trở nên khó khăn nên gây ra những tiếng thở khò khè khó chịu. Trong trường hợp viêm phế quản nghiêm trọng, bé có thể sẽ không thở được, khiến tính mạng của bé trở nên nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi bị viêm phế quản, bé còn có thể gặp các triệu chứng như sổ mũi, quấy khóc, ho nhiều, sốt, ho có đờm, chán ăn,… khiến bé mệt mỏi, khó chịu. Tốt nhất khi phát hiện cơ thể bé có những dấu hiệu bất thường hoặc phát hiện bé bị viêm phế quản ho khò khè, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra và tìm hướng chữa trị phù hợp nhất.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ và những chuyên gia về hô hấp thì bé bị viêm phế quản thở khò khè không gây nguy hiểm cho bé nếu phát hiện sớm và tìm được phương pháp chữa trị kịp thời, thích hợp. Tuy nhiên, trong thời gian mắc phải bệnh, bé sẽ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, chán ăn,… làm cho cơ thể bé dễ thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời, phụ huynh sẽ cần nhiều thời gian chăm sóc bé, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống.

Mặc dù không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng phụ huynh cũng cần chú ý không nên chủ quan. Bởi vì nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị đúng phương pháp sẽ khiến cho bé bị viêm phế quản thở khò khè ngày càng nặng hơn. Một số trường hợp có thể khiến bé gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không có sự can thiệp kịp thời từ y tế.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Bé bị viêm phế quản thở khò khè không bị nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và tìm được phương pháp chữa trị kịp thời, thích hợp

Bé bị viêm phế quản thở khò khè phải làm sao?

Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè, phụ huynh nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế/bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, đối với các trường hợp nhẹ hoặc mới khởi phát, phụ huynh cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian để chữa trị tại nha. Mỗi cách điều trị đều sẽ có những ưu điểm riêng, phụ huynh cần dựa theo cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của bé để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Đến bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để điều trị

Đến bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để điều trị được đánh giá là phương pháp chữa viêm phế quản thở khò khè cho bé hiệu quả và an toàn nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàn, kết hợp hỏi thêm một số vấn đề liên quan để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh cho bé làm thêm xét nghiệm liên quan như chụp X-quang ngực, kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu,… để nhận định chính xác nhất.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc bé bị viêm phế quản thở khò khè tại nhà. Bên cạnh đó có thể kết hợp song song với các loại thuốc tây sau:

  • Thuốc Acetaminophen: Thường được chỉ định sử dụng khi bé bị viêm phế quản thở khò khè có kèm theo các triệu chứng sốt, ho.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp bé bị viêm phế quản thở khò khè gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hoặc khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những vấn đề có liên quan đến viêm phổi.
  • Thuốc làm giãn phế quản: Được bác sĩ chỉ định dùng để đẩy lùi tình trạng viêm phế quản thở khò khè. Đồng thời làm thông mũi và hạn chế nhiễm trùng vùng phế quản khi bé bị bệnh.
  • Thuốc Corticosteroid: Chỉ kê đơn trong trường hợp tình bệnh viêm phế quản thở khò khè của bé xảy ra nghiêm trọng. Mục đích là ức chế hệ thống miễn dịch và cải thiện tình tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Tương tự như thuốc Corticosteroid, thuốc tiêm Epinephrine cũng được dùng khi bệnh tình của bé chuyển biến nghiêm trọng. Lúc này, thuốc sẽ làm nhiệm vụ giảm tắc nghẽn và khai thông đường hô hấp cho bé, giúp bé thở bình thường trở lại.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Bác sĩ thường chỉ định bé dùng thuốc tây để chữa viêm phế quản thở khò khè

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý, những loại thuốc trên chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chỉ dẫn hoặc kê đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc thay đổi liều lượng đơn thuốc của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bé một cách tốt nhất. Đồng thời tránh được những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà

Nếu như đưa bé bị viêm phế quản ho khò khè đến bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để điều trị có thể áp dụng trong mọi trường hợp thì các biện pháp dân gian tại nhà chỉ được khuyến cáo thực hiện khi bé bị bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng còn chưa nghiêm trọng. Những biện pháp dân gian này sẽ giúp tình trạng sức khỏe của bé cải thiện dần, giúp bé thở dễ dàng hơn, hạn chế được tối đa tình trạng quấy khóc, mệt khỏi, khó chịu ở bé. Cụ thể:

  • Gừng: Đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đem đi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút. Đổ nước gừng ra ly, cho một muỗng mật ong vào, khuấy đều để hỗn hợp hòa tan và tiến hành cho bé uống. Chú ý nhiệt độ để bé không bị bỏng khi uống.
  • Mật ong: Chuẩn bị sẵn một ly nước chanh ấm (không quá nóng, cũng không quá lạnh). Sau đó cho 2 muỗng mật ong vào và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan. Cuối cùng là tiến hành cho bé uống để cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Nghệ: Chuẩn bị sẵn một ly sữa bé yêu thích. Sau đó cho một muỗng bột nghệ vào và khuấy đều. Tiếp đến, đun sôi hỗn hợp và tiến hành cho bé uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Các biện pháp dân gian thường được áp dụng tại nhà khi bệnh của bé mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ

Lưu ý: Những mẹo dân dân gian trên không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh. Cha mẹ khi áp dụng để điều trị cho bé tại nhà không nên quá lạm dụng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả cao trong việc chữa viêm phế quản thở khò khè cho bé.

Các cách chăm sóc tại nhà khi bé bị viêm phế quản thở khò khè

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc tây hoặc các mẹo dân gian thì việc chăm sóc tại nhà khi bé bị viêm phế quản thở khò khè cũng quan trọng không kém. Điều này sẽ giúp bệnh của bé nhanh chóng thuyên giảm, thở dễ dàng hơn và sớm ổn định lại tình trạng sức khỏe. Cụ thể là:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Ví dụ như bổ sung vào chế độ ăn uống của bé nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu protein, sữa/các chế phẩm từ sữa,…. Ngoài ra còn có thể cho trẻ ăn những món dinh dưỡng được chế biến từ đậu, trứng, pho mát, thịt,….
  • Sắp xếp thời gian sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi cho bé hợp lý. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, làm dịu phế quản và bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể bé.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Điều này sẽ giúp không gian bé sống và sinh hoạt đủ độ ẩm, góp phần tạo môi trường lành mạnh để bé dưỡng bệnh, sớm hồi phục sức khỏe.
  • Không để bé chơi hoặc nghỉ ngơi ở nơi có khói thuốc. Bởi vì khói thuốc có thể khiến tình trạng viêm phế quản thở khò khè của bé ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn.
  • Dùng các dụng cụ chuyên dụng để hút những dịch nhầy, chất lỏng ra khỏi mũi của bé, giúp đường thở thông thoáng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng niêm mạc ở mũi của bé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng bé bị viêm phế quản thở khò khè, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và cách chăm sóc tại nhà. Hi vọng sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe bé tốt hơn mỗi ngày. Chúc bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Cùng chuyên mục

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Bà bầu bị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra

Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp khi mang thai là tình trạng thường gặp, xảy ra ở hầu hết mọi bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu,...

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ và những điều cần lưu ý

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao nhất trên thế giới. Đây là một căn bệnh có thể xảy ra...

5 Mẹo dùng lá đinh lăng trị mất sữa, tắt tia sữa mẹ nên biết

Mẹo dùng lá đinh lăng trị mất sữa, tắt tia sữa đã được rất nhiều người áp dụng thành công. Đây là phương pháp an toàn, đơn giản và dễ...

Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?

Sau những tháng thai kỳ đầy khó khăn thì người mẹ lại chuyển tiếp qua giai đoạn nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Việc này gây ra rất nhiều phiền...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn