Bài thuốc từ cây lá cẩm chữa gai cột sống

Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Cách chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam dễ kiếm

Bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Cách chữa bệnh gai cột sống bằng ngải cứu theo dân gian

Bài thuốc từ rau dền gai chữa bệnh gai cột sống

Chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bị gai cột sống nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh?

Các bài tập Yoga cho người bị gai cột sống dễ thực hiện

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Nhận định từ BS

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Đây là vấn đề về xương khớp không chỉ phổ biến ở người già mà hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa dần. Gai cột sống ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp, hình thành do gai xương mọc ra bên ngoài và hai bên của cột sống. Gây ra những tổn thương phần mềm và chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. 

Nguyên nhân gây ra gai cột sống có thể bắt nguồn từ sự thoái hóa xương theo tuổi tác, các bao xơ đĩa đệm gặp vấn đề. Việc cơ thể bị thiếu dưỡng chất hoặc do sự lắng đọng Calci ở dây chằng cũng là yếu tố dẫn đến hình thành gai xương. Bên cạnh đó, những người bị viêm khớp cột sống, người gặp những chấn thương cũng dễ mắc căn bệnh này. 

Người bị gai cột sống có những cơn đau âm ỉ, nhưng không có biểu hiện quá rõ ràng, do đó khó nhận biết được bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Khi gai xương dần phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh sẽ dẫn đến những biến chứng như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa hay thần kinh liên sườn, tê liệt…Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Những dấu hiệu gai cột sống có thể kể đến: 

  • Vùng cổ, thắt lưng có hiện tượng đau khi đi đứng, di chuyển.
  • Mất cảm giác ở phần cột sống bị tổn thương.
  • Trường hợp nặng bệnh nhân bị tê, đau ở cổ lan xuống hai cánh tay, đau ở lưng lan dần xuống hai chân.
  • Cơ bắp yếu đi, cơ thể cảm giác như bị mất thăng bằng.
  • Đại tiểu tiện bị ảnh hưởng, nhiều trường hợp không tự kiểm soát được hành vi.
  • Rối loạn thần kinh thực vật.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không
Bệnh gai cột sống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách

Theo TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh (khoa Châm cứu trị liệu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Những gai xương mới hình thành có kích thước nhỏ chỉ vài mm nên ít gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan, nếu bệnh không được điều trị trong thời gian đầu dễ dẫn đến những biến chứng thần kinh nguy hiểm.

Hầu hết trường hợp khi phát hiện bệnh những gai xương đã phát triển và có cấu trúc rõ rệt. Bệnh nhân chỉ biết được khi đến khám sức khỏe thông qua các xét nghiệm. 

Những biến chứng thường gặp do gai cột sống gây ra như:

  • Bệnh nhân bị đau lưng kéo dài dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng, hẹp cột sống dẫn đến sự chèn ép dây thần kinh tủy sống.
  • Cơn đau lan tỏa ảnh hưởng đến tứ chi, lúc này các rễ thần kinh đã bị tổn thương tương đối lớn.
  • Người bệnh có thể bị tê bì dữ dội, mất khả năng cân bằng, bị vẹo cột sống, bại liệt cơ thể.

Chính vì thế, bệnh nhân nên đến thăm khám y tế càng sớm càng tốt, để bác sĩ đưa ra phương án chữa trị kịp thời. 

Phương pháp điều trị bệnh gai cột sống

Gai cột sống ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh, nó gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Các chuyên gia về xương khớp đánh giá, không chỉ bệnh gai cột sống mà cả những bệnh về xương khớp khác có thể cải thiện tốt nếu chữa trị theo đúng phác đồ. Tuy nhiên, trường hợp những tổn thương đã ở dạng trung bình cho đến mức nặng, việc điều trị sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%.

Về cơ bản, việc điều trị sẽ làm giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức, hạn chế mức thấp nhất sự phát triển của các gai xương. Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi người bệnh nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp điều trị như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Phương pháp này là phổ biến nhất, đa số người mắc bệnh gai cột sống đều được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng. Một số loại thuốc Tây y kể đến như: Paracetamol, Diclofenac, nhóm thuốc Corticoid, nhóm vitamin B1, B2, B6,…giúp cải thiện cơn đau, giảm tê bì chân tay. Khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị theo phương pháp dân gian

Dùng các bài thuốc dân gian thay cho việc sử dụng thuốc Tây được nhiều người áp dụng. Đặc biệt đối với những trường hợp mới khởi phát, bệnh nhân có thể lựa chọn những bài thuốc nam áp dụng tại nhà. Biện pháp này giúp người bệnh giảm nhẹ cơn đau, các nguyên liệu cũng dễ tìm, tiết kiệm được chi phí.

Một số cây thuốc nam dùng để chữa gai cột sống được nhân gian lưu truyền như: ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ, đinh lăng,…Các loại thảo dược này có công dụng giảm đau, tiêu viêm, giúp máu lưu thông đến các vùng bị tổn thương tốt hơn. Tuy nhiên, do thành phần từ thiên nhiên nên thời gian phát huy hiệu quả sẽ chậm hơn thuốc Tây y, người bệnh cần kiên trì thực hiện để có được kết quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc Nam để chữa gai cột sống
Sử dụng thuốc Nam để chữa gai cột sống

3. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi 

Kết hợp với quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy hoạt động tái tạo tế bào, giúp ổn định cấu trúc xương.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh vận động quá sức, không khiêng vác nặng, ngồi làm việc quá lâu có thể khiến các khớp sụn bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì thế, trong giai đoạn điều trị, bệnh nhân nên có thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tạo điều kiện cho bệnh mau khỏi.

4. Điều trị phục hồi chức năng

Vận động trị liệu giúp chữa gai cột sống
Người bệnh có thể tập yoga, đi bộ, bơi lội, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức để tăng cường sức khỏe, xương khớp dẻo dai

Người bệnh nên có những bài tập vận động an toàn để giúp cải thiện chức năng đốt sống, giúp hạn chế sự phát triển của các gai xương. Một số bài tập yoga, đi bộ, bơi lội là sự lựa chọn tốt cho người bị gai cột sống. Thực hiện những bài vận động này sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm đau và giúp người bệnh thư giãn, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

5. Phẫu thuật 

Đây là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng bệnh chuyển biến xấu, không thể cải thiện bằng cách chữa trị bảo tồn khác. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật là khi: dây thần kinh có hiện tượng bị chèn ép dữ dội, bệnh nhân có nguy cơ bị hẹp ống tủy, đau buốt, tê bì, mất kiểm soát đại tiểu tiện. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi tiến hành giải phẫu cắt bỏ gai xương vẫn tái phát lại sau vài năm. Vì thế, bệnh nhân nên đến kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp ích được người bệnh giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của gai cột sống. Để việc điều trị được tiến hành thuận lợi, bệnh nhân nên thăm khám y tế càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng ủ bệnh lâu không chữa trị, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Mổ gai cột sống là một trong các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống, thông thường chỉ được thực hiện khi các liệu pháp điều trị khác không...

Gai đôi cột sống S1

Gai đôi cột sống S1 là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý về xương cột sống bẩm sinh rất hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh. Mặc dù,...

Cách trị gai cột sống bằng cây xương rồng theo dân gian

Trị gai cột sống bằng cây xương rồng giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy,… do bệnh gây ra. Đây là một trong những cách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn