Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bệnh ho: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Thường bị ho về đêm khi đi ngủ là bị gì? Chữa trị thế nào?

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Ho có đờm : Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì ?

Bệnh ho gà ở trẻ em: Xử lý và phòng bệnh

Ho gà là một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là những trẻ năm trong độ tuổi nhũ nhi (0-12 tháng).  Cơn ho kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng, từ đó phát triển thành nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác. Để có cách xử lý và phòng bệnh ho gà ở trẻ em đúng đắn, phụ huynh nên có trang bị kiến thức đầy đủ và bệnh lý này để chủ động trong khâu chăm sóc trẻ.

Bệnh ho gà ở trẻ em: Xử lý và phòng bệnh
Bệnh ho gà ở trẻ em được đánh giá nguy hiểm và có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong

Tổng quan về bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà (whooping cough) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn (Bordetella pertussis) xâm nhập vào hệ hô hấp gây ra. Thời gian ủ bệnh và phát bệnh ho gà ở trẻ em có thể kéo dài hàng tuần đến vài tháng. Những biểu hiện ban đầu tương tự như triệu chứng cảm lạnh thông thường, trẻ có thể kèm theo tình trạng sổ mũi, hắt hơn, sốt cao và ho.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực, bệnh ho gà không nghiêm trọng nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Những hậu quả khi điều trị không kịp thời có thể khiến trẻ bị khó thở và suy hô hấp, biến chứng của bệnh có thể gây tử vong. Bởi vì ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng tương đối yếu, nên diễn biến ho gà ở đối tượng này tương đối phức tạp và phát triển nhanh.

Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà thường phát triển ở liên bào đường hô hấp và không xâm nhập vào đường máu. Chủ yếu chúng phát triển tại đường hô hấp,  thông qua việc giải phóng độc tố làm tổn thương đường hô hấp sẽ khiến đường thở – khí quản – phế quản của trẻ bị tổn thương và gây ra bệnh lý ho gà.

Vi khuẩn Bordetella pertussis sản sinh và lây lan nhanh. Con đường lây truyền bệnh nhanh nhất thông qua đường hô hấp khi trẻ hắt hơi hoặc ho, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. Trong đó những đối tương có nguy cơ mắc bệnh ho gà thường gặp phải là:

  • Trẻ em có tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
  • Trẻ chữa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh ho gà
Bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân khiến trẻ suy hô hấp

Bệnh ho gà ở trẻ em có tính chu kỳ, thông thường cứ khoảng 3 – 4 năm thì bệnh lại bùng phát thành dịch. Trong thời gian ho, các triệu chứng kèm theo là sốt nhẹ, khó ăn hoặc khó thở, các triệu chứng thường có xu hướng kéo dài trong vài tuần. Trường hợp trẻ bị ho gà kèm theo những yếu tố sau tiên lượng nguy cơ bệnh nặng, phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức đề phòng biến chứng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguy hiểm nhất khi trẻ chưa đủ 3 tháng
  • Trong thời gian điều trị, trẻ có biểu hiện ăn uống kém, nôn nhiều.
  • Trẻ gặp phải tình trạng ngừng thở kéo dài, có tính chất đi lặp lại.
  • Trẻ bị ho nhiều, kèm theo giật, có dấu hiệu viêm phổi

Nhận biết triệu chứng ho gà ở trẻ em

Những dấu hiệu lâm dàng của bệnh ho gà ở trẻ em thường có biểu hiện cụ thể. Dựa vào các biểu hiện ban đầu, phụ huynh khó có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, triệu chứng ho gà điển hình có thể nhận biết thông qua tiếng ho hổn hển kèm theo tiếng hít không khí vào bên trong. Tuy nhiên khi trẻ có dấu hiệu này thì tình trạng bệnh đã diễn biến nặng chứ không đơn thuần là cơn ho thông thường như trước đó.

Một số triệu chứng nhận biết khác phụ huynh nên cảnh giác như: cảm cúm, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi,  tiêu chảy hoặc sốt nhẹ. Trong thời gian từ 7 -10 ngày, mức độ nghiêm trọng của cơn ho không thuyên giảm mà có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.

Phụ huynh cần nhận biết, khi trẻ bị ho gà sẽ không xuất hiện đờm kèm theo, cơn ho có thể kéo dài đến 1 phút. Trẻ ho gấp gáp và hóp bụng lõm sâu, đôi khí cơn ho khiến cho mặt của bé trở nên đỏ tía. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì tình trạng ho gà có những biểu hiện đặc trưng ở từng giai đoạn. Phụ huynh cần nhận biết triệu chứng nổi bật ở những giai đoạn chính của bệnh ho gà sau:

Tuần thứ nhất:

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 7-10 ngày đầu tiên sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Những dấu hiệu tương đối khó xác định nên phụ huynh không nhận biết được trẻ đã nhiễm virus.

  •  Trẻ có biểu hiện ho và cảm thông thường.

Tuần thứ hai:

Giai đoạn viêm họng và suy yếu hệ miễn dịch ở hệ hô hấp thường xảy ra trong 2 tuần sau đó. Các triệu chứng bắt đầu chuyển biến phức tạp, mới đầu chỉ xuất hiện ban đêm, sau đó phát triển cả ngày.

  •  Tần suất cơn ho dày đặc hơn, thời gian ho kéo dài hơn 1 phút.
  •  Cơn ho lặp lại nhiều lần, trẻ phải gắng sức sau khi ho để hô hấp.
  •  Với những trẻ dưới 18 tháng tuổi, khi ho thường có tiếng “ót” cuối cơn.
  •   Trẻ cố gắng hít vào khi ho, điều này khiến trẻ dễ bị nôn mửa sau cơn ho.
Bệnh ho gà ở trẻ em
Những dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà ở trẻ em thường không cụ thể

Tuần thứ 3 – tuần 10:

Giai đoạn ho cơn, những biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em trong giai đoạn này dễ nhận biết nhất.

  • Trẻ bị cảm, sốt nhẹ và cơn ho thuyên giảm
  •  Biểu hiện của các triệu chứng sau tuần thứ ba ít hơn.
  • Từ tuần lễ thứ 5 trở đi, bệnh bắt đầu giảm nhẹ và biến mất.

Biến chứng của bệnh ho gà ở trẻ em

Thực tế bệnh ho gà không quá nguy hiểm, nhưng với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu ớt dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe của trẻ. Có không ít trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh ho gà ảnh hưởng đến tính mạnh, nguy cơ cao nhất khi bệnh phát triển thành các biến chứng sau:

Biến chứng ở đường hô hấp

  • Viêm phổi: Đây là triệu chứng nghiêm trọng khi trẻ mắc bệnh ho gà, tỷ lệ trẻ bị viêm phổi chiếm đến 20% trường hợp ho gà. Biến chứng này thường xảy ra vào tuần thứ 2, hoặc tuần thứ 3 phát bệnh. Nguyên nhân do chính virus B. pertussis thứ phát xâm nhập vào phổi và phát triển triệu chứng.
  • Xẹp phổi: Biến chứng nguy hiểm dẫn đến suy hô hấp cấp, trường hợp này chiếm tỷ lệ 5% các biến chứng ho gà ở trẻ. Nguyên nhân là do các nút nhầy tại hệ hô hấp tăng hoạt động, lượng dịch nhầy làm bít tắc các phế quản nhỏ gây cản trở hô hấp.
  • Tổn thương phế nang: Trong giai đoạn cơn ho bùng phát dữ dội, các áp lực lớn này dễ làm vỡ các phế nang và gây ra tình trạng tràn khí mô kẻ, tràn khí dưới da.

Biến chứng thần kinh

Những biến chứng ở hệ thần kinh khi trẻ bị ho gà có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến trẻ nếu không cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp xấu nhất, biến chứng ở hệ thần kinh gây ra các hậu quả như:

  • Tình trạng co giật, mất nhận thức tạm thời, tổn thương hệ thần kinh.
  • Biến chứng liệt nửa người, xuất huyết hoặc xung huyết não dẫn đến sốt bại liệt.
  • Tình trạng tetanie xuất hiện khi trẻ nôn mửa nhiều.
  • Các biến chứng của bệnh não cấp (còn gọi là chứng kinh giật ho gà).

Ngoài ra số ít các trường hợp biến chứng có tính cơ học phát sinh sau khi trẻ gặp các tổn thương trong khi co giật hoặc ho. Cụ thể là vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

Các xử lý tại nhà khi trẻ bị ho gà

Với những trẻ sơ sinh bị ho gà, việc sử dụng thuốc không phải là giải pháp được lựa chọn đầu tiên. Nếu tình trạng bệnh lý của trẻ vẫn ở thể nhẹm cơn ho chưa dày đặc, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường thì phụ huynh hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà đơn giản theo lời khuyên chuyên gia là:

  • Phụ huynh đảm bảo môi trường nghỉ ngơi của trẻ trong lành, tránh các tác nhân kích thích như: khói thuốc lá, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất.
  • Để trẻ nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, không nên đưa trẻ đến khu vực có có lộng, tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều người khi đang nghỉ ngơi.
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường để bổ sung kháng thể tự nhiên, với trẻ đã ăn dặm nên ưu tiên các món ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu, nên chia bữa ăn làm nhiều bữa.
  • Mỗi ngày đều vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ bằng nước ấm, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰.
  • Đối với những trẻ lớn hơn nên vệ sinh răng miệng và súc miệng cho bé bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung nước cho trẻ để cân bằng điện giải (với trẻ 0 – 6 tuổi có thể bú mẹ mà không cần uống nước).
  • Cách ly trẻ với các trẻ khác trong nhà để tránh lây lan, sử dụng đơn thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
điều trị bệnh ho gà ở trẻ em
Để xử lý bệnh ho gà ở trẻ em, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay từ sớm

Ngoài ra phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thời gian điều trị tại nhà không có cải thiện. Khi trẻ bị ho gà có kèm 1 trong các dấu hiệu sau cần được thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ ho liên tục, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt.
  • Tân suất và thời gian mỗi cơn ho kéo dài hơn 1h đồng hồ.
  • Trẻ ăn uống kém, nôn trớ nhiều ngay cả khi không ho.
  • Trẻ khó ngủ hoặc thường xuyên giật mình khi ngủ vì cơn ho.
  • Có dấu hiệu thở nhanh/ khó thở

Phương pháp điều trị bệnh ho gà ở trẻ em theo Y học hiện đại

Điều trị ho gà cho trẻ em theo Y học hiện đại chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên đây là giải pháp cuối cùng được thực hiện nếu việc chăm sóc bé tại nhà không mang lại hiệu quả. Trước khi kê đơn thuốc điều trị ho gà cho trẻ, chuyên gia y tế cần xác định chính xác mức độ bệnh lý của trẻ để đưa ra những nhận định và phương pháp điều trị phù hợp.

  • Xét nghiệm công thức máu: Dựa vào mức tăng – giảm lượng bạch cầu trong máu. Nếu tỷ lệ bạch cầu này tăng cao đến vài chục nghìn, hoặc cấu tạo bạch cầu trong máu chủ yếu là Lympho, thì khả năng trẻ bị ho gà khá cao.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Xét nghiệm dựa vào các thành phần có trong dịch tiết từ mũi họng của trẻ, từ đó bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm giúp đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Khi trẻ đã nhận được kết quả chẩn đoán chính xác, những yếu tố được căn cứ sau đó như tuổi tác, sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Dựa vào tình hình tổng quan mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra giải pháp chữa trị bệnh dứt điểm cho mỗi trẻ. Trong đa số các trường hợp, trẻ được điều trị bằng giải pháp cách ly tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Song song với việc điều trị dưới hướng dẫn, phụ huynh sẽ được hỗ trợ chăm sóc trẻ ho gà đúng cách như cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung sinh dưỡng, hoặc tăng cường các yếu tố bảo vệ trẻ… Trong thời gian điều trị và sau thời gian này, phụ huynh nên đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn để phòng tránh bệnh ho gà tái phát.

chữa bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà ở trẻ em cần được điều trị khắc phục sớm để tránh biến chứng

Điều trị bệnh ho gà với những trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu bị suy hô hấp, bắt buộc trẻ phải nhập viện để nhận được theo dõi sát sao. Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh đặc chế dành riêng cho trẻ trong từng độ tuổi để ngăn ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, trẻ cũng được chỉ định điều trị các biến chứng để ngăn ngừa suy hô hấp nếu có nguy cơ.

Cần lưu ý,  phụ huynh không được phép tự ý cho trẻ uống kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau nếu không nhận được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Trong thời gian điều trị, phụ huynh cần tuân đúng các chỉ dẫn của bác sĩ (về liều lượng thuốc sử dụng, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và các yếu tố quan trọng khác…).

Phương pháp phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh ho gà cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin. Phụ huynh cần đưa trẻ tiêm phòng vắc xin đúng lịch tiêm chủng. Liều tiêm vắc xin tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh với tỷ lệ kháng bệnh đến 90%.

Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO khuyến khích liều tiêm phòng bệnh ho gà gồm 5 mũi DPT. Tiêm phòng đủ liều giúp phòng bệnh ho gà cho trẻ trong quá trình trưởng thành. Mỗi mũi DPT là kết hợp của nhiều loại vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà.

Thời gian thực hiện 3 mũi tiêm đầu theo thứ tự khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi. Mũi vắc xin thứ 4 được tiêm ở giai đoạn trẻ được 15 – 18 tháng tuổi. Thời gian tiêm phòng DPT cuối cùng là khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Ngoài ra, vì ho gà là bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nên phụ huynh cần bảo vệ bé trước các tiếp xúc có nguy cơ. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong thời gian dịch bệnh bùng phát, và tránh để trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. Với trường hợp gia đình đang có người mắc bệnh, phải điều trị nhanh chóng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.

Tiêm phòng là cách phòng bệnh ho gà ở trẻ em tốt nhất
Tiêm phòng ho gà ở trẻ em giúp giảm 90% nguy cơ mắc bệnh ở trẻ

Trong thời gian điều trị, phụ huynh nên cách ly trẻ trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Để tránh lây nhiễm bệnh từ trẻ và tăng nguy cơ trẻ tái phát bệnh, khi tiếp xúc với trẻ bị ho gà cha mẹ nên đeo khẩu trang. Ngoài ra cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh phòng ở, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi của bé… bằng dung dịch sát khuẩn để tránh mầm bệnh tồn đọng.

Điều quan trọng nhất, phụ huynh nên trang bị đẩy đủ các kiến thức về bệnh ho gà khi chăm sóc trẻ. Điều này sẽ giúp phụ huynh có cách xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh. Trong mùa dịch, cha mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến những khu vực đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm virus trong không khí.

Mặc dù ho gà là bệnh lý có thể điều trị khỏi, nhưng khi trẻ bị bệnh ho gà không được chẩn đoán và khắc phục kịp thời sẽ phát triển thành nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe bé. Vì thế nếu phụ huynh nhận thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng khác thường, không đơn thuần là cơn ho thông thường. Tốt nhất cha mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng hoặc Hô Hấp để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ho có đờm, khò khè, khó thở Mẹ nên biết những điều này

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa ho bằng quả lê cực đơn giản nhưng hiệu quả

Biện pháp chữa ho bằng quả lê được nhiều người áp dụng vì có cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và có thể giảm nhanh chứng ho...

7 Cách chữa ho bằng quả quất giúp cắt đứt cơn ho nhanh chóng

Chữa ho bằng quả quất (tắc) là mẹo chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Ngoài tác dụng dứt cơn ho, loại quả này còn...

Lá trầu không có tính sát khuẩn, có khả năng chữa bệnh ho hiệu quả.

Áp dụng cách trị ho bằng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian

Trị ho bằng lá trầu không là một kinh nghiệm chữa bệnh ho của dân gian. Theo y học hiện đại, lá trầu không có tính ấm, kháng khuẩn tốt,...

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, khó thở Mẹ nên biết những điều này

Trẻ nhỏ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở thường là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, hen...

Hành tây: Thực phẩm giàu dinh dưỡng và trị ho cũng rất tuyệt

Ngoài thành phần dinh dưỡng dồi dào, hành tây còn có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, giảm ho và long đờm. Dùng hành tây trị ho có thể giảm...

Lá xương sông trị ho

Cách dùng lá xương sông trị ho không phải ai cũng biết

Lá xương sông có công dụng trị ho ở thể nhẹ, trong lá xương xông có chứa tinh dầu với thành phần chính là p-cymene, methylthymol, limonen nên có công...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn