Bệnh động kinh ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em không ngừng tăng lên mỗi năm. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, nhất là các bé trong giai đoạn phát triển.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường của não bộ, gây kích thích các tế bào thần kinh của vỏ não, dẫn đến sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát. Theo thống kê có khoảng 40% trẻ em là đối tượng mắc bệnh động kinh. Với căn bệnh này, các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu mắc bệnh động kinh ở trẻ em để sớm có biện pháp kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến, mọi người có thể tham khảo.
1. Cơn co thắt
Những cơn co thắt diễn ra thường xuyên khi bị động kinh sẽ khiến trẻ em bị co giật tay chân, kèm theo dấu hiệu khó chịu. Tình trạng co thắt lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Các bé thường mất tập trung chú ý, tiếp thu chậm, giật nhẹ ở cơ mí mắt và miệng. Với các bé nhỏ, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc trong khoảng vài phút và dừng đột ngột.
2. Cơn co giật động kinh toàn thể
Bệnh động kinh ở trẻ em sẽ gây kích thích ở vỏ não, khiến trẻ có biểu hiện co giật động kinh toàn thể. Trẻ có dấu hiệu mất ý thức đột ngột với các cơn co cứng tay chân khi bị động kinh. Đồng thời, trẻ có biểu hiện co giật, tăng tiết nước bọt, đái dầm, đánh trống ngực, rối loạn trí nhớ, ảo giác, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
3. Cơn động kinh mất ý thức
Khi mắc bệnh động kinh ở trẻ em, các bé sẽ bị mất ý thức tạm thời và không còn nhớ những gì xảy ra xung quanh. Trẻ có dấu hiệu nhìn chằm chằm về phía trước và với ánh mắt vô hồn. Đôi khi trẻ đang nói bỗng ngừng nói, đang đi thì đứng sững lại, đang ăn nhai thì ngừng ăn mà không có bất cứ lý do gì. Nếu cơn động kinh kết thúc, các bé sẽ sinh hoạt bình thường trở lại nên rất khó phát hiện ra.
4. Cơn giảm trương lực
Nếu trẻ bị động kinh trong khoảng thời gian ngắn sẽ gây ra hiện tượng gấp người, gục đầu về phía trước. Đồng thời, nếu thời gian diễn ra dài hơn, trẻ có thể bị ngã nhào ra đất trong tư thế các cơ mềm nhũn, không hoạt động được. Các bé có thể bị mất ý thức hoặc trở nên bất động bất cứ lúc nào khi bệnh tái phát.
5. Cơn co cứng trong động kinh cục bộ
Trẻ thường có biểu hiện co giật, co cứng ở một vị trí nhất định khi bị động kinh. Thông thường, trẻ sẽ bị co giật ở một bên chân, bên tay và kèm theo dấu hiệu mất ý thức tạm thời, gây tổn thương não bộ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp khác, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
6. Cơn tăng trương lực
Với các bé bị tăng trương lực khi bị động kinh, trẻ thường ngửa đầu và ưỡn người ra phía sau. Bên cạnh đó, các bé còn có dấu hiệu bị đảo ngược nhãn cầu, mắt bị đỏ, cơ thể mệt mỏi. Những cử động thông thường như đưa tay ra trước, chóng cằm,… có dấu hiệu lặp lại thường xuyên. Đồng thời, trẻ bị rối loạn vận động mạch, đái dầm, giãn đồng tử,…
7. Cơn giật cơ
Các động tác giật cơ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn như một tia chớp. Trẻ mắc bệnh động kinh sẽ có dấu hiệu ngã bất ngờ và không kèm theo tình trạng rối loạn ý thức. Đồng thời, bệnh nhân còn có dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mắt,… Bên cạnh đó, trẻ có thể bị sốt cao khi mắc bệnh động kinh.
8. Rối loạn cảm giác
Trẻ có dấu hiệu mất cảm giác hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm. Đồng thời, mắt bị nhìn mờ, chóng mặt, ù tai,… Đôi khi người bệnh còn có cảm giác như luồng điện chạy xuyên qua người. Sức khỏe của trẻ giảm dần, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể suy nhược trầm trọng khi mắc bệnh động kinh không được phát hiện và kiểm soát.
9. Rối loạn tâm thần
Các bé luôn có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Đặc biệt, người bệnh rất dễ bị rối loạn trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời, chậm phát triển tinh thần. Cảm giác bị ảo giác, rối loạn hành vi, hành động không theo ý muốn chủ quan. Trẻ bị đau đầu, đau toàn thân và có hơi thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi kèm theo đờm, nước bọt.
10. Rối loạn thần kinh thực vật
Những cơn co giật lớn sẽ khiến cho trẻ mất ý thức ban đầu. Sau đó, cơn co cứng sẽ giảm dần và khiến cho trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật. Theo đó, các bé có thể bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đỏ mặt. Đôi khi bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn co giật đột ngột và có hiện tượng cắn lưỡi, ngừng hô hấp.
Nguyên nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em
Bệnh động kinh ở trẻ em rất dễ gây tổn thương đến não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh lý này do rất nhiều nguyên nhân gây ra và khiến các bé rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh động kinh cho trẻ em, các bậc phụ huynh cần biết để phòng ngừa mắc bệnh cho trẻ.
+ Di truyền: Các bé mắc bệnh động kinh có liên quan đến yếu tố gen di truyền. Dưới tác động của môi trường, những gen này trở nên nhạy cảm hơn và dễ gây ra những cơn động kinh cho người bệnh.
+ Chấn thương sọ não: Một số tai nạn khiến cho vũng não của người bệnh bị chấn thương và gây ra bệnh động kinh. Bên cạnh đó, một số tổn thương ở não bộ có thể tăng nguy cơ gây ra bệnh động kinh cho trẻ nhỏ.
+ Mắc các bệnh lý về não: Một số căn bệnh như viêm não, viêm màng não, cấu trúc não bộ bất thường,… sẽ rất dễ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và khiến trẻ mắc bệnh động kinh.
+ Chấn thương trước khi sinh: Khi mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm độc chì nặng, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai thì em bé sinh ra sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ tổn thương não bộ và bị động kinh về sau.
+ Sử dụng thuốc trầm cảm, chất kích thích: Người mẹ dùng thuốc trầm cảm trong thời gian dài hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,… sẽ khiến thai nhi mắc bệnh động kinh.
+ Một số nguyên nhân khác: Hẹp hộp sọ thai nhi, sinh non dưới 37 tuần, ngạt khi sinh, cân nặng khi sinh của trẻ < 2.500 g, can thiệp sản khoa (kẹp thai, hút thai), vàng da sơ sinh, hạ đường máu sau sinh, suy hô hấp nặng,…
Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em
Rất nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu mắc bệnh động kinh nhưng cha mẹ chủ quan, không phát hiện kịp thời. Để dễ dàng chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện khám lâm sàng trước. Đồng thời kết hợp một số phương tiện kỹ thuật hiện đại để phát hiện bệnh chính xác nhất.
# Khám lâm sàng
- Tiến hành khai tác các triệu chứng lâm sàng, tiền sử của bệnh nhân về bệnh động kinh.
- Kiểm tra khả năng vận động của người bệnh để xác định chính xác dạng động kinh mà bệnh nhân gặp phải
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện được tình trạng nhiễm trùng, di truyền và các rối loạn mà bệnh nhân có thể gặp phải liên quan đến bệnh động kinh.
# Xét nghiệm phát hiện tổn thương não bộ
Khi nghi ngờ người bệnh bị động kinh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau đây để phát hiện và kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Điện não đồ: Bác sĩ sẽ dùng các điện cực để có thể ghi lại các hoạt động của não bộ. Nếu bệnh nhân mắc bệnh động kinh thì mô hình sóng não sẽ nhanh chóng thay đổi bất thường ngay cả khi người bệnh chưa lên cơn co giật.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Hình ảnh não sẽ được cắ ngang và bác sĩ sẽ thấy được những tổn thương ở não như chảy máu não, khối u,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chi tiết não bộ sẽ được hiện rõ bằng cách sử dụng sóng vô tuyến hoặc nam châm. Nhờ phương pháp này mà bác sĩ sẽ phát hiện ra những tổn thương hoặc bất thường ở não – Một trong những nguyên nhân gây ra cơn động kinh cho người bệnh.
Hướng điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không tiến hành điều trị bệnh kịp thời, căn bệnh này sẽ rất dễ đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các bé có nguy cơ bị nhiễm trùng thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, tổn thương não bộ, xuất huyết não,… Với căn bệnh động kinh ở trẻ em, bệnh nhân sẽ được điều trị theo các hướng sau đây.
1. Sử dụng thuốc kháng động kinh theo thể co giật
Trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một loại kháng động kinh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé ở mức độ nặng hay nhẹ. Thông thường, bệnh nhân sẽ bắt đầu với một loại kháng động kinh ở liều thấp, sau đó tăng lên liều tối đa. Đồng thời, duy trì liều thuốc uống được bác sĩ chỉ định trong khoảng 2 năm.
Phụ huynh chú ý không cho trẻ dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Thuốc sẽ được sử dụng ít nhất 2 năm kể từ cơn co giật cuối cùng của người bệnh và sẽ được giảm liều từ từ trong khoảng 3 – 6 tháng trước khi ngừng thuốc hẳn. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh động kinh cho trẻ em như sau:
- Động kinh cục bộ: Oxcarbazepine (Trileptal) [10 – 30 mg/kg/ngày], Carbamazepine (Tegretol) [5 – 30mg/kg/ngày], Topiramate (Topamax) [0,5 – 6mg/kg/ngày], Levetiracetam (Keppra) [10 – 50 mg/kg ngày].
- Động kinh toàn thể: Phenytoine (Sodanton) [5 – 10 mg/kg/ngày], Sabril [10 -50mg/kg/ngày], Phenobarbital (Gardenal) [5 – 10mg/kg/ngày], Valproate (Depakine) [20 – 30mg/kg/ngày].
→ Lưu ý: Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được giảm liều lượng, tự ý thay đổi thuốc, dừng thuốc đột ngột hoặc tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu trẻ bị co giật liên tục khi uống thuốc thì phụ huynh nên thông báo cho bác sĩ được biết để có hướng kiểm soát kịp thời.
2. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chữa bệnh động kinh cho trẻ em chỉ được thực hiện khi người bệnh đã áp dụng sử dụng thuốc mà không đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, những trẻ bị động kinh cục bộ không cắt cơn, trên MRI có tình trạng tổn thương khu trú (vỏ não lạc chỗ, phì đại nửa não, xơ hóa thùy thái dương) sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Để cắt cơn động kinh, người thực hiện có thể cắt thùy não, cắt đa thùy não, cắt vùng não đã bị lạc chỗ. Riêng những cơn động kinh không cắt cơn, bác sĩ có thể phẫu thuật để cắt bán cầu não để cải thiện các triệu chứng bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật sẽ luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật cho trẻ và phải nhận được sự tư vấn kỹ của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh động kinh ở trẻ em – Khi nào gặp bác sĩ?
Điều trị bệnh động kinh kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh không phát hiện được các triệu chứng của căn bệnh này dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nặng. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám kịp thời nếu nhận thấy các bé có một số biểu hiện dưới đây.
- Trẻ khó thở, hơi thở gấp gáp
- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút
- Các bé cảm thấy đau đớn, khó chịu khi bị co giật
- Cơn co giật diễn ra thường xuyên, không kiểm soát được
- Không phản ứng khi bố mẹ gọi, nhất là sau khi trải qua cơn co giật khoảng 30 phút
Bệnh động kinh gây nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh. Những cơn co giật liên tục có thể khiến cho trẻ bị tổn thương não bộ, thậm chí tử vong. Một số trường hợp cơn co cứng sẽ khiến cho bé bị mất kiểm soát hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần chú ý để tránh một số hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị động kinh?
Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị động kinh, cha mẹ bình tĩnh, không được nóng vội. Trước khi đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị, phụ huynh cần có hướng xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần thực hiện khi nhận thấy bé có dấu hiệu mắc bệnh động kinh.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến nơi an toàn, thoáng mát, sạch sẽ
- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu để tránh nuốt phát đờm trong cơn co giật
- Tiến hành nới rộng quần áo cho bé để cơ thể trẻ được thoải mái hơn
- Tuyệt đối không được giữ chân tay của trẻ nếu bé đang bị co giật
- Sử dụng một chiếc thìa hoặc chiếc khăn cuộn tròn đặt ngang miệng trẻ để tránh trường hợp trẻ cắn vào lưỡi của mình khi bị động kinh
- Loại bỏ các đồ vật xung quanh trẻ để tránh tình trạng bé bị thương
- Không được tụ tập đông người xung quanh trẻ
- Thông thường, sau cơn co giật bé sẽ ngủ, bạn hãy để yên cho trẻ ngủ thoải mái
- Cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc nếu các bé có dấu hiệu bị đau đầu hoặc tiếp tục lên cơn trong những lần tiếp theo.
- Ngoài những yêu cầu trên, khi tiến hành điều trị bệnh động kinh cho trẻ, cha mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh thưỡng thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ
- Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Cho trẻ uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh
- Không nên cho trẻ chạy nhảy, vui đùa quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Phụ huynh nên động viên, khích lệ tinh thần của con, không được cáu gắt gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bé trong suốt quá trình điều trị.
- Trông nom trẻ cần thận, không nên cho trẻ chơi đùa ở những nơi nguy hiểm như ao, hồ,… tránh trường hợp trẻ bị động kinh không kiểm soát kịp thời
- Điều trị bệnh động kinh cần phải có khoảng thời gian dài nên cha mẹ không được nóng vội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị bệnh cho trẻ
- Không được sử dụng thuốc Tây điều trị động kinh cho trẻ kèm theo những bài thuốc dân gian hoặc thuốc Đông y khác
- Theo dõi tình hình điều trị bệnh của trẻ để giúp hỗ trợ bé tốt hơn. Nếu cần thiết, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu được bệnh động kinh ở trẻ em. Vốn dĩ căn bệnh này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ nên cha mẹ cần phải chú ý. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!