Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Bệnh gout cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị

Bệnh gout cấp tính là một dạng bệnh lý xương khớp gây ra các cơn đau nhức đột ngột vào ban đêm và gây ra mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các chi. Vì vậy, việc nắm được dấu hiệu nhận biết để nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị cụ thể sẽ giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Bệnh gout cấp tính là gì?

Bệnh gout được chia ra làm 2 giai đoạn chính gồm bệnh gout cấp tính và bệnh gout mạn tính. Bệnh gout cấp tính được xác định là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này nồng độ axit uric trong máu đã vượt ngưỡng cho phép và gây ra các triệu chứng đau nhức ở khớp.

Bệnh gout cấp tính là gì?
Bệnh gout cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh gout và gây ra các cơn đau gout đột ngột

Tuy nhiên, lúc này các cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, không thường xuyên, chỉ khoảng 1 – 2 lần trong một năm. Ở giai đoạn cấp tính này, bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm và biến chứng nặng nề mà chỉ đơn giản là những cơn đau nhức khó chịu.

Khi bệnh gout cấp tính không được chữa trị tích cực và triệt để sẽ dễ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị. Các triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này như xuất hiện hạt tophi, liệt, tàn phế, tổn thương nặng nề đến thận, gan…

Nguyên nhân gây bệnh gout cấp tính

Hiện nay, bệnh gout cấp tính xảy ra với tỷ lệ cực kỳ cao, nếu lúc trước bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trung niên thì ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Bộ Y tế thì hiện nay có đến hơn 10 nguyên nhân gây ra bệnh gout, trong đó chủ yếu gồm 5 nguyên nhân chính sau:

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh gout thì chế độ ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau gout cấp. Những người thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, thực phẩm có chứa nhân purin và làm tăng nồng độ axit uric trong máu, nước tiểu.

Thói quen ăn uống này kéo dài sẽ làm hình thành các tinh thể urat trong các khớp cơ. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau gout cấp.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên uống nhiều rượu bia cũng chính là nguyên nhân lớn làm gia tăng nồng độ purin và dẫn đến tăng axit uric trong máu. Và khi kết hợp cùng các loại thực phẩm giàu đạm thì việc đẩy nhanh quá trình mắc các cơn gout cấp diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân gây bệnh gout cấp tính
Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh gout cấp tính

Ngoài thói quen ăn uống không khoa học thì việc thường xuyên thức khuya kèm theo ít vận động cũng sẽ dễ gây ra rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Đây chính là những điều kiện thuận lợi nhất để bệnh gout phát triển. Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học chính là một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất.

Do di truyền

Theo thống kê từ các cuộc khảo sát cho thấy có khoảng 25% trường hợp mắc bệnh gout có liên quan đến yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có người thân mắc bệnh gout thì nguy cơ đời con hoặc cháu cũng sẽ dễ bị gout bẩm sinh.

Theo lý giải của các chuyên gia là do rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể như mỡ, đường, cholesterol…khiến cho quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng cao và kéo theo đó là sự gia tăng axit uric.

Độ tuổi

Theo các nghiên cứu về gout cho thấy nhóm độ tuổi dễ mắc bệnh gout nhất là nam giới từ 30 – 50 tuổi. Nguyên nhân là do nam giới trung niên là nhóm đối tượng có xu hướng sống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đạm, ít vận động và mắc các bệnh lý như máu nhiễm mỡ, đái tháo đường.

Ngoài ra, những chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh cũng dễ mắc bệnh gout hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone estrogen bất thường gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể. Từ đó, dễ khiến cơ thể hình thành các tinh thể urat gây ra các cơn gout cấp.

Thừa cân, béo phì

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nhóm những người thừa cân béo phì được đánh giá là có khả năng đào thải axit uric chậm hơn so với những người bình thường. Hậu quả là kéo theo sự gia tăng nồng độ axit uric trong máu.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh hay đang mắc các bệnh lý như rối loạn lipid, đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng glucose trong máu…cũng sẽ dễ là, tăng chỉ số axit uric trong máu và hình thành bệnh gout.

Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng thuốc Tây để trị bệnh cũng dễ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc. Suy thận làm chậm quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout cấp

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh gout cấp tính chính là giai đoạn bắt đầu của sự chuyển hóa và bộc phát các triệu chứng sau một thời gian ủ bệnh. Lúc này, một số triệu chứng gout cấp có thể xảy ra như:

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout cấp tính
Những cơn gout cấp thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm ở vị trí ngón chân cái
  • Các cơn gout xuất hiện rất đột ngột và diễn ra trong một khoảnh khắc nào đó. Phổ biến nhất là vào ban đêm, có đến 60 – 70% người bệnh cảm nhận được những cơn đau nhức tại ngón chân.
  • Khớp ngón chân cái hay các khớp khác như khớp gối, bàn tay, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay…sưng to, phù, căng bóng, đỏ và đau nhức dữ dội, càng chạm mạnh thì càng đau nhiều. Rất hiếm trường hợp xuất hiện các cơn đau ở cột sống, vai hay háng.
  • Ngoài những cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm thì đau gout cấp còn xuất hiện chớp nhoáng sau khi bạn vừa trải qua một bữa tiệc thịnh soạn, nhiều thịt cá, hải sản và rượu bia.
  • Những cơn gout cấp tính thường sẽ gây sưng, đau trong vòng 12 – 24 tiếng và biến mất. Tuy nhiên, nó có thể tái đi tái lại ít nhất vài lần như vậy trong vòng một năm.
  • Ngoài các triệu chứng kể trên thì bệnh gout cấp tính còn đi kèm theo một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, đau đầu…Có thể làm xuất hiện những cục u trắng ở bên dưới da tại các vùng khớp bị tổn thương, nếu bị vỡ ra có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Bệnh gout cấp tính có nguy hiểm không?

Khi mắc phải bất kỳ căn bệnh nào thì người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm nhất định tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Đối với bệnh gout cấp tính thì đây là giai đoạn bệnh chưa gây ra nhiều sự nguy hiểm đến tính mạng con người, nó chỉ đơn thuần gây ra các cơn đau nhức, khó chịu.

Nếu bệnh được kiểm soát tốt sẽ ít tái phát và cũng không quá nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát tốt thì về lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó trị, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm như gây tổn thương, biến dạng khớp, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cứng khớp…thậm chí đe dọa tính mạng con người.

Cách chẩn đoán được bệnh gout cấp tính

Để chẩn đoán bệnh gout cấp tính, ngoài việc thăm khám các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm sau để bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Chẩn đoán bệnh gout cấp tính
Xét nghiệm máu giúp xác định chỉ số axit uric trong máu để kết quả chẩn đoán bệnh gout chính xác nhất
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để xác định xem bạn có mắc bệnh gout hay không. Thông qua cơ chế xác định chỉ số axit uric trong máu đang ở mức nào, nếu tăng cao vượt ngưỡng cho phép tức là đã bị gout và ngược lại.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp tại khớp bị tổn thương và nghi ngờ là khớp gout để lấy dịch đi xét nghiệm và phân tích. Nếu kết quả cho thấy có sự xuất hiện của tinh thể urat thì chứng đỏ đã mắc bệnh và ngược lại.

Phác đồ điều trị bệnh gout cấp tính

Phác đồ điều trị gout cấp bằng thuốc

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh gout cấp tính thì điều cần thiết nhất ngay lúc này đó chính là giảm đau và khắc phục các triệu chứng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn cho bạn với một số loại thuốc có tác dụng ức chế những cơn đau gout cấp theo nguyên tắc “nhanh – mạnh – sớm – ngắn ngày” để đạt hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

  • Thuốc chống viêm (NSAID): Thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ các khớp không chuyển biến nặng hơn. Trong thời gian đầu, người bệnh có thể sử dụng thuốc ở liều cao để tác động mạnh đến tình trạng viêm nhiễm ở các khớp, về sau thì giảm liều xuống thấp theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, đau dạ dày…Loại thuốc chống viêm phổ biến được sử dụng phổ biến như Diclofenac 50mg x 3 – 4 lần/ ngày trong 3 – 7 ngày.
  • Colchicine: Đây là một trong những loại thuốc trị bệnh gout có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này chính là gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy khi sử dụng liều cao và vượt quá thời gian cho phép. Loại thuốc này sẽ giúp đạt hiệu quả trị bệnh rất tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên với liều dùng 2 – 6mg/ngày đầu và liều duy trì 1 – 2mg/ngày. Sử dụng liều duy trì 1mg cho đến khi các cơn đau biến mất hoàn toàn và chỉ số axit uric nằm trong mức an toàn (< 300 mmol/L hay < 5 mg/dL).
Thuốc điều trị bệnh gout cấp tính
Sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm là phương pháp cần thiết để cắt nhanh các cơn đau gout cấp
  • Corticosteroids: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm, vì vậy nếu được chỉ định sử dụng loại thuốc này thì người bệnh sẽ không cần phải sử dụng 2 loại thuốc trên nữa. Tuy nhiên, nên tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, bởi tác dụng phụ của thuốc có thể gây tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu nếu liên tục sử dụng ở liều cao. Nhóm thuốc Corticosteroids chỉ được sử dụng khi các thuốc trên không đạt hiệu quả trị bệnh hoặc có chống chỉ định MethylPrednisolon 32mg (hoặc Prednisolon 40mg)/ngày, thời gian sử dụng từ 3 – 5 ngày và giảm dần rồi ngưng hẳn sau 10 – 14 ngày. Ngoài ra, có thể chích vào bao khớp khi tình trạng viêm chỉ xuất hiện ở một khớp: Methylprednisolone acetate 20 – 40m /khớp tùy thuộc vào khớp lớn hay nhỏ.

*Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau hay kháng sinh vì thuốc Tây có tác dụng phụ rất lớn, bệnh gout chưa được trị khỏi thì đã khiến bạn mắc thêm các bệnh lý khác.

Điều trị gout cấp bằng thuốc Đông y

Ngày nay, càng có nhiều người có xu hướng chọn lựa áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh gout nhằm tránh tác dụng phụ, lành tính và có thể sừ dụng trong thời gian dài.

Trong Đông y, bệnh gout hay còn được gọi là chứng thống phong xảy ra do thấp, hàn và phong xâm nhập vào trong và ảnh hưởng đến các công năng của lục phủ ngũ tạng. Khi ngũ tạng bị suy yếu sẽ dẫn đến trệ khí, ứ huyết và đàm trọc ách trở và gây ra bệnh với các triệu chứng khớp sưng đỏ, sốt, cự án, rêu lưỡi vàng, dàu, mạch huyền, hoạt sác.

Một số loại thảo dược quý phát triển trong tự nhiên có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ nồng độ axit uric trong máu một cách tự nhiên, lành tính như cây nhọ nồi, hoàng bá, ba kích, thổ phục linh…

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1g khổ qua, 2g tỳ giải, 4g củ ráy và 3g chuối hột rừng. Tất cả các dược liệu đem đi sao vàng hạ thổ, trung bình cứ 10g thuốc thì làm thành 1 gói. Mỗi ngày dùng 2 – 3 gói hãm thành trà lấy nước uống cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị mộc qua, hoàng bá, uy linh tiên, trạch tả, phòng phong, cát căn, sinh địa, xương truật mỗi loại 12g, cốt khí và thổ phục linh mỗi loại 20g, 4g cam thảo, 3 quả táo…Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc cùng 5 chén nước, đợi đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 3 chén thì lọc lấy nước uống ngày 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 50g lá sa kê vàng tự rụng và rửa sạch sắc cùng nước uống thay trà hằng ngày. Theo các nghiên cứu khoa học thì lá sa kê có tác dụng kích thích tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.
Trị bệnh gout cấp tính bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y có tác dụng khá hiệu quả đối với giai đoạn bệnh gout cấp tính

*Lưu ý: Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ rất an toàn, không gây tác dụng phụ và hiệu quả đối với giai đoạn bệnh gout cấp khi bệnh chưa chuyển biến nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hiệu quả đến khá chậm do cần thời gian để các hoạt chất tự nhiên thẩm thấu và phát huy tác dụng.

Phác đồ điều trị gout cấp thông qua chế độ sinh hoạt

Theo thống kê từ các cuộc khảo sát cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gout nhưng lớn nhất chính là do thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt kém khoa học. Vì vậy, phác đồ điều trị bệnh gout cấp tính hiệu quả nhất cần phải kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.

  • Tránh ăn những loại thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật gan, thận, tim, não…, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu và kể cả thịt xông khói hoặc các loại cá cơm, cá trích, cá mòi…, nước mắm và rượu bia…
  • Thay vào đó nên ăn nhiều các loại thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng viêm, sưng như cà chua, các loại rau lá xanh như rau cải, rau bina, cải xoăn, dầu oliu, các loại trái cây thuộc họ dâu như dâu tây, việt quất, anh đào…;các loại hạt như quả óc chó, macca, hạnh nhân, các loại cá như cá hồi, cá thu…;các loại sữa ít béo hoặc tách béo…
  • Mỗi ngày uống ít nhất từ 2 – 3 lít nước vì nước sẽ giúp làm loãng hàm lượng axit uric trong máu và dễ dàng bị đào thải ra ngoài hơn.
  • Trong lúc bộc phát các cơn đau tốt nhất nên hạn chế đi lại, vận động mạnh hay quá sức để tránh gây ảnh hưởng đến các khớp.
  • Khi cơn đau chấm dứt thì tìm đến các bài tập rèn luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga…để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.
  • Sử dụng đá lạnh chườm vào vùng bị đau để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức mà không cần phải sử dụng đến thuốc.
  • Thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác và tuân thủ các cách điều trị mà bác sĩ chỉ định.
Phòng ngừa bệnh gout cấp tính
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát

Điều trị bệnh gout cấp để phòng ngừa tái phát

Bên cạnh việc điều trị bệnh gout cấp dựa theo các triệu chứng thì một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là chủ động phòng ngừa bệnh gout tái phát. Mục tiêu của việc phòng ngừa gout quay trở lại chính là kiểm soát và ổn định nồng độ axit uric trong máu, đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout.

Những người bệnh đã thoát khỏi các cơn đau gout cấp tính nhưng chủ quan và không chú trọng đến việc ngăn ngừa tái phát thì bệnh vẫn có thể quay trở lại nhiều lần và hậu quả là dẫn đến giai đoạn bệnh gout mãn tính. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ rất khó khăn do có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn giai đoạn đầu.

Để có thể phòng ngừa tái phát bệnh gout cấp tính thì người bệnh cần thực hiện một số chú ý sau:

  • Sử dụng thuốc Colchicine và thuốc hạ nồng độ axit uric máu theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát sự lắng đọng của urat trong máu.
  • Khuyến khích sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để giảm axit uric tức thì.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hoa học.
  • Giữ tinh thần luôn mạc quan, vui vẻ, tránh stress và căng thẳng quá mức.

Có thể nói rằng, gout không chỉ là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa thông thường mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng hủy hoại sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, hãy thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế để tìm kiếm giải pháp điều trị tốt nhất, tùy theo thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đạt kết quả sớm nhất có thể.

 Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Bị bệnh gout uống được sữa không? Loại nào tốt?

Sữa là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sức khỏe, do đó người bị bệnh gout có thể uống sữa....

Người mắc bệnh gout có uống canxi được không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP CHI TIẾT]

Bổ sung canxi thường xuyên có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người. Vậy mắc bệnh gout có uống canxi được không? Vấn đề này sẽ được...

10 loại thuốc trị bệnh gout phổ biến hiện nay

10 Loại thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh gout phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc trị gout là một trong những phương pháp phổ biến được chỉ định để hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh gout. Hiện nay, có rất...

Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout bằng cua đồng

Dùng cua đồng chữa bệnh gout có hiệu quả không?

Chữa bệnh gout bằng cua đồng là một trong những mẹo chữa bệnh trong dân gian còn lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, liệu bài thuốc này có thật...

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Chữa bệnh gout bằng dừa xiêm là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản, người bệnh đã có thể...

Lá vối có tác dụng giảm sưng viêm, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa có liên quan đến chế độ ăn uống khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn